Sống theo Thần khí (tiếp theo)

Luật thương mến đồng thời là chính hạnh phúc: tự nó đã là phần thưởng, vì người muốn yêu mà được yêu thì đã thấy sự êm ái trong lòng

Đời sống mến thương.Thanh Than Chua O Moi Thoi

Tất cả nền luân lý Kitô giáo, như vừa nói ở mục trên, được gói gọn trong tiếng “hiệp thông”. Ở đây ta nói thêm là nền luân lý đó cũng được gói gọn trong chữ ” agapè, lòng mến”: lòng mến là chữ nòng cốt của luân lý Kitô giáo và cũng có nghĩa giống chữ hiệp thông.

Lòng mến là dấu tích của Thần khí trong các tâm hồn và nó chứa trọn lề luật (Ga.5, 14. Rm l3, 9) giống như Thần khí.

Lòng mến là ấn triện của Thần khí, Đấng là sự thánh thiện của Thiên Chúa, nên nó đúc kết tất cả sự trọn lành.

Lòng mến là nhân đức cánh chung (1C 13, 13) là sự viên thành chung cuộc, nên nó thành nguốn mạch mọi nhân đức: đức tin là động tác đầu tiên của nó, đức cậy là lòng mến hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn.

Vì lòng mến ở vị trí trung tâm, nên luân lý Ki-tô giáo là tự do:

Lòng mến vừa giải thoát khỏi sự cưỡng ép của các luật lệ bên ngoài, vừa đồng nhất với tự do, vì luật ngoài không còn, chỉ còn luật Thần khí, luật đồng nhất với Thần khí, mà Thần khí là sự tự do, suy phục lề luật và sự tự do cũng như nhau, suy phục luật trong lòng là ta làm điều mình ưa thích (kẻ muôn yêu mà không gì cấm yêu là kẻ tự do, khi làm theo “đòi hỏi được yêu một ai đó” thì kẻ đó không nô lệ đòi hỏi đó mà đang được tự do sống như lòng mình khao khát).

Luật thương mến đồng thời là chính hạnh phúc: tự nó đã là phần thưởng, vì người muốn yêu mà được yêu thì đã thấy sự êm ái trong lòng, rồi sức nặng cua luật yêu thương mang lấy ta khi ta mang lấy nó, khiến “ách nó nhẹ nhàng” (Mt 11, 29) không nặng như ách luật Môsê.

Luật thương mến không tạo ra chủ nghĩa siêu nhân hay người hùng, vì Thần khí là quyền năng vô tận của Thiên Chúa thật, nhưng cũng là sư khiêm nhường của Thiên Chúa. Ngài mang lại hoa quả là sự nhân hậu, dịu dàng (Ga 5, 22). Lòng mến chỉ thích phục vụ (Ga 5, 13..),  chỉ tạo ra nhữnh con người biết yêu thương (1C  13, 3) chứ không phải những mẫu mực về đức hạnh.

Luật thương mến không chọ ta tự đắc, vênh vang:

Trong thứ luân lý tuân thủ luật lệ, ta có thể tự hào vì đã giữ tỉ mỉ, trong thứ luân lý thực hành nhân đức, ta có thể hiên ngang vì đạt sự trọn lành, còn “lòng mến không vênh vang” (1C. 13,4).

Vì ta mến chỉ là do Thần khí Đức Kitô, lòng mến Đức Kiô được đổ vào lòng ta đang thúc ép ta (2 C 5, 14), vậy lòng mến là một ơn huệ, ta lãnh nhận nó trong sự khiêm nhường. Nó lại là một ơn huệ năng động, ta còn phai thế hiện thêm mãi, chưa tư mãn được. Có khi Thần khí đưa ta vào những việc lớn lao (Ep 2, 10) nhưng sự thành công về tinh thân không nằm trong các công trình thành đạt mà trong nỗ lực thê hiện, trong thái độ chấp nhận Thần khí, đồng tình với khát vọng Ngài trong trái tim ta: công lao của Kitô hữu ở chỗ biết lãnh nhận, khiêm nhường là thái độ căn bản, qua đó con người yếu đuối đón nhận quyền năng Thần khí.

Luật nội tâm tự nó ban hành nó.

Nó cho phép ta biện phân, qua các hoàn canh, điều gì nên làm, điều gì không nên làm (Rm12, 2)

Nó là ánh sáng soi rọi đường đi.

Lương tâm dần dần được hình thành, được tôi luyện trong hoạt động của đức mến (Ph.1,9) nhất là khi ta biết hôi nhập vào cộng đồng Hội Thánh, nơi lòng mến đi vào chiều sâu và đưa ra những quyết định thật xác đáng.

Trong đạo Do thái, ngày Ngũ tuần đã nên lễ ký niệm Giao ước và ban bố Lề luật. Trong ngày đó, Ki-tô hữu cử hành việc Chứa ban Thánh Thần : đây vừa là sự tương ứng vừa gợi đến mức viên mãn của thời gian: ân huệ Thần khí vừa là giao ước muôn đời vừa là lề luật cua Ngài đã được phú ban.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube