Đức Kitô Cứu Thế Trong Thần Khí

‘Đoạn này có ý chứng minh Thánh Thần có vai trò lớn trong cuộc cứu chuộc, ngược hăn với qua điểm sai lạc của thần học pháp lý’.

Thần khí có nhiệm vụ lớn lao trong công trình cứu chuộc. Vì cuộc cứu chuộc được thực hiện trong cuộc Vượt qua, mà cuộc Vượt qua chính là Mầu nhiệm tử hệ (chức Con) do Thần khí giúp hoàn tất. (Ta nên nhớ: cuộc cứu chuộc được thực hiện khi Đức Giêsu ưng thuận với sự sinh hạ của Cha và trở nên Con hoàn toàn).god-the-father-2

Trước kia nền thần học pháp lý không biết đến vai trò của Thánh Thần trong cuộc cứu chuộc.

Nó chỉ quan niệm cuộc cứu chuộc theo phạm trù “đền bồi”: Đức Giêsu đã lập công nghiệp siêu bội để đền bồi cho công lý của Thiên Chúa bị vi phạm, cái chết của Ngài là giá chuộc lại cho loài người các quyền được hưởng ân sủng và sự tha thứ.

Nền thần học ấy không biết đến tính cách chủ vị trong cái chết của Đức Giêsu, không biết là nó có một vị trí trong quan hệ chủ vị giữa Đức Giêsu và Cha, mà chỉ coi nó là một cái giá phải trả, một thực tại đứng ngoài lề nhân vị, trong khi cái chết của một con người có giá trị nhân vị cao. Vì nó là cao điểm mà con người có thể với tới khi hoàn thành vận mạng để vào vòng liên lạc với Thiên Chúa và trong khi Đức Giêsu “được thành toàn” (H 5, 9) qua cái chết.

Nền thần học đó đồng hóa Thiên Chúa với một thuộc tính vô tri vô ngã: sự công bình chứ không biết đến Thiên Chúa là Cha, hành động với tư cách Cha, đón Con, tôn dương Con, thông nguồn sống cho Con trong Thần khí, trong một quan hệ bản vị.

Trả lời cho thuyết pháp lý:

– Thuyết ấy nói đến cái giá

+ Đúng là Kinh Thánh có nói đến cái giá (Ga 3, 16. Rm 8, 32)

+ Nhưng thuyết ấy lý hội và sử dụng theo nghĩa khác nghĩa Kinh thánh: giá đây là chính Cha tự trả giá cứu độ bằng cách phó nộp Con để giao hòa nhân loại, để nhân loại được sống.

– Thuyết ấy bảo Đức Giêsu lấy lại cho loài người quyền hưởng ơn cứu độ.

+ Không phải thế hẳn: Chính Đức Giêsu đã nên mầu nhiệm cứu độ đích thân trong chủ vị Ngài.

Hiểu cho đúng công cuộc cứu chuộc được thực hiện do việc Đức Giêsu làm Con, do mầu nhiệm tử hệ ‘làm con’ được hoàn tất viên mãn.

–        Để nên Con Đức Giêsu phải chuyển biến.

Lúc còn tại thế, mọi người phải chuyển biến để “trở thành” con người chín muội về thể lý, tâm lý, nhất là về bản vị, về tự do..

Kitô hữu cũng phải hoàn thành tư cách Kitô hữu.

Tuy đã mặc lấy Đức Kitô lúc chịu phép rửa, họ vẫn phải mặc lấy Ngài luôn maic (Rm 13, 14).

Tuy đã là bánh tinh tuyền, họ vẫn phải coi chừng lấu men cũ (1 C 5, 7)

Tuy đã sống lại trong Thiên Chúa, họ vẫn phải tìm những của trên trời (Co 3, 1-3), vân phải lo đồng nhất thêm với Đức Kitô Vượt qua.

Đức Kitô chia sẻ thân phận trần gian cungax phải lệ thuộc qui luật lịch sử: tuy là Con Thiên Chúa trong Thân khí từ lúc thành thai, Ngài vẫn phải ‘trở nên’ mình, phải chấp thuận lần nữa mầu nhiệm là con vốn đã thuộc về Ngài; bằng cách lấy sự tự do con người mà:

+ Nhận lấy bản thân mình từ cha

+ Đón lấy quyền năng Cha

+ Nói lời Cha

+ Sống ý Cha từng ngày

+ Và chết : chấp nhận không còn thuộc về mình, chỉ hiện hữu cho Cha Đấng sinh hạ mình

Thánh thần giúp Ngài chuyển biến: vì Thánh thần là tác nhân lịch sử thánh, mà cao điểm là Đức Kitô, nên Thánh Thần giúp Đức Giêsu nên Con thiên Chúa ở cõi thế.

–        Công lao của Thánh Thần:

Nhờ Thánh Thần, Đức Giêsu có một trái tim con thảo và Ngài kêu lên với Thiên Chúa bằng tiếng “Abba” rất thân mật (thánh Phaolô sẽ cảm nghiệm là kẻ tin gọi Thiên Chúa là Abba khi có sự hiện diện của “Thần khí Người Con” trong lòng họ. Ta cũng thưa như thế với Thiên Chúa khi hiệp thông với Đức Kitô và có Thần khí của Con Thiên Chúa độc nhất).

Đức Giêsu là Con cách riêng qua cái chết của Ngài.

Chết là lúc con người đạt tới độ hoàn thiện vĩnh hằng, lúc họ định đoạt cách tuyệt đối.

Chết là lúc Đức Giêsu đăng quang làm Người – Chúa, lúc Ngài “thành toàn” (Hr 5, 9) lúc Ngài đạt tột đỉnh thân phận làm Com.

(quảng diễn một số điểm) về sự chết của Đức Giêsu lúc đó nhờ Thần khí.

Đức Giêsu nên Lời tiến vế Cha, Con tiến về cung lòng Cha, thành toàn hoàn bị trong tư cách làm Con, hiệp thông sâu thẳm với Cha.

Đức Giêsu thể hiên thái độ lụ phục Cha cách tuyệt đối.

Đức Giêsu yêu mến tuyệt đối nên tận hiến triệt để. Trong cái chết, Ngài đồng nhất với tình yêu của mình để trở về với Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu.

Đức Giêsu mở ngỏ cho Thiên Chúa phổ quát, vượt các giới hạn về thời gian, không gian, dân tộc. Ngài ôm trọn cả loài người trong ơn cứu độ mà Ngài là hiện thân ngay ở bản vị mình.

Đức Giêsu đặt tất cả niềm tin của mình vào Cha, trao mình trọn vẹn trong tay Cha.

Đức Giêsu cầu nguyện:

          Chết vào giờ cầu nguyện của Dân Chọn.

          Ngài dâng một lễ tế mà các nghi thức được thay thế bằng một trái tim đang nguyện cầu.

          Lúc sống Ngài đã cầu nguyện nhiều, tức là “ nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa”, lúc chết, Ngài hướng lên Cha với toàn diện con người Ngài, Ngài trở thành sự cầu nguyện, tức Con toàn thân hường về Cha.

          Ngài trở nên một trật sự cầu nguyện và Thần khí (1 C 15, 45).

Như thế qua sự tự do con người và trong mãnh lực Thần khí, Đức Giêsu hoàn toàn ưng thuận với ơn ban của Cha, Đấng sinh hạ Ngài và làm cho Ngài nên nguyên nhân cứu độ phổ quát: cuộc cứu chuộc hoàn tất là thế.

–        Nói thêm về cuộc cứu chuộc

Vậy thần học pháp lý đã hiểu sai và nói sai về cuộc cứu chuộc:

Nó mù mờ về vai trò của Thần khí, nên không biết ý nghĩa cứu độ của cuộc phục sinh, mà chỉ nhìn vào cái chết của Đức Giêsu, coi cái chết đó là sự đền bồi tội lỗi, chứ không biết cái chết là lúc Đức Giêsu nên con hoàn toàn, và cái chết đồng nhất với phục sinh trong một mầu nhiệm duy nhất. Nền thần học ấy đúng chỉ biết có tội lỗi và việc đền bồi tội lỗi đã được thực hiện, nghĩa là chỉ quay về quá khứ, làm cho Kitô giáo thành đạo luôn quay về quá khứ và chỉ biết có cái chết đền tội.

Đúng ra, phải hiểu cuộc cứu chuộc là do Cha có khởi kiến với tư cách là Cha, vì cứu chuộc là do Cha sinh hạ Con.

Đức Giêsu chẳng cần gì đi bước trước để trả một cái giá cho sự giao hòa với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa tự giao hòa với con người chứ không phải con người lo giao hòa với Thiên Chúa. Đức Giêsu chỉ cần ưng thuận với việc Cha sinh hạ Ngài bằng cách dùng sự tự do nhân lọa của Ngài.

Cuộc cứu chuộc chinh là chính là việc sinh hạ ra Thiên Chúa, chính là cuộc sáng tạo sự viên mãn thần linh, nghĩa Phục sinh, chính là mầu nhiệm thế mạt chính sự viên mãn vị lai mà loài người được kêu mời tham gia vào (1 C 1, 9; Co 2, 9tt). Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng.

Và phải hiểu: Việc tha tội không có do cái giá được trả cho Thiên Chúa, mà do sự thánh thiện của Chiên Con, Thiên Chúa tha tội không phải bằng cách tẩy xóa nó, vì sự tội không phải chỉ là vết nhơ, cũng không phải Người quên bỏ nó đi, nhưng bằng cách sinh Con vào trần gian, trong Thần khí chí thánh và bằng cách kêu gọi loài người kết hiệp với Chúa Con, qua đó Thiên Chúa tác tạo một vũ trụ thánh thiện ‘kết hiệp với Chúa Con bằng cách ăn thịt Chiên Thiên Chúa’.

Ơn cứu độ chính là hiệp thông: Đức Giêsu là một con người đã được hội nhập vào mầu nhiệm Ba Ngôi, thực Giáo ước mới giữa Thiên Chúa và loài người. Phần việc của ta là gia nhập Giao ước mới ấy, đi vào voàng hiệp thông của Con (1C 1,9).

–         Kết hợp vai trò của Thánh Thần trong cuộc cứu chuộc:

Vậy Thánh Thần có vai trò đặc thù trong cuộc cứu chuộc

Người phục vụ Cha trong việc sinh hạ Con.

Người phục vụ Đức Giêsu trong việc hoàn thành tử hệ thần linh.

Vài trò của Người là chủ vị hóa.

Nhờ Người xưa kia Adam, đã là một chủ vị.

Nhờ Người Đức Giêsu chủ vị hóa, kết nhập vào Ngôi lời.

Khi phục sinh Đức Giêsu, Người làm cho tính chủ vị đạt tột mức.

Mầu nhiệm cứu độ đòng nhất với mầu nhiệm ngôi vi của Đức Giêsu ‘chính mầu nhiệm Đức Giêsu nên một bản vị’ tức là việc Đức Giêsu là người phàm đã qua đời sống và cái chết của mình được sinh hạ trong Thánh Thần và được chủ vị hóa một cách thần linh trong Thánh Thần. (đây là ý rất chủ chốt về cứu độ)

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube