Đức Kitô Nguồn Mạch Thần khí

Được phục sinh trong Thần khí, Đức Kitô được sai vào trần gian và nên nguồn ban Thần khí cho trần gian

20170420-Than-Khi-thanh-thien-Chua-2Ngài ban Thần khí khi thông ban mình và ta hiệp thông với Ngài, chứ không ban ở ngoài Ngài.

Ngài ban từ thân mình chịu chết và từ cạnh sườn Ngài, khi máu và nước tuôn chảy ra.

Được sai đi trong mạnh lực Thần khí, Đức Kitô mang lai cho thế giới đặc sủng Thánh Thần. Việc tràn đổ Thần khí khi Ngài được Phục sinh không là việc được dành riêng cho Ngài, mà nhắm muôn người.

Thánh Phao lô viết:

Khác với Adam cũ chỉ là sinh linh sống, một thọ tạo có sự sống hạ giới khiếm khuyết, tự mình sống cho mình, Đức Kitô đã nên Thần khí ban sự sống (làm cho sống): (1 C15, 45).

Câu “Đức Kitô nên Thần khi ban sự sống” là một quả quyết tăng bội (vì nói Đức Kitô là Thần khí đã giàu ý nghĩa) có ý làm chân lý nổ bung chói lọi: Đức Kitô là một sinh vật chỉ biết tỏa lan sự sống, một hữu thể vọt lên như mạch nước nguồn, giống hệt Thần khí đã biến hóa chính mình.

Đức Kitô chiếu tỏa Thần khí không ở ngoài mình, mà nơi chính mình, khi Ngài ban mình và ta hiệp thông với Ngài.

Adam cũ đốt lên những lò lửa sự sống ở ngoai ông.

Đức Kitô thì ban Thần khí nơi mình.

Kinh thánh không hề biết tới chuyện Đức Kitô “phân phát các ân sủng” như những đồ vật ở ngoài mình, Kinh thánh chỉ nói đến “hiệp thông” tức là: …Ban Thần khí nơi mình, khi ban mình.

…Và chỉ ban trong cùng một hành vi Cha hạ sinh Con, chứ không ban trong những cuộc sinh hạ thêm nữa, vì Thiên Chúa sinh hạ và Phục sinh Con Một trong Thần khí, đồng thời sinh hạ và phục sinh loài người “cùng với Con Một” trong sự hiêp thông của Thần khí. Và vì Thần khí không đổ tràn ra ngoài Con: Con là tất cả tương lai mà loài người được kêu gọi đạt tới.

Một con người quả quyết có Thần khí

Theo Thánh Gioan kể (7, 37-39) vào dịp lễ Nhà Tạm

Lễ trọng thể nhất

Lễ hội lớn lao và thánh thiện nhất

Lễ gợi lại biến cố nước chảy từ tảng đá trong sa mạc và báo trước niềm vui thời Thiên sai, khi Thiên Chúa cho nước sinh sống tuôn chảy (Gs 43, 20) từ cổng Đền thờ (Ez 47, 1) để ban Thần khí cho toàn dân (Ez 36, 25-27).

Đức  Giêsu, một con người, dám quả quyết giờ đây đã tới, và từ cung lòng Ngài những dòng sông Thần khí sẽ vọt ra.

Đặc sủng này hoàn toàn mới mẻ.

Vì tính cách dạt dào của nó (như nước chảy xiết).

Vì bản tính nó khác lạ đến nỗi “trước đó chưa hề có Thần khí” và dân Israel chưa hề có kinh nghiệm.

Thần khí được ban bởi Đức Kitô vinh quang, với một điều kiện: Đức Giêsu phải ra đi, nghĩa là phải chết.

Được ban từ cái chết

“Nếu thầy ra đi, Thấy sẽ sai Ngài đến” (Ga 16, 7): đây là vấn đề siêu thăng không phải về mặt địa lý mà trong mầu nhiệm thần linh, biến cố vượt qua từ trần gian về cùng Cha, một sự biến hóa Thần linh trong cái chết.

Thần khí thuộc thiên giới, phải được sai đi từ trời, nên Đức Giêsu phải chết, về trời, mới sai Thần khí được.

Việc sai Thần khí liên quan với Mầu nhiệm Vượt qua: : Đức Giêsu chết để cứu chuộc thế gian, tức là chết để ban Thánh Thần.

Được ban từ một con người đã vào trong Thiên Chúa.

Thần minh Đức Kitô, cạnh sườn Ngài là tâm điểm từ đó Thần khí vọt ra, khi Đức Kitô đã cư ngụ vĩnh viễn trong Cha.

Vậy dòng nước thiên cung (mà chỉ Cha là nguồn mạch) lại khơi nguồn tại thế, từ một con người đấy là lời tuyên bố không tưởng tượng nổi, phải giả định con người ấy đã được hút vào trong Thiên Chúa bằng cả thân xác.

Được ban từ cạnh sườn bị đâm thâu.

Giống tảng đá được Mô sê đập.

Giống cổng bên phải Đền thờ (Ez).

Giống lời Gz 12, 9-13, 1 về vị thiên sai bị đâm, quả quyết này long trọng đến nỗi Gioan phải dùng một lời thề mà đoan chứng (20, 31), vả lại biến cố này là chóp đỉnh của Tin Mừng Gioan, một Tin Mừng được viết “để anh em tin” là chóp đỉnh sự mạc khải của mầu nhiệm đức tin.

Qua máu và nước (máu và nước có giá trị biểu tượng).

Máu : chỉ một nạn nhân của khủng bố.

Máu Đức Kitô thanh tẩy ta (1 Ga 1, 7), máu đó sẵn sàng để tín hữu xử dụng (Kh 7, 14).

     Họ được rưới máu ấy trong Phép Rửa và suốt đời.

     Họ uống Máu ấy trong Thánh Thể.

     Máu ấy chỉ chính bản thân Đức Kitô bị sát tế.

Nước: trong Tin Mừng Gioan, nước chỉ một nguyên lý thuộc thiên giới có chỗ chỉ ơn huệ sự sống đời đời, có chỗ chỉ nước thiên nhiên được dùng là biểu trưng trong Phép Rủa.

Máu và nước tượng trưng cho Đức Kitô bị đâm thâu và tượng trưng cho Thần khí vọt ra từ cạnh sườn Ngài.

Máu được nhắc trước: vì đất nguồn phải có trước nước suối, vết đâm phải có trước nước trào ra, Đức Kitô trung gian ban Thần khí có trước ơn huệ của Thần khí.

Vậy giếng nước tuôn lên từ hố thẳm mầu nhiệm (chỉ sự chết?): và chảy ra từ cạnh sườn, tức trái tim mở rộng. thần khí là cõi thâm sâu nội tại của Thiên Chúa. Thần khí ngoi lên từ hố thẳm ấy, Người vừa là Mầu Nhiệm, vừa là sự xuất thần. Ngài tuôn ra từ cạnh sườn Đức Kitô, từ con người xác thể của Thiên Chúa và mạc khải sự gần gũi đầy nghịch lý, với các thực tại vật chất nhất. Thần khí Đức Kitô hiện diện cho loài người trong thân xác của một con người.

Thần khí và sự chết có quan hệ trực tiếp.

Thần khí Đức Kitô trong một con người là một điều lạ lùng. Nhưng một điều lạ lùng hơn nữa; điểm vọt ra nằm ngay trong thân xác bị tế hiến ấy.

Từ máu đến nước, từ sự chết đến thần khí có một quan hệ trực tiếp.

Thần khí, sự sống vô tận, quyền năng vô biên lại rỉ ra từ hõm sự chết, từ yếu đuối tột cùng.

Gioan hình như ám chỉ sự đan kết giữa Thần khí và sự chết khi viết “và gục đầu xuống, Ngài trút Thần khí”.

Tại sao có sự đan kết giữa chết và Thần khí?

Vì cái chết của Con chính là biến cố Thiên Chúa xuất hiện và lên ngôi trong cõi trần, với tất cả sự siêu thánh Ba Ngôi của Người.

Vì nhờ Mầu nhiệm Thập Giá vinh quang, mầu nhiệm Ba Ngôi chí thánh vào trần gian, Thiên Chúa tình yêu can thiệp vào lịch sử để tuôn ban Thần khí nguyên si như Người vốn ở trong Thiên Chúa (cái chết giống cửa sổ để Thiên Chúa vào cõi trần với tất cả tình yêu vô biên của người).

Vì qua cái chết của Đức Giêsu, Thần khí đến giữa nhân trần, tại sao?

  • Thần khí là tình yêu của Cha: trong Thần khí Cha sinh hạ Con
  • Khi Đức Giêsu chết là Cha không buông tha Con và cũng là không buông tha chính mình vì loài người: vậy là Cha diễn tả tất cả tình phụ tử thành tình yêu loài người và Cha hoàn toàn dấn thân vào trần gian (yêu trần gian hết mức, tức là ban trọn Thần khí cho trần gian).
  • Vì, về phía Đức Giêsu, chết là Ngài chấp nhận chỉ hiện hữu cho Cha mà thôi, là tình nguyện thành một với mầu nhiệm làm con: khi đó Cha cho sự viên mãn thần linh, tức Thần khí đậu lại nơi Ngài (Co 2, 9).
  • Vì chết là cuộc Vượt qua cõi thế về cùng Cha. Khi đó trong toàn vẹn con người phàm trần của Ngài, Đức Giêsu trở nên “Con”, triệt để “hướng về Thiên Chúa”: mà Thần khí chính là động tác đưa Con vượt qua mà về cùng Cha đó: cái chết của Đức Giêsu là sự viên mãn Thần khí trở thành nội tại cho cả tạo thành.

Thần khí vọt ra trong cái chết của Đức Giêsu quả là Thần khí Cha trong cương vị Cha, Thần khí Con trong cương vị Con.

Trong cái chết vinh hiển của Đức Giêsu, hơn nơi đâu khác, Thần khí hiện diện cho thế giới cách mới mẻ, khác hẳn khi trước (trước chưa hề có Thần khí).

Thần khí từ cạnh sườn: tại sao?

Thần khí trào tuôn từ cạnh sườn một thân xác, vì qua thân xác, Đức Kitô mới tiếp xúc với loài người được.

Nhưng là qua một thân xác đầy thương tích, một thân xác hoàn toàn chết đi cho hạ giới, cho xác thịt tội lụy (Rm 8, 3) để trái tim nó mở ra cho Thần khí tuôn trào: nghĩa là Đức Giêsu cần phải được sinh hạ bởi Cha, sinh hạ thấu tận cả cái thân xác thuộc hạ giới, thấu tận trái tim (cạnh sườn) là nơi Đức Kitô là chính mình nhất. là cõi thẩm thâm nhất, nơi Ngôi Con tương giao với Cha Ngài. Chỉ khi đó, trái tim mới mở ra và Thần khí bắt nguồn từ trái tim mới tuôn trào.

Từ đó, ta có thể quả quyết trái tim Đức Giêsu đã trở nên con Tim của vũ trụ, nó cô đọng cả vũ trụ và trào tuôn Thần khí làm cho muôn loài sống và thở.

Vậy ta có ánh sáng để thấu hiểu liên hệ bí ẩn diệu kỳ giữa cái chết và nguồn suối. Và càng chiêm ngắm Đấng bị đâm thâu, tín hữu càng sửng sốt, ngưỡng mộ và tri ân.

Việc Đấng Phục sinh cho xem cạnh sườm minh chứng rằng lời Ngài nói “như dòng sông nước sinh sống sẽ vọt từ cung lòng Ngài” đã thành sự thật. và Hội Thánh mọi thời chiêm ngưỡng Đức Kitô ấy đã hát lên “tội đã thấy nước từ Đền Thờ, từ cạnh sườn bên phải và hết thảy những ai tiếp xúc nước nguồn ấy đều được cứu rỗi”.

Thần khí được ban trong sự hiệp thông với Đức Kitô.

Thánh Gioan và Thánh Phaolô cho biết Thần khi được ban trong sự hiệp thông với Đức Kitô:

Khi tin hữu đến uống nước nơi một trái tim rộng mở (7, 37).

Khi họ ăn bánh bởi trời, tức “thịt mình bị nộp cho thế gian được sống” (6, 51. 35).

     Ngoài Gioan và Phaolô, nhiều đoạn Kinh thánh khác cũng chứng tỏ Đức Kitô ban Thánh Thần khi Ngài được tôn vinh.

Đức Kitô được siêu tôn và ban Thánh Thần (Phêrô nói trong Cv 2, 33): vì trong vinh quang Ngài, Đức Kitô đã lãnh nhận và phân phối Thần khí.

Các Tông đồ đi rao giảng có Thần khí do Cha sai đến từ trời (1 Pl 12 ).

Điều này chứng tỏ Đức Kitô đã được nâng lên ngôi cao tuyệt đối, có quyền định liệu về Thần khí của Ngài.

Nhưng đây cũng là do Thần khí.

Chính thần khí đã Phục sinh Đức Giêsu

Đấng là ân huệ đã làm cho Đức Kitô  thành Đấng ban ân huệ.

Đấng ở đầu nguồn sự sống đã làm cho Đức Kitô nên nguồn mạch sự sống.

Trong Đức Kitô hay bất cứ ở đâu, Thần khí ở khởi điếm và địch điểm, ở đầu công cuộc cứu độ và cũng là chính ơn cứu độ.

Mà Đức Kitô là hình ảnh Thiên Chúa, nên nhìn Đức Kitô, ta hiểu: trong Thiên Chúa, Thần khí cũng là ở đầu và cuối, hoạt động của Thiên Chúa bắt đầu và kết thúc trong Thần khí, Cha sinh con trong Thần khí. Thần khí là dấu ấn cuối của sự toàn thiện nơi Thiên Chúa.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube