Đức Tin - Đức Cậy: Sống theo Thần khí (tiếp theo)

Trái tim của tạo thành đập nhịp hy vọng, mờ ảo nhưng mãnh liệt, bất khả kháng. Nó như run rẩy trong niềm khát vọng không thể chần chừ, hướng về lúc thông dự vào tự do và vinh quang của con cái Thiến Chúa.

Một đời sống Đức Tin

Sau khi nhận Thánh Thần, ta có lòng mến và đồng thời có lòng tin:

  • Lòng mến của Thần Khí trước hết hướng ta về Đức Kitô, vì Thần Khí ở trong Hội Thánh và trong Ba Ngôi luôn phục vụ Chúa Con. Nhờ mãnh lực Thần Khí, loài người đón nhận và tin Đức Kitô. Nhiều chỗ trong Công vụ (6, 5; 11, 24) hoặc 1C 12, 3; Yn 3, 22… đã gắn liền đức tin với Thần Khí.
  • Thần Khí đã phục sinh Đức Kitô, tôn dương Ngài làm Chúa, bắt mọi loài suy phục Ngài, nên chính sức mạnh Thần Khí khiến ta tin, khiến ta suy phục Đức Yêsu và khi đó, Ngài nên Chúa “của ta”, Thiên Chúa “của ta” như trong trường hợp Tôma.
  • Vì thế Đức tin hoạt động trong các tín hữu như một mãnh lực tác tạo và phục sinh:
    • Phục sinh họ (họ được phục sinh bởi tin (Co 2, 12), họ nhận ơn cứu rỗi nhờ ngay việc họ tin)baptism-holy-spirit
    • Công chính hóa họ, nghĩa là tác tạo họ nên tín hữu.
  • Ở đây, ta lại thấy Thần Khí và Đức Kitô hợp đồng hành động: Thần Khí đẩy con người tới đón nhận Đức Kitô qua Đức tin và khi đó, họ nhận sự công chính của Thần Khí. Vậy Thần Khí là nguyên nhân và hiệu quả, Ngài ở đầu và cuối.

Tin và mến đi với nhau: 

  • Vì Thần Khí vừa là lòng mến vừa là Đấng khơi động đức tin, nên tin và mến liên kết mật thiết với nhau:
  • Đức tin hướng về Đức Kitô, đón nhận Ngài, để Ngài nắm bắt ta và ta nắm bắt Ngài.
  • Đức tin được chuyển tải bằng một động tác yêu thương, nó phát sinh trong tác động yêu thương Cha sinh hạ Con.
  • Ta bắt đầu tin khi bắt đầu yêu mến.

Muốn duy trì niềm tin, cách bảo đảm nhất là yêu mến Đức Giêsu thắm thiết và sống trong Thần khí.

  • Đức tin không tách khỏi lòng mến, nên nó trổ sinh trong sự hiệp thông với Hội Thánh, nơi Thiên Chúa nói lời yêu thương và ta tiếp nhận lời trong lòng mến.
  • Đức tin ban sự hiểu biết.

Bí tích đầu tiên của đức tin xưa kia được gọi là “phôtismos”, rọi sáng hay tuế quang.

  • Nước Thanh tẩy gột rửa bằng cách rọi sáng, vừa ban sự trẻ trung, vừa ban sự hiểu biết (anh mù đi rửa ở Silôê đã xem thấy).
  • Theo Thánh Phaolô, kẻ tin có những khả năng hiểu biết mà người phàm không có được:
    • Họ là người thần thiêng.
    • Họ tiếp giáp với “các sự vật của Thần Khí” (1C 2, 13).
    • Họ được Thiên Chúa ban một Thần Khí khôn ngoan (Ep 1, 17).
    • Họ được thấu hiểu những thực tại chi có Thần Khí hiểu (1 C 2, 10).
  • Mầu nhiệm Thiên Chúa được mạc khải không phải bằng cách đưa ra các chân lý, đọc các chân lý cho trí khôn, mà bằng việc Thần Khí triển xuất đến gặp gỡ con người ở đáy sâu chủ vị họ, khiến họ có hiểu biết và biết yêu thương. Vậy nhờ hiệp thông với Thần Khí mà kẻ tin nắm bắt mầu nhiệm.
  • Khi sự hiếu biết được thắp lên ở độ sâu mà trí tuệ không với tới được nó thực hiện một cuộc tân tạo con người tận gốc rễ họ: họ có một phương cách hiểu biết mới, một hữu thế mới (2C 5, 17; Co 3, 10). Thần Khí đưa họ vào hiệp thông với cuộc phục sinh là nơi mầu nhiệm thể hiện, Ngài nâng trí tuệ kẻ tin lên thành Thần Khí và lên ngang tầm Đức Kitô, Đấng đã thành Thần Khí, làm cho họ như Têphanô “trông thấy vinh quang Thiên Chúa và Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa” (Cv 7, 55).

Cuộc sống được cưu mang trong hy vọng: “Đức Cậy”

Nhờ đức tin, ta tiếp xúc lần đầu với thời cánh chung. Đức tin thức tỉnh con người để họ vươn tới hy vọng một cuộc hiệp thông viên mãn.

Đức cậy hay hy vọng là một tác động của lòng ước mong và sự vững dạ:

  • Lòng ước mong có đối tượng là Đức Kitô (1 Th 1, 39).
  • Sự vững dạ có do cuộc gặp gỡ hiện tại với Đức Kiô ( Co 1, 27).
  • Mà hai điều đó chẳng qua là chính Thần Khí hiện diện trong lòng tín hữu và do Thần Khí mà có.
    • Nhờ Thần Khí, ta rên siết mong chờ (Rm 8, 11) nhưng tin vững sẽ được cứu độ (Rm 8, 16.23-30).
    • Thần Khí bây giờ hiện diện nơi ta như mầm non, tỏa ra dần tới viên mãn, vì Thần Khí vốn là sự viên mãn.
    • Cũng như Đức Kitô, Thần Khí cư ngụ nơi ta tạo ra hai hiệu quả: khơi lên niềm ước mong và bao đảm cho sự công chính hóa. Tình yêu của Thần Khí nơi ta giúp cảm nghiệm một bước trước về sự công chính, in tạc thời cánh chung vào ta và bắt đầu thể hiện thời ấy, bắt đầu đưa ta lên đường đi tới thời ấy. Vì thế ngay từ giờ, đức cậy đã đưa tín hữu vào sự an thái và niềm vui ngày mai (Rm15, 13).
  • Con đường hy vọng khởi đầu từ buổi hiệp thông đầu tiên với Đức Kitô Phục sinh và từ chồi lộc Thần Khí. Nó đang hướng về cuộc hiệp thông và ơn huệ viên mãn.

Ở đây ta thấy sự hiệp nhất giữa Đức Kitô và Thần Khí: hy vọng đã khởi đầu trong Đức Kitô vinh quang, nghĩa là trong Đức Kitô được Cha sinh làm Con trong Thần Khí và nó sẽ kết liễu cũng trong vị Con được sinh hạ trong Thần Khí: khởi đi từ tử hệ Thần linh của Đức Kitô, ta lại tiến về đó trong Thần Khí thể hiện tử hệ. Ta đã hưởng hoa trái đầu mùa của Thần Khí và đang mong đạt tới sự viên mãn của Thần Khí, của tử hệ.

Con đường hy vọng này đã được vạch ra trong tạo thành ngay từ buồi sơ khai:

  • Được tạo dựng trong Đức Kitô, cả tạo thành hướng về Đức Kitô (Co 1, 15-17).
  • Trái tim của tạo thành đập nhịp hy vọng, mờ ảo nhưng mãnh liệt, bất khả kháng. Nó như run rẩy trong niềm khát vọng không thể chần chừ, hướng về lúc thông dự vào tự do và vinh quang của con cái Thiến Chúa (Rm 8, 19-22). Nó không thể khuây khỏa khi chưa tới ngày được an nghỉ trong mầu nhiệm Con, vốn đã hoạt động trong thiên nhiên ngay từ khởi thủy.
  • Đức cậy đang lao tới một tương lai có bến bờ đã thả neo (Hr 6, 18t). Nó đang tiến về ơn cứu độ mà đức tin nắm giữ và đức mến cư ngụ, nên nó hay được nhắc tới sau cùng, sau cả đức mến (1Th 1, 3; 5, 8). Nó là chính đức mến, nhưng dưới dạng mũi tàu đâm thẳng tới sự viên mãn của chính mình.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube