Thần khí Đức Kitô và các Nhiệm tích của Hội Thánh (tiếp theo)

Các Bí Tích khác:

Các bí tích khác cũng được thiết lập trong Đức Kitô và trong Thần khí của Ngài: chúng được cử hành trong sự hiệp thông với Đức Kitô Vượt qua và là suối nguôn Thần khí.

  1. Bí tích hòa giải: cuộc rửa tội lần thứ hai cho Kitô hữu tội nhân.5217133

Muốn hiểu bí tích này, cần hiểu về tội, về sự thánh thiện:

  • Thánh thiện không chỉ là giữ luật, là có nhân đức hay mọi nhân đức. Thánh thiện là Thần khí ta sở hữu trong hiệp thông đức tin với Đức Kitô.
  • Tội lỗi là điều ngược lại, nó phủ nhận Thánh Thần, chống đối sự hiệp thông.

Tội nhân thiếu vinh quang Thiên Chúa (Rm 3, 23) nghĩa là không có Thánh Thần. Họ chai đá trước quyền năng phục sinh, khép kin vào mình, chối bò sự hiệp thông với Đức Kitô, rối đi ra ngoài ân sủng của Thẩn khí.

Tha tôi:

  • Loai tội đó, vì không là một vết nhơ, sẽ không được Thiên Chúa tha bằng việc bôi xóa.
  • Nó cũng không chỉ là một hành động qúa khứ và được tha khi được bỏ qua.
  • Thật ra, tội không hiện hữu, mà chỉ có những tội nhân hiện hữu: Thiên Chúa cứu họ khỏi tội bằng cách quay hướng họ vê với sự hiếp thông, bằng cách ban Thần khí và mở lòng người ra đổn ơn huệ là Thần khí.

Thánh Thần đó là tên chỉ sự tha tội: “Thánh Thần là hiện thân của ơn tha thứ mọi tội lỗi (thứ 7 tuần VII Phục sinh).

  • Chính Đức Kitô định đoạt về ơn huệ Thần khí, Ngài là vị Trung gian của ơn tha tội: Yoan giới thiệu Ngài là Con Chiên Thiên Chúa (ở đầu Tin Mừng 1, 29-33). Và ở cao điểm, con chiên không bị gãy xương nào: vậy Đức Kitô cất tội vì Ngài là con Chiên chí thánh, tràn đầy Thần khí và hiến ban Thần khí.
  • Ơn Thần khí là ân sủng Vượt qua, đi vào hiệp thông với Đức Kitô trong sự chết vinh quang của Ngài, nên ơn ấy bảo đảm cuộc Vượt qua từ xác thịt sang Thần khí (như cuộc Vượt Qua của Đức Yêsu về cùng Cha), ơn ấy đưa Kitô hữu có tôi lên đường trong cuộc Vượt qua của Đức Yêsu: Ngài đổi mới quan hệ Con cái trong sự hiệp thông với Đức Kitô. Chính Thần khí đã cho Đức Kitô trước tiên được chết “tiến về Thiên Chúa”.

Hội Thánh có quyền tha tội

  • Đấng Phục sinh trao cho Hội Thánh quyền tha tội (Yn 20, 22) cũng như trao trách nhiêm rao giảng Tin Mừng (Lc 24, 47) bằng công bố sự hối cải và ơn tha tôi.
  • Hội Thánh tha tội khi Tin Mừng hóa, cài hóa, Kitô hóa. Thần khí là chính việc tha tôi vì Ngài là quyền năng phục sinh Đức Yêsu vì sự công chính của Ta (Rm 4, 5). Thế mà quyền lực công chính hóa được thi thố dưới hình thức Tin Mừng hóa.
  • Toàn thể Hội Thánh là nhiệm tích Tin Mừng hóa, do đó là nhiệm tích ơn tha tội. Bằng mọi hoạt động mình, Hội Thánh kêu gọi sự hối cải, kêu gọi trong mãnh lực Thần khí, Thiên Chúa đặt trên miệng Hội Thánh lời hòa giải (2 C 5, 19) mà bí tích giải tội là cao điểm, Hội Thánh tha tội không chỉ bằng lời xá giải mà bằng cách rao giảng Tin Mừng, cải hóa, đem Tin Mừng công chính hóa tội nhân bằng cách cải hóa họ.
  • Vì thế, tội nhân không đơn độc khi mở ngỏ đón nhận Thần khí để tôi mình được tha. Trước nhất, chính Hội Thánh phải tuân phục Thần khí đề thi hành sứ mạng hòa giai, rồi Hội Thánh phai cai hóa, cách riêng trong những kẻ được trao nhiệm vụ hòa giải. Họ phải “nhận lấy” Thánh Thần trước: Đức Yêsu phán cho họ trước hết.

2. Bí tích truyền chức:

Có sự tương đồng với bí tích Thêm sức:Sacramento del Orden Sacerdotal

  • Bí tích Thêm sức giúp kẻ đã rửa tôi nên Kitô hữu trưởng thành và trao họ những trách nhiệm của Hội Thánh.
  • Bí tích Truyền chức còn làm hơn việc ấy: nó biến Kitô hữu thành kỳ lão (theo ngôn ngữ những thế kỷ đầu tiên). Thần khí trao cho họ:
    • Toàn thể Hội Thánh Thiên Chúa (Cv 20, 28).
    • Toàn bộ thừa tác vụ.

Thần khí đưa cả bản thân họ vào việc phục vụ sứ mạng tông đồ, hội nhập họ vào giữa con tim Hội Thánh vốn là cơ chế cứu độ, cơ quan để Thiên Chúa và trần gian hiện diện và tiếp xúc với nhau.

Ơn truyền chức:

  • Hàm chứa trong ơn huệ phép Rửa.
  • Nó kết nhập Kitô hữu vào trong Đức Kitô Vượt qua và Thánh Thần.
  • Nó Kitô hóa một người.
  • Trong bí tích này, Thần khí thánh hiến một Kitô hữu gia nhập Đức Kitô tử nạn phục sinh và biến họ thành nhiệm tích ơn cứu độ.
  • Thần khí được phú ban là Thần khi của Đức Kitô Vượt qua; như Ngài đã hiến thánh và tôn vinh Đức Yêsu để loài người được cứu độ, Ngài cũng biến linh mục thành biểu tượng Đức Kitô “nguyên thủ Hội Thánh” khiến linh mục thành tôi tớ phục vụ mọi tín hữu để họ được cứu rỗi.
  • Do sự đồng nhất giữa sự hiến thánh cá nhân và sứ vụ, linh mục thánh hóa mình khi thi hành sứ vụ; linh mục Tin Mừng hóa khi rao giảng Tin Mừng, tận hiến cho Thiên Chúa khi làm cho kẻ khác trở nên “của lễ đẹp lòng Thiên Chúa, thánh hóa bởi Thần khí” (Rm 15, 16)

3. Bí tích hôn nhân:

Hội thánh liệt hôn nhân của tín hữu vào hàng bí tích, nhìn nhận rằng nó được thiết lập trong tinh yêu của Thần khí và cũng là mạch suối ân huệ Thánh Thần.

Kẻ ban bí tích:Marriage Hon Nhan

  • Đôi khi người ta bao: chinh hai vợ chồng ban bí tích cho nhau hôm họ cưới nhau và còn cử hành liên tục phép Hôn phối suốt đời (vê tính thường xuyên: phép Thánh Thể kéo dài bao lâu bánh thánh tồn tại. Hội Thánh là bí tích thường hằng, hôn nhân cũng là bí tích kéo dài và là nguồn mạch thường xuyên: ban ơn Thánh hóa).
  • Thần khí là tác gia của Hôn phối :
  • Bởi Ngài Thiên Chúa tạo dựng người nam người nữ.
  • Ngài là tình yêu và sự hiệp thông, nên Ngài tác động họ yêu nhau và hợp nhất với nhau.
  • Do Ngài, Đấng chủ vị hóa mọi sự, quan hệ giới tính biến thành một giao kèo, một quan hệ giữa các chủ vị.
  • Thần khí tạo ra thế giới biếu tượng, trong đó biểu tượng siêu việt nhất là Hôn nhân, “mầu nhiệm lớn lao” loan báo Đức Kitô và Hội Thánh (Ep 5, 22)

Mọi hôn nhân (trong và ngoài Kitô giáo) đều liên quan đến sự hiệp nhất giữa Đức Kitô và Hội Thánh, nhưng trong hôn nhân Kitô giáo, biếu tượng có tính cách thực thụ, phong phú hơn, biểu tượng quán hệ mật thiết với thực tại hơn, và Thần khí (Đấng tạo dựng hướng về Đức Kitô) có ý định đưa hôn nhân này đến sát viên mãn cánh chung.

Ơn hôn phối còn phai tiến triển hoài: giống như trong mọi bí tích ơn đã được ban cũng là lời mời gọi nhận thêm hơn nữa (kẻ nhận ơn Rưa tội được mời gọi Kitô hóa mình hơn mãi, mặc lấy Đức Kitô thêm mãi).

  • Cộng đồng hôn nhân đòi được cử hành luôn mãi và không ngừng bắt rề sâu.
  • Hai vợ chồng phải trở nên vợ chồng thêm mãi trong sức mạnh Thần khí.
  • Họ phải tiến thêm đến gần mầu nhiệm Đức Kitô và Hồi Thánh mà họ là biếu tượng.

Ơn hôn phối cũng như mọi hoạt động Thần khí, có tính bản vị hóa: đây là một ân sủng của quan hệ nhân vị thân mật (Ep 5, 31: chồng hãy yêu vợ như chính mình).

  • Thân thể, xác thịt là những từ ngữ liên quan đến chủ vị (chúng chỉ bản vị con người về ngoại diên)
  • “thành một thân mình, một thể xác” là công thức chì quan hệ chủ vị thâm sâu đến mức không chia tách được.
  • Đức Yêsu đã hiểu hôn nhân là cuộc kết hợp hai nhân vị cách chặt chẽ như Đấng Tạo thành đã thắt buộc, do đó con người không có quyến tháo gỡ.

Bản chất hôn nhân là bất khả ly, theo hình ảnh sự phối kết giữa Thiên Chúa và Hội Thánh.

  • Nhưng hôn nhân lại mỏng dòn, bị đe dọa như mọi thực tại trần thế.
  • Tuy biến hôn nhân thành bí tích (hướng theo mẫu mực thời cánh chung) Thân khí chẳng những không thay đổi bản tính nó, mà còn củng cố thêm tính bất khá ly của nó.
  • Tronng mãnh lực Thần khí. các vợ chồng Kitô giáo phải trở nên vợ chống ngày càng khắn khít hơn ai hết, họ được ban ơn và có bổn phận đưa cộng đồng hôn nhân họ đến chỗ bất khả phân ly thật sự.
  • Giây ràng buộc bất khả phân ly này.
  • Không thuộc bình diện thực tại pháp lý, như không ăn thua gì tới con người.
  • Không căn cứ vào một giao kèo mà bí tích chỉ thánh hiến.
  • Nó vừa là ơn huệ, vừa là trách nhiệm ràng buộc vợ chồng trong tận cõi thâm sâu ban vị (mà Kinh Thánh gọi là trái tim).
  • Nó được tạo hóa ban phú và cần được thế hiện không ngừng (như con người đã là nhân vị vẫn phải tự kiến tạo minh mãi).
  • Nó có tên gọi là Thánh Thần, giống như sự kết hiệp giữa Thiên Chúa Cha và Con – vậy giây liên kết này thuộc bình diện các thực tại thần thiêng: đó là một hiệp thông chủ vị, phát sinh trong cuộc gặp gỡ nam nữ, một mối giây được tái tạo luôn mãi.
  • Ơn bí tích biến đối tình yêu theo chiều sâu thành lòng mến. Lòng mến này có khả năng chống những lực tìm chia rẽ vợ chồng.

Qui luật của hôn nhân:

  • Tình yêu làm nền tảng cho cộng đông hôm nhân cũng là qui luật điều khiến cộng đồng ấy.
  • Thánh Thần vốn là lòng mến của Thiên Chúa, là lề luật cho cuộc sống các Kitô hữu:
    • Các vợ chông thoát mọi chế độ lề luật, bất cứ là luật nào, khi chúng nằm ngoài chủ vị con người, khi chúng không liên hệ tới đức mến.
    • Họ chỉ dưới quyền một lề luật đuy nhất, rất hà khắc, đó là sự tự do của Thánh Thần và lòng mến của Ngài.
    • Mọi đòi hỏi khác trong luân lý hôn nhân đều là thứ yếu đối với sự hiệp thông trong đức mến.
  1. Bí tích xức dầu bệnh nhân:

Bí tích cho tín hữu bị thử thách trong vấn đề bệnh tật. Danh từ “xức dầu” tự nó nói lên ân huệ, mãnh lực Thần khí. Công đồng Trente nói “sự xức dầu biểu hiện ấn sủng mà linh hồn được xức cách vô hình”.Sacramento de la Extremaunción

  1. Bí tích này diễn tả sự gần gũi của Thiền Chúa đối với kẻ nghèo, kẻ yếu, kẻ bị thử thách (cũng như Tin Mừng được loan cho họ cách riêng, và cõi lòng Đấng Thiên sai chạnh thương họ: Ngài trắc ẩn khi thấy họ – qua sự chết, Ngài gặp họ tận đáy sâu cùng quẫn – Ngài gần gũi con người trong tình cảnh yếu đuối.
  • Bí tích xức dầu biếu hiện sự có mặt đặc biệt của Thiên Chúa và Đức Kitô trong con người tật nguyên bệnh hoạn.
  • Thiên Chúa hiện diện tại thế bằng Thần khí là ngón tay Người – Nhờ Thần khí, Đức Yêsu sờ đụng con người tật nguyền – Xức dầu là một bí tích của Thánh Thần tình yêu.

Mô tả bí tích xức dầu:

  • Truyền thống nhìn nhận đoạn Yc 5, 14t là sự mô ta bí tích Xức dầu.
  • “Đức Chúa đỡ họ dậy”: gợi đến ơn cứu thoát Đức Yêsu mang đến, có tính cách vừa chữa lành vừa tha tội (như Lc 17,19).
  • Ơn Thần khí ở đây nhằm Thánh hóa và phục hồi người bệnh, ơn này cũng là ơn hoạt động để phục sinh Đức Yêsu: một ơn huệ thời cánh chung, để giải cứu con người toàn diện.

Sự chữa lành của bí tích này:

  • Vậy củng cố sức lực thế xác đưa đến sự lành bệnh thuộc bản tính bí tích này. Nhưng nó không tác động như một vị thuốc, chỉ phục hồi sức khỏe thể lý và về bề mặt.
  • Hoạt động của Thần Khí thấu tân cội rễ, chẳng những phục hôi sức khỏe, còn ban sức mạnh cho tận thâm sâu ban vị người bệnh (như tình yêu có thể làm cho kẻ được yêu khỏe khoắn và vui sống). Có thể là sức mạnh bên trong có trước và ánh hưởng ra sức lực thế xác. Vì một đặc tính của Thần khí là tác động trên chu vị con người (như Đức Kitô sống lại khởi từ mầu nhiệm ngôi vị Ngài, khi Thiên Chúa sinh hạ Ngài cách viên mãn trong mãnh lực Thẩn khí.
  • Như Thánh Thể tác động trên chủ vị, đưa con người vào sự hiệp thông với Đấng Phục sinh).

Vậy khi cư ngụ trong bệnh nhân, ở diêm nồng cốt, chóp đinh và thâm sâu của họ, Thạnh Thần thánh hỏa họ và dĩ nhiên tha tội cũng như han sức mạnh cho họ cùng một trật.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube