Thần khí Đức Kitô trong Hội Thánh Tông Đồ (tiếp theo)

Đức Kitô chỉ mạc khải môt lần, nên chỉ có một đức tin, nhưng như hình ảnh chiếu trền màn ảnh có nhiều mầu sắc, những nhận thức về Đức Kitô không diễn đạt được trọn vẹn sự viên mãn của Thiên Chúa đang có môt cách thể lý nơi Đức Kitô, mỗi thế hệ đều có quyển rút ra cái cũ lẫn cái mới trong kho tàng lớn lao được trao tặng cho Hội Thánh ngay từ đầu.

Ơn thần hứng làm ngốn sứ:

Sứ đồ cũng như các ngôn sứ xưa là ‘người của Thần khí’. Lời họ có tính cách tiên tri hoặc ngôn sứ, vì Thiên Chúa và Đức Kitô nói trong họ và vì họ loan báo những thực tại cánh chung, những mầu nhiêm được giấu kín từ muôn đời.pentecote4

Ước mong mọi người là ngôn sứ:

  • Môsê có nguyên vọng là mọi người thành ngôn sứ (Ds 11,29).
  • Yoel (3, 1) loan báo sẽ có ngày đó.
  • Ngày lễ Ngũ tuần, Phêrô nhận thấy dấu hiệu thời đại sau cùng đã tới, thời đại thực hiên lời hứa và việc đó đang xảy ra (Cv 3, 17). Toàn dân theo Yn 6, 45 cũng được đặc sủng ngôn sứ.

Đức tin là một đặc ân tiên tri do Thần khí linh ứng.

  • Đức tin khiến ta nhận biết mầu nhiệm Đức Kitô, thực tại sâu thẳm, thực tại vị lai của thế giới.
  • Đức tin có do việc gặp gỡ Đấng Phục sinh: thế mà việc Đấng Phục sinh mạc khải mình là việc vẫn bỏ ngỏ, không bị đóng khung trong những công thức, nên sau thời các Tông đồ, đức tin tiếp tục hình thành trong cuộc gặp gỡ Đấng Phục sinh và trong ân sủng Đấng Bầu chứa.
  • Thần khí vẫn tiếp tục dạy dỗ về hết mọi vấn đề, nhắc ta nhớ và giúp ‘ta đào sâu những gì Đức Yêsu đã nói (Yn 14,20): Hội Thánh hằng nghe ngóng trong cõi thâm sâu của mình môt mạc khải thường xuyên.
  • Tuy thế, mạc khải xưa kia của các Tông đồ là duy nhất, toàn tòng, có giá trị quy chuẩn, mà không một mạc khải nào khác có thể thêm thắt vào.
  • Vì không có hai cuộc Phục sinh, nên không có hai mạc khải kitô giáo: cuộc Phục sinh của Đức Kitô đồng nhất với mạc khải kitô giáo. Một biến cố ấy phát huy đức tin của các Tông đồ và của ta ngày nay.
  • Đức Kitô chỉ mạc khải môt lần, nên chỉ có một đức tin, nhưng như hình ảnh chiếu trền màn ảnh có nhiều mầu sắc, những nhận thức về Đức Kitô không diễn đạt được trọn vẹn sự viên mãn của Thiên Chúa đang có môt cách thể lý nơi Đức Kitô, mỗi thế hệ đều có quyển rút ra cái cũ lẫn cái mới trong kho tàng lớn lao được trao tặng cho Hội Thánh ngay từ đầu.

Trong các ơn sứ ngôn được ban cho Hội Thánh, ơn cao trọng nhất là ơn thần hứng Thánh kinh:

  • Hội Thánh đã tuyên xưng rằng Kinh Thánh được viết dưới hơi thổi của Thần khí (2 p 1,21)
  • Đức Yêsu có báo trước là Thánh Thần sẽ tôn vinh Ngài: Thánh Thần quả đã tôn vinh Đức Yêsu bằng nhiều cách, trong đó có cách “dưới hình hài Sách Thánh”: Thánh Thần đã sáng tạo một thế giới những biểu tượng thực thụ, trong đó thể hiện sự có mặt hữu hình của Chúa Con, ngay tại thế.
  • Đặc sủng thần hứng Kinh thánh được bao hàm trong hoạt động của Thần khí phục sinh Đức Kitô và bắt nguốn từ cạnh sườn bị đâm thủng, từ đó các dòng sông Tân ước tuôn chảy và Sách Thánh được sinh hạ như từ dạ mẹ.

Đứa con có thể rời bỏ dạ mẹ, nhưng sách thánh không ngừng bơi lội trong ân sủng Thần khí, không ngừng được đọc lên và lĩnh hội trong Thần khí. Thần khí cũng làm cho kẻ đọc Kinh Thánh được sống.

  • Thần khí phục sinh Đức Kitô trong thế giới những vật nghe nhìn, cảm nhận được bằng cách hội nhập các thực tại ấy (ví dụ những con người, bánh và rượu) vào trong Đức Kitô. Ở đây Thần khí hội nhập lời nói của loài người vào Lời làm người. Ngài chuyến thể lời trần gian (như truyền phép bánh rượu) khiến lời ấy thành Con ở cõi thế, qua lời Kinh thánh.
  • Các tác giả không chi viết một lời gì về Đức Kitô, mà viết lời của chính Đức Kitô, dưới tác động Thần khí:
  • “Đức Kitô nói trong tôi”, Phaolô nói (2 c 2,17. 13,3)
  • Chính Đức Kitô phán khi ta đọc Kinh Thánh trong Hội Thánh (Vat. II, SC 7)
  • “Tin Mừng là chính miệng của Đức Kitô” (thánh Augustinô).
  • Khi Hội Thánh đọc Tin Mừng là Hội Thánh tưởng niệm Đức Kitô như khi cử hành thánh lễ.

Ơn thần hứng Kinh Thánh

Là một đoàn sùng sứ ngôn.

  • Không chỉ riêng cho các tác giả Kinh Thánh
  • Không chi có riêng lúc họ đang soạn thảo Kinh Thánh.
  • Mà tiếp diễn qua mọi thời đại của Hội Thánh, vì nó thuộc đức tin Hội Thánh.

Lời rao giảng của các Tông đô vẫn tiếp diễn trong lời giảng dạy hôm nay.

  • Tuy có sự khác biệt giữa lời rao giảng cùng sách vở thời các Tông đồ và lời rao truyền đức tin hôm nay nhưng:
    • Đó không phải là sự khác biệt do sứ mạng Tông đồ ngày xưa được thần hứng, còn ngày nay thì không. (Vì ngày nay vẫn còn có sự thần hứng để phát huy cộng đồng Kitô giáo trong một thế giới mà mọi người sinh ra là ngoại đạo và để bồi đắp đức tin còn mỏng dòn của chính cộng đồng).
    • Sự khác biệt là ở chỗ vào thời khai sinh Hội Thánh, Lời có một mật độ dầy cộm khiến lời trở nên qui chuẩn cho mọi thế hệ đến sau.
    • Sự khác biệt đó giống giống sự khác biệt (không phân cách) giữa các vị sứ đồ tiên khởi và các vị sứ đố ngày nay: các vị ngày nay cũng là những nhà sáng lập, cũng được thần hứng, nhưng trong sự kế nhiệm các vị đầu tiên và trong sự trung tín với lời giảng dạy của họ.

Có nên nói đến sự dị biệt giữa các Sách Cựu Ước và đến mức độ linh ứng khác nhau giữa Cựu Ước và Tân ước không?

  • Vì ơn cứu độ thể hiện qua nhiều giai đoạn lịch sử mà Đức Kitô là chóp đỉnh, nên không có sự như nhau của đặc sủng thần hứng ở mọi đoạn đường, và ở giai đoạn khung khuyết chưa thê có ơn thần hứng viên toàn.
  • Cựu ước xuất hành để đi về Ngày của Thiên Chúa và của Đấng Thiên Sai, nên ơn Thần Hứng của Đức Kitô, vị ngôn sứ thập toàn phải khác với ơn đó của các ngôn sứ thời trước. Nơi các sứ đồ cũng thế, vì chính Thần Khí Đức Kitô hoạt động trong họ.

Việc đọc Kinh Thánh:

  • Cần tuân thủ những quy tắc ngữ pháp, luận lý..
  • Nhất là “quy tắc Chúa Thánh Thần”:
  • Không được giải nghĩa lời nào theo ý riêng mình (2 p 1, 20)
  • Chỉ ai được thần hứng mới hiểu Kinh Thánh trong chiều sâu của nó. Vậy người đọc Kinh Thánh cần phó thác cho hoạt động của Thần Khí:
  • Cần có thái độ tiên quyết là có đức tin cảm mến mở ngỏ đón nhận ý nghĩa của Kinh Thánh (“đọc trước mặt Thiên Chúa, như đọc thư người tình”, Kierkegaard nói).
  • Cần cầu nguyện, vì đó là thái độ đón nhận ân sủng, là điều kiện thấu hiếu các thực tại thần linh
  • Cần đem ra sống thì Lời sống động và hiệu năng (Hr 4, 12) mới đạt mục đích của nó.

Ơn lớn nhất do việc đọc Kinh Thánh là được gặp gỡ Yêsu, Đức Chúa.

  • Thần khí luôn chỉ phục vụ mầu nhiệm Con.
  • Thần khí đưa Đức Kitô vào trần gian, giúp Ngài phát triển, bằng cách kêu gọi loài người hiệp thông với Ngài.
  • Khi đọc Kinh Thánh, ta phai nhìn thấy chính bản thân Đức Kitô, vì Ngài là ý nghĩa sâu xa của Kinh Thánh, là Thần Khí, là Đấng làm cho sống, không thế, Kinh Thánh chi là văn tự chết.
  • Muốn nhìn thấy Đức Yêsu, phải nhờ Thánh Thần: vì Thánh Thần mới làm cho khuôn mặt Đức Yêsu hiện qua những trang sách trong suất – Vì Ngài là tự do, Ngài giai phóng cái nhìn, cất bức màn che phủ, giúp ta đối diện với Đức Yêsu (2 C 3, 17). Đó là kinh nghiệm của Phaolô và mọi Kitô hữu: Thần khí đã thực hiện cả một công trình ân sủng, một công trình toát ra toàn là hào quang, trong việc ta đọc Kinh Thánh.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube