Thần khí Đức Kitô Được ban cho Hội Thánh ‘Chủ đích của Thần khí’ (tiếp theo)

Thần khí là ân huế tình yêu. Ai yêu mến, kẻ ấy sống trong những người mình yêu và ao ước làm cho họ sống trong mình. Ngự trong kẻ tin, Thần khí luôn gia tăng hoạt động của Ngài, ‘hóa kẻ tin thành yêu thương’ mỗi lúc mỗi hơn, làm cho họ càng khao khát yêu thương và thể hiên sự khao khát ấy

Tính mới mẻ của ân huệEspírito-Santo

Cựu ước không hể biết tới việc sinh hạ làm Con trong Thánh Thần. Bởi vì ân huệ Vượt qua do Thần khí là yếu tố mới, rất mới, làm người ta nên con cái Thiên Chúa.

  • Nó mới mẻ vì quá phong nhiêu: nó tuôn đổ như dòng sông và trên mọi xác phàm.
  • Nó mới mẻ ngay trong bản tính nó: nó chỉ sự tỏ lộ mầu nhiệm Đức Kitô. Vượt qua và mầu nhiệm Thần khí được ban trong Đức Kitô. Đến nỗi Yoan nói rằng trước đó chưa hề có Thần khí, và theo Phaolô đó là ơn riêng cho thời viên mãn.

Mầu nhiêm cứu độ của Con và ơn huệ Thần khí đều là những thực tại hoàn toàn mới mẻ.

Trong Cựu ước, việc tràn đ Thần khí chỉ ở dạng lời hứa và ch được thực hiện vào thời Thiên sai (Ez 36, 27).

Yoan Tẩy giả loan báo điều này như một phép Rửa chưa ai biết tới. Theo Luca, Đức Yêsu khai trương sứ vụ với yêu sách được xức dầu Thần khí: đây là dấu hiệu chức Thiên sai và năm hồng phúc.

Theo Yoan, cả hai ơn huệ: Ơn huệ Thân thế Đức Yêsu (“Bánh ta sẽ ban” 6, 51) và ơn huệ Thần khí (Đấng Bầu chữa : 15, 20. 16, 7)

Chi được dành cho ngày đăng quang: Thần khí luôn ở trong sự liên kết với Con và là sự viên mãn của Thiên Chúa đến trong thế gian, khi “tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa đậu lại nơi Đức Kitô” trong cuộc phục sinh của Ngài.

Cũng giống biến cố phục sinh, sự tràn đổ Thần khí Vượt qua là điều hết sức mới mẻ trên thế giới.

Israel chưa được hưởng ân huệ Thần khí

Israel đã sống một giai đoạn còn trẻ dại và thời họ sống chính là thời cũ kỹ, tôi mọi, chưa được thừa kế gia sản Đấng Thiên sai (Ga 4, 1-7). Họ chi với chào từ đàng xa (11, 13-40).

Thần khí là sự chúc lành chỉ được hứa cho dòng dõi Abraham tức là cho Đức Kitô (Ga 3,14).

Nay sự chúc lành ấy đến với Dân Thiên Chúa bởi Đức Kitô phục sinh, cho những kẻ ơ trong đức tin và sự hiệp thông với Đức Kitô (Ga 3,14).

Sự mới m của giai đoạn chung cuộc

Việc Thần khí được tràn đổ có ‘lịch sử’ của nó: khởi đầu với cuộc tạo thành, đạt chóp đỉnh trong cuộc phục sinh của Đức Kitô.

  • Thiên Chúa dấn mình vào thế giới một cách tiệm tiến: tạo dựng – giao ước với Israel – giao ước viên mãn trong Đức Kitô.
  • Suốt lịch sử thánh, đã có một sự hiện diện tiếp nối không ngừng, nhưng sự hiện diện ở giai đoạn chung cuộc vẫn là mới mẻ, sự mới mẻ đặc biệt của thời gian viên mãn.
  • Sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người trong Đức Kitô khác với Giao ước Israel.
  • Trong Đức Kitô, sự can thiệp của Thiên Chúa khác trước: Thần khí trở nên nút dây kết buộc Thiên Chúa với con người, y hệt nút dây hiệp nhất Ba Ngôi hằng hữu.
  • Chính sự viên mãn (tuy đến sau) đã khơi dậy trong thời gian (trước đó) những gì đi trước nó.
  • Giao ước cũ, tuy có biếu tượng là vinh quang tỏa chiếu từ khuôn mặt Môsê, nhưng là một giao ước lạc hậu xưa cũ, cần phái biến đi (Hr 8, 13). Vinh quang của nó chỉ là một ánh sáng lu mờ và cũng phải biến đi (2 c 3, 11). Chỉ vinh quang Tân ước, chiếu rọi trên khuôn mặt Đức Kitô (2C 3,17) là “tồn tại” (2C 3, 11).

Mới mẻ về cách cư ngụ của Thẩn khí

“Cư ngụ” là ngữ vựng thuộc thực tại cánh chung, khác những thực tại trước kia. Sự cư ngụ ở thời cuối khác với các thời trước:

  • Thiên Chúa tỏ mình ra trước hết tại Sinai: ở đó Người ban bố một bộ luật qua sự trung gian của một con người, bộ luật ấy gồm nhiều khoản và được ghi trên bia đá.
  • Còn trong Tân ước:
  • Chính Thần khí là luật Tân ước.
  • Luật này được Thiên Chúa ghi trong trái tim Đức Kitô và trong lòng ke tin.
  • Không có sự trung gian loài người: vì Thần khí vọt ra trong Đức Kitô ngay lúc sinh hạ Ngài ngay trong hữu thể là Con của Ngài. Thần khí được ban bố cho kẻ tin trong chức con khi họ thông dự vào đó đế trở thành con Cha.
  • Thánh Phaolô tuyên bố Ngài và mọi kẻ tin đều có quyền sở hữu Thần khí: một điều không môt ngôn sứ hay người công chính nào trong Cựu ước dám tuyên bố.
  • Bởi đó, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn lớn hơn Yoan Tây giả (Mt 11, 9, 11).
  • Sở di có sự trổi vượt này, đó là vì – theo các Giác phụ Hy lap – trong Cựu ước, Thần khí chỉ hiện diện bằng hành động và sự thần hứng của Ngài, còn trong Tân ước, Thần khí hiện diện bằng chính bán thân Ngài, như Ngài vốn hiện diện trong Đức Kitô và trong Ba Ngôi.

Vậy sự khác biệt và mới mẻ của ân sủng Tân ước nằm ở đó : chính bân thân Thần khí hiện diện trong Đức Kitô vả ke tin.

Trong Ba Ngôi, Thần khí là sự triển xuất từ Cha khi Cha sinh hạ Con, nay Đức Kitô là Con được sinh hạ trong trần gian, nên Thần khí cũng triển xuất từ Cha và hiện diện bằng chính bản vị mình trong trần gian.

Sự hiện diện của Ngài ghi dấu ấn trên lịch sử cũng như sự Nhập thể của Con. Sự hiện diện ấy cũng y như sự hiện diện trong Ba Ngôi.

Các Thánh Thông Công

Sự hiện diện của Thần khí không chỉ làm ta thành con thảo, mà còn kết hiệp loài người bằng tình huynh đệ.

  • Từ lúc mới xuất hiện, bởi được ghi dấu ấn Thần khí, loài người đã có nhu cầu chung sống với nhau.
  • Khi lịch sử đạt chóp đỉnh nơi Đức Kitô phục sinh, ý muốn sáng tạo của Thần khí còn nhắm thực hiện sự hiệp thông viên mãn: một sự hiệp thông được mệnh danh là ơn cứu độ.

Tin Mừng là sứ điệp kêu gọi hiệp thông (“để anh em hiệp thông với chúng tôi, với Cha và Con”: 1 Yn 1, 3).

Thần khí hiện diện bằng tất cả sự thật Ngài, đang đưa ta vào thế giới của hiệp thông mà Ngài đang thực hiện giữa Cha và Con.

  • Ngay từ thời đầu, Hội Thánh đã ý thức là mình hiệp nhất với nhau khi cùng hiệp thông với Mình Máu Đức Kitô (1 c 10,16).

Sự hiệp nhất này:

  • Không chi la sự hiệp nhất trong tinh thần, mà còn là sự hiệp nhất bởi Thần khí: mọi người hòa nhập thành một.

Thần khí duy nhất qua ngọn lửa đức mến.

Sự hiệp nhất này bắt nguồn từ Đức Kitô Vượt qua và là ơn cứu độ biến thành hiện thực: nhờ Thần khí, Đức Kitô chết và phục sinh vì ta đã trở thành hữu thế – của hiệp thông, chia sẻ với ta sự chết và sự phục sinh làm con của Ngài là hai điều lẽ ra không thế chia sẻ được. Ngài giống hạt lúa mọc lên thành gié lúa : Ngài phục sinh vừa nơi cá nhân Ngài vừa thành cộng đoàn.

  • Đến lượt tín hữu, họ lại có thể nên giống Đức Kitô (1 Yn 4, 17). Trong Ngài là suối nguồn sự sống và chất men hiệp thông, không ai còn sống hay chết cho mình, thánh thiện riêng lấy mình, vì ân huê Thần khí nơi một người được ban vì lợi ích chung (Rin 14,7. LG 12)

Têrêxa Hài đồng Yêsu, môt Kitô hữu thuộc giới trẻ, đã kinh nghiêm thế nào là hạt giống sinh bông hạt: “Thiên Chúa nhân hậu đổ ơn Người trĩu nặng trên em và trên nhiều kẻ khác nữa”.

Bởi lẽ ân huệ Thần khí là ân huế tình yêu. Ai yêu mến, kẻ ấy sống trong những người mình yêu và ao ước làm cho họ sống trong mình. Ngự trong kẻ tin, Thần khí luôn gia tăng hoạt động của Ngài, ‘hóa kẻ tin thành yêu thương’ mỗi lúc mỗi hơn, làm cho họ càng khao khát yêu thương và thể hiên sự khao khát ấy. Ngài vừa là ý chí yêu thương vừa là quyền năng sáng tạo tuyệt đối, nên “sự ước ao hiệp thông của Ngài cũng là sự sáng tạo hiệp thông”. Vì thế một Kitô hữu biết yêu sẽ thánh hóa kẻ mình yêu ngay trong lòng mình, vì khi đó họ sống cho Thiên Chúa vì lợi ích của kẻ khác, như Đức Yêsu xin hiến thánh mình để kẻ khác được hiến thánh.

Ân sủng Thần khí không phải là vật đ sờ hữu riêng, để làm của riêng, nó là hiệp thông:

  • Thiên Chúa cũng không sở hữu các ân sủng, Người là ân sủng. Thiên Chúa giầu không do vấn đề “có”, mà vì Người là sự viên mãn, mà viên mãn là hiệp thông. Thần khí hiệp thông chính là cách hiện hữu của Thiên Chúa. Ngài có trong ai, kẻ đó hiện hữu theo cách Thiên Chúa: trọng Ba Ngôi, có cuộc đối thoại vĩnh hằng giữa “ngã” và “tha ngã”, nhưng lại loại trừ cái “của tôi”, “của anh” – đó là sự hiệp thông ở mức tuyệt đối.
  • Trong bản tính nhân loại thuộc hạ giới, Đức Yêsu đã được gia nhập mầu nhiêm Ba Ngồi và trở nên “Thần khí làm cho sống” (1C 15, 45) môt hữu thể chỉ là hiến ban chính mình.
  • Các tín hữu được cứu rỗi trong Ngài bằng cách thông chia kiểu hiện hữu của Ngài:
  • Họ trở thành những con người tự ban hiến, mở ngỏ con người mình ra, dần dà trở thành ‘Thần khí làm cho sống’ như Đức Kitô và trong chính sự kiện họ không còn khép vào mình nữa, họ được tha tôi, được cứu khỏi luật sự tội và sự chết (tức luật khép kín họ trong cái tôi)
  • Họ cũng thành nguồn ơn: họ thông phần cuôc hiệp thông Ba Ngôi và việc thánh hóa tha nhân theo mãnh lực Thần khí đang thánh hóa họ. Do đó ân sủng vừa có tính cách huynh đệ (trong Đức Kitô, Đấng nên anh em của mọi người) và có tính cách hiền mẫu (trong Thần khí, nơi sinh hạ Con cái Thiên Chúa). Hội Thánh vừa được kết thành bởi những anh em hợp nhất trong môt Thân Thể, vừa là mẹ ta.
  • Như trong Ba Ngôi, Thánh Thần giữ vại trò làm cung lòng phong nhiêu.
  • Thánh Phaolô đã kinh nghiệm sự phong nhiêu của ân huệ Thần khí: ân sủng đã không cằn cỗi trong tôi, tôi đã sinh ra anh, tôi quặn đau sinh anh em (1C 15, 4, 15. Ga 4, 19). Ngài đã được tháp nhập vào Đức Kitô tử nạn phục sinh và do đó, nên ‘Thần khí làm cho sống’.
  • Trong Hội Thánh, Mẹ Đức Yêsu là người đã cô đọng và biểu hiện nơi mình ân sủng Thần khí nói trên: ân sủng Thẩn khí vọt lên trong Mẹ với tính cách cô đặc nhất và với toàn diên Hội Thánh tính. Được thánh hóa trong sự viên mãn, Mẹ là trái tim nóng bỏng của cộng đoàn ân sủng. Mẹ là sự viên mãn và biểu tượng của ơn làm Mẹ trong Thần khí của Hội Thánh.
  • Thân khí vọt ra từ cạnh sườn bị đâm thâu (Yn 19, 34): cùng vậy, nơi tín hữu, ân sủng thông sang kẻ khác qua môt vết thương, qua việc họ dự phần cuôc tế hiến của Đức Kitô (2C 4, 12). Ta hiểu vì sao Phaolô lấy làm vui được chịu đau khổ, được bù đắp phần còn thiếu trong gian truân của Đức Kitô.

Với Đức Kitô và lệ thuộc Đức Kitô, người Kitô hữu có khả năng đền tôi cho tha nhân: khi họ tự mở ngỏ để kẻ khác đạt tới sự sống đời đời.

Vấn đề chia sẻ ân sủng.

Làm sao ân sủng có thể được sẻ chia khi nó không là một đô vật, nhưng là phong cách hiên hữu của kẻ được cứu độ?

Đôi khi người ta dùng hình ảnh “những cái binh thông nhau” để cắt nghĩa mầu nhiêm các thánh thông công. Nhưng lối cắt nghĩa này không đúng, vì ân sủng là thực tai của thế giới hiệp thông chứ không phải là đô vật hay chất lỏng cân đo đong đếm được, rồi con người ta là những chủ vị, đâu phải là những cái bình.

Muốn cắt nghĩa mầu nhiệm này, cần tìm đến tình yêu, may ra hiểu phần nào, vì mầu nhiệm này thuộc mầu nhiệm Thần khí tình yêu: ‘Đức mến cho phép biến của cải của mỗi người thành của chung’ (Th. Tôma).

  • Dĩ nhiên những gì liên quan đến Thần khí hay đến môt con người, đến cái tôi của môt con người, đều có tính cách màu nhiệm, nhưng loài người vẫn cảm nghiệm được là một tình yêu vô biên có khả năng làm những gì.
  • Ngay trên bình diện tâm lý, tình nghĩa đã soi sáng cho ta: ai yêu thương thì tự nhiên biết mình đang được hưởng những điều tốt lành cửa kẻ mình yêu (người chông được hưởng sắc đẹp của người vợ). Tình yêu vị tha có hiệu quả bất ngờ là mình lấy làm sung sướng vì kẻ khác có của ấy, mình cho răng đó là của mình nhưng lại không lấy về cho minh.
  • Nhưng câu giải đáp thực sự nằm ở bình diên chiều sâu, bình diện chủ vị.
  • Tình yêu không những lấy làm sung sướng về các đức tính của tha nhân, nó còn ao ước được chia sẻ của cái riêng của mình, ngay cả những của cải có tính chủ vị nhất: giữa hai người phàm, tình yêu tạo ra trước tiên quyền sơ hữu chung:
    • Đối với bản thân họ là thứ của cải thật riêng tư.
    • Đối với tình yêu họ (họ nói về tình yêu theo số ít: tình yêu chúng ta).
    • Đối với cái Tôi, đối với cõi thâm sâu chủ vị (trong trường hợp những vợ chồng yêu nhau lâu) đến nỗi họ không sống nổi khi không có nhau.
  • Ân sủng Thần khí có đặc tính ấy:
    • Nó chẳng tùy thuộc bao nhiêu những phẩm chất nằm ngoài vòng tương quan giữa các chủ vị (như trí tuệ minh mẫn, ý chí quật cường, tài đức, nghệ thuật, sức khỏe: những thứ con người có mà không chia sẻ được) – ân sủng cũng không phải là vấn đề chia sẻ phúc lợi.
    • Nó là một liên lạc, là sự hiệp thông Thần khí, tỏa rông sang Hôi Thánh. Nó liên quan tới con người tận tầng sâu chủ vị họ (cũng như Thần khí liên quan tới Cha, Con). Ân sủng làm cho con người nên một tương quan thần linh, như cách Cha và Con là những Ngôi vị tận hiến cho nhau trong Thần khí.
  • Thần khí luôn đóng vại trò chủ vị hóa. Các thánh thông công không phải là vấn đề chia sẻ phúc lợi mà là cộng đồng các chủ vị.
  • Đặc tính vừa nói của ân sủng lộ rõ trong mầu nhiệm Vượt qua, nền tảng tín điều các thánh thông công: Đức Yêsu chẳng sở hữu một thứ gì hết, Ngài đã chết cho mọi cái “có”. Bây giờ Ngài chỉ “là” trong sự viên mãn hữu thể, nhờ Thần khí phục sinh. Trong sự viên mãn ấy, Ngài hoàn toàn chi là chủ vị. Vì tự ban hiến cho loài người, Ngài lôi kéo và kết nhập họ vào trong Ngài. Ngài chi sống cho Hội Thánh, làm giàu cho Hội Thánh bằng cách hiến mình cho Hội Thánh.
  • Đặc tính vừa nói của Ân sủng và của mầu nhiêm Vượt qua được biểu thị trong Thánh Thể: Đức Kitô cho Hội Thánh ăn chính Mình Ngài, biến Hôi Thánh nên Thân thế Ngài. Vì Ngài yêu thương Hội Thánh, nên hai bên thuộc về nhau, sơ hữu nhau (1 C 6, 13) Mọi người không sống cho mình nữa mà sống cho Ngài (2C 5, 15).

Ân sủng nơi tín hữu:

Những gì Thần khí thực hiện trong Đức Kitô, Ngài cũng thực hiện trong các tín hữu theo tầm vóc của họ.

  • Họ được phục sinh cùng với Đức Kitô trong quyền năng Thần khí.
  • Tình yêu của họ gắn chặt sự duy nhất của tòa nhà mà Đức Kitô là đá góc.
  • Mỗi người được hiến ban và sống cho tha nhân.

Mỗi người khi yêu thương kẻ khác cũng gắn chặt kẻ ấy với mình và hiến thánh họ trong sự thánh thiện của mình: các thánh sở hữu ta không bằng sự chiếm đoạt hay khống chế mà vì họ tự liên kết với ta khi hiến ban chính mình họ.

Họ thông dự quyền Chúa cứu độ của Đức Kitô và đạt vinh quang khi tận hiến cho tha nhân trong Thần khí.

  • Hơn cả sự chia sẻ các vật thánh, mầu nhiệm các thánh thông công là sự hiệp nhất những bản vị, là việc thuộc bình diện tương quan hỗ tương, gắn bó với nhau trong sự tận hiến cho nhau.

Nhờ tình yêu, người này giàu cái giàu của người kia. Vị thánh thuộc trọn vế người Kitô hữu rốt hèn và người Kitô hữu này cao trọng nhờ có vị Thánh yêu thương mình. Hai bên nên giàu vì có nhau: sự giàu có hoàn toàn thuộc bình diện quan hệ hỗ tương. Đó cũng là sự giàu có của các Ngôi trong Ba Ngôi.

Mầu nhiệm các thánh thông công đối với trần gian

Mầu nhiệm các thánh thông công tỏa mạng lưới cứu độ trên khắp thế giới:

  • Đức Kitô đã phục sinh và Hội Thánh đã thành hình trong tình yêu Thần khí làm cho các thánh hữu được hiến ban cho thế giới.
  • Nhờ sự hiện diện của Đức Kitô và Hội Thánh giữa nhân loại, có thể nói loài người được chịu Phép Rửa, được hiến thánh một cách nào đó rồi (vì thế chồng ngoại được thánh hóa bởi vợ đạo: 1C 7, 14).
  • Vì đã được yêu thương, đã được kết nối với Hội Thánh, mọi người đã thuộc về Hội Thánh. Họ không còn hư vong, vì kẻ yêu họ bám rễ sâu trong Chúa rồi. Muốn hư mất, họ phải chống lại tình yêu mãnh liệt đến đô không còn có thể gắn bó với người kia. Nhưng từ chối yêu thương chẳng khi nào mạnh bằng lòng mến vô giới hạn của Thần khí.

Các thánh trên thiên đàng

Khả năng yêu thương, tận hiến, gắn bó với tha nhân là sở hữu đặc biệt của các thánh trên thiên đàng.

  • Các thánh thi thố tình yêu đối với những ai chưa về chung với họ trên trời (Ep. 2, 6).
  • Trong Thần khí, họ giống Đức Kitô vừa về cùng Cha, vừa được sai đến trần gian và Hội Thánh thiên quốc cũng ở trong chuyền động hai chiều ấy: Hôi Thánh ấy hướng về cõi thế bởi vinh quang, nghĩa là bởi Thần khí ràng buộc mình với Thiên Chúa.
  • Trong Thần khí, môt tín hữu qua đời không cắt liên lạc với cõi trần, mà còn đi sâu vào liên lạc ấy hơn. Thánh Têrêxa Hài đồng Yêsu nói : Tôi sẽ trờ lại.

Đó là công việc của Thánh Thần: Ngài làm cho các sinh linh được tại hữu bằng cách mở ngỏ họ. Ngài củng cố chủ vị con người khi Ngài đưa họ vào vòng liên lạc, bởi Ngai khiến Thiên Chúa vỡ tung ra, ngay trong sự hiệp thông Tam Vị.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube