Đức Kitô và Ngôi Con trong Thần khí

Sự liên kết mật thiết giữa Đức Giêsu và Thần khí được thấy trong tư cách Thiên sai và Ngôi Con của Đức Giêsu

Tước “Thiên sai”Duc Giesu tong Thanh Than

 

Sự hiện diện của Thần khí thánh hiến Đức Giêsu và làm Ngài có một chức năng riêng: chức năng “Đấng Thiên sai”. Việc được xức dầu trong Thần khí đòi có tước Thiên sai và ngược lại: Phêrô đã nhìn nhận Đức Giêsu có tước Thiên sai (Cv 10, 38). Sự tràn đổ Thần khí hôm Hiện Xuống là bằng cớ chứng minh Thiên Chúa đã làm lễ đăng quang cho Đức Giêsu trong chức vị vua Thiên sai (Cv 2, 36).

Trước đó, trong cuộc Truyền tin (Lc 1, 32. 35) trong lần Đức Giêsu chịu thanh tẩy, trong lần Ngài tuyên bố ở hội đường Nazaret, Thần khí đã được ban cho Đức Giêsu.

Được phục sinh là Đức Giêsu vào cuộc, thực hiện chức năng Ngài (Cv 2, 36) và Thần khí tấn phong Đức Giêsu làm Thiên sai, cùng với Đức Giêsu khi trương Nước Thiên Chúa.

Tước “Con”

Trong tư tưởng kitô giáo tiên khởi, tước Thiên sai đi liền với tước Con. Việc xức dầu làm Thiên sai cũng là ấn triện chức làm Con. Vả lại tước Thiên sai vẫn có tính cách Con.

Đức Giêsu đã là Con do Thần khí, hay nói cách khác: tước Con đi với Thần khí. Vì Adam con người con Thiên Chúa được dựng nên hàng Hơi thở Thiên Chúa.

Đức Giêsu đã là Con do cuộc Phục sinh:

Phục sinh là mầu nhiệm Cha sinh hạ Con trong cõi đời đời được đem xuống tạo thành.

Các Tông đồ đã nhận ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đức Chúa, từ khi Ngài phục sinh, từ khi họ gặp Đức Giêsu vinh quang.

Thế mà Phục sinh là công trình vĩ đại và tổng kết tất cả mà Thiên Chúa thi thố trong Thần khí.

Đức Giêsu cũng là Con vinh quang

Ngay khi thành thai, Đức Giêsu đã đến giữa thế giới trong “bóng mờ” đám mây vinh hiển.

Khi Đức Giêsu chịu thanh tẩy, Thần khí bay lượn trên Ngài, có tiếng phán Ngài là Con.

Khi Đức Giêsu biến hình, một đám mây “vinh quang rạng ngời Thiên Chúa” xuất hiện có tiếng phán Ngài là Con. Mà theo một khuynh hướng chú giải, đám mây tượng trưng cho vinh quang Thiên Chúa, và là biểu tượng Thần khí.

Rồi vinh quang muôn đời của Mầu nhiệm Phục sinh là chính ánh quang chói rạng của chức làm Con. Thế mà Thần khí lại là vinh quang của Đức Kitô trong cuộc phục sinh: Giêsu là Con Thiên Chúa trong Thánh Thần.

Đức Giêsu còn là Con vì là Lời Thiên Chúa: Lời Thiên Chúa là tước hiệu đồng nghĩa với Con.

Trong Cựu Ước, lời Thiên Chúa đã đi đôi với Thần khí.

Trong việc tạo dựng: Thiên Chúa dựng trời và các thiên binh tinh tú bằng lời và hơi thở Người (Tv 33, 6. Gdt 16, 14. Kn 1, 2; 1, 3-6).

Trong việc Thiên Chúa và ta nói: lời được thốt ra qua hơi thở.

Thiên Chúa ra khỏi mình, hoạt động trong thế giới bằng hơi thở và lời mình.

Lời các Ngôn sứ được Thần hứng, nghĩa là được cưu mang bởi Thần khí Thiên Chúa.

Lời các tông đồ là Lời Thiên Chúa, được Thần khí chuyển tải (1 Th 1, 5).

          Sự liên kết chặt chẽ đến mức mỗi khi ta đón nhận Lời là tiếp nhận Thần khí (Ga 3, 2). Mọi công việc của Thiên Chúa đều được hoàn tất một trật bởi Thần khí và bởi lời.

          Thế mà Đức Giêsu được gọi là Lời Thiên Chúa: Ngài là Lời viên mãn được Thiên Chúa thốt ra trong Thần khí để Thiên Chúa ra khỏi mình, bước vào sự thân  mât thắm thiết với nhân loại.

Con và Thần khí cùng được Cha sai

          Sai vào thời viên mãn và để mau tới thời viên mãn (Ga 4, 4-6): thời viên mãn vì Thiên Chúa ra khỏi sự siêu việt, đến lấp đầy lịch sử bằng sự hiện diện của Người trong Con và Thần khí.

          Sứ mạng của Con và của Thần khí khác nhau

Con mới là đối hoạt đọng sai phái của Cha.

Thần khí giống cung lòng trong đó Thiên Chúa sinh hạ Con trong thế gian.

Dưới ánh sáng cuộc vượt qua, mầu nhiệm Ba Ngôi tỏ lộ đấy đủ: Thần khí xuất hiện là tác động của Thiên Chúa hiền phụ, tác động dẫn đến Con.

Thần khí là quyền năng sống động của Thiên Chúa, được dốc hết vào việc sinh hạ tức vào cuộc phục sinh, vào sự mặc khải toàn diện. Ở đây Mầu nhiệm Thần khí biểu lộ trọn vẹn: liên đới tới chức năng Cha của Thiên Chúa và chức năng Con của Đức Ki tô.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube