Thần khí là một Ngôi Vị - Thần khí của Cha và của Con

Khi trước, Cựu ước quan niệm Thần khí là một năng lực phát ra từ Thiên Chúa. Khi gần tới và vào đầu công nguyên, người ta thấy xuất hiện một tiến trình nhân cách hóa Thần khí. Thần khí dần dần trở thành một chủ thể thực hiện đủ loại hành vi (Nói, kêu, thúc giục, khóc, buồn, mừng, an ủi)

Theo Thánh Phaolô.chua-ba-ngoi-trinity

  • Thần khí cũng dò thấu mầu nhiệm Thiên Chúa, Ngài kêu lên trong ta, Ngài làm chứng, Ngài chuyển cầu, Ngài phân phát ơn huệ theo ý Ngài.
  • Ngài không chỉ là hoạt động, là ơn ban của một vị nào khác, mà chính Ngài hành động và phân phát ơn huệ mình như một chủ vị có quyền tự do.
  • Ngài cùng với Thiên Chúa và Đức Kitô tạo nên một bộ ba (1 C 12, 4-6; 2 C 13,13) đến nỗi cảm thức về chủ vị Thần khí tất yếu và Thần khí ngôi vị cũng quan trọng như Cha và Đức Kitô.

Thánh Gioan cũng hiểu Thần khí là một chủ vị:

  • Ngài gọi Thần khí là Parakletus (danh từ giống đực, chỉ người, khác Pneuma, giống trung)
  • Thần khí dạy dỗ, nhắc nhờ – làm chứng về Đức Giêsu – mạc khải Đức Giêsu -tôn vinh Đức Giêsu.
  • Thần khí là một ‘Parakletus’ khác bên cạnh Giêsu, một ngôi vị cũng như Giêsu.
  • Ngài được sai đi bởi Cha và bởi Giêsu, vì là một chủ vị
  • Ở Yn 14, 16-23, Đức Giêsu loan báo ba cuộc ngự đến: của Đấng Bầu chữa (C 16) của Đức Giêsu (C 18) của Cha và Đức Giêsu (C 23): “qua quyết rõ nhất về Ba Ngôi theo Tân Ước” (Boismard),
  • Sự đối chiếu giữa hoạt động của hai Đấng Bầu chữa thật đáng ngạc nhiên: nó vừa cho thấy Thần khí là một chủ thể khác Đức Giêsu, vừa cho thấy quan hệ mật thiết và hiệp nhất giữa hai Đấng. (Tin Mừng Nhất lãm ở một chò cũng cho thấy Thần khí là chủ thể của hành động, song hành với Đức Giêsu: ca hai đều soi sáng cho kẻ tin khi họ bị bách hại. Lc 12, 12. 21, 15)

Làm sao hiếu được mầu nhiệm ngôi vị Thần khí đó và Mầu Nhiệm của một vị Thiên Chúa có Thần khí là một Ngôi vị?

  • Trong Thiên Chúa, cái gì cũng là chủ vị?
  • Nơi loài người, hành động diễn tả chu vị.
  • Nơi Thiên Chúa, hành động đồng nhất với chủ vị. Mà Thần khí là ý muốn hoạt động và tình yêu của Thiên Chúa, nên Thần khí cũng là ngôi vị, vì hoạt động của Thiên Chúa cũng là một ngôi vị. Thần khí là hành động của Cha và của Con.
  • Một ngôi vị (đồng nhất với hành động) như thế thật khó hiểu; Ta thử tìm hiểu như sau:

Vì là một chủ vị, Thần khí cũng giống mọi chủ vị là có hai đặc tính: một là tồn tại nơi riêng mình và 2 là có tương quan với một kẻ khác nhờ đó mình tồn tại. Kinh Thánh mô tả Thần khí với hai đặc tính đó: Ngài vừa là chủ thể hành động (tức có sự tồn tại riêng) vừa là mầu nhiệm hiệp thông.

Nhưng nơi Ngài, khía cạnh tương quan xem ra áp đảo, làm lu mờ khía cạnh tôn tại riêng. Ngài là hành động duy nhất của hai Ngôi vị kia, là ý muốn chung cho cả hai: Ngài là một ngôi vị trong hai Ngôi vị khác. Ngài tồn tại song với tư cách là sự trao hiến mình triệt để cho hai Ngôi vị kia (đây chắc chắn ta đang ở trong Mầu Nhiệm Tình yêu). Vậy nghĩa là Thần khí tự khẳng định về mình bằng cách xóa mình đi trong sự hiệp thông hoàn toàn.

Đây là nghịch lý tột đỉnh của Thần khí

Nghich lý này là căn nguyền mọi nghịch lý khác mà ta đã bàn đến (như nghịch lý về sức mạnh và về sự sống: trong sự bỏ mình, về chiến thắng trong hy sinh, sát tế)

Thần khí là Đấng giấu mình: ta thấy rõ điều này trong việc Ngài được gọi là hơi thở, là mãnh lực, là nước và lửa, những hình ảnh vô tri trong việc Ngài không xưng “tôi” để đối diện với Cha và Đức Kitô. Ngài chỉ là đáy thẳm của hai vị, là đích thân, mầu nhiệm trong đó hai Vị sống để là Cha và Con trong sự duy nhất tuyệt đối.

Tuy bỏ mình, xóa mình như thế, Thần khí vẫn mang tất cả phẩm chức đặc tính của chủ vị, thậm chí Ngài ở ngọn nguồn tất cả những gì có tính cách chủ vị trên thế gian và trong Thiên Chúa. Vì chính trong tình yêu của Thần khí mà Thiên Chúa sinh hạ, mà mới có Cha và Con.

Vậy nếu Thần khí vẫn là chủ vị chính khi xóa mình, nếu khía cạnh tương quan hiến mình đạt tột đỉnh, át khía cạnh tồn tại riêng thì điều này có nghĩa là: muốn là chủ vị thì phai hiến mình, chủ vị chi hoàn thiện trong sự hiến mình và tương quan mới thật là yếu tố hàng đầu, là đỉnh cao và đáy thẳm của hữu thể (hay: muốn hiện hữu, muốn là hữu thể thì phai tương quan!) Đây là một khẳng định rất quan trọng. Điều này cũng giúp ta bớt thắc mắc về sự cứu độ và về việc Đức Kitô phai chết vì nó, về việc nó là mục tiêu việc loan báo Tin Mừng: sự cún độ nằm ngay trong mối quan hệ, tức trong cuộc hiệp thông của Thiên Chúa và con người (1 Yn 1, 3). Đức Kitô đã chết để đưa nhân loại vào vòng hiệp thông của Thánh Thần. (Có hiệp thông thì mới hiện hữu, mới là chủ vị, mới gọi là được cứu độ. Đức Kitô phải chết cho thê xác, vừa là mạng lưới liên hệ vừa là cản trở cho liên hệ:)

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(tiếp theo)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube