Đức Kitô được sai đi trong Thần khí

Được Phục sinh trong Thần khi, Đức Kitô được sai đến với loài người, với Hội Thánh

–        Khi Ngài thông ban mình để làm cho sống.03

–        Khi Ngài nên Tin Mừng.

–        Khi Ngài gặp con người trong giờ chết.

–        Khi Ngài đến lúc quang lâm).

Vì Thần khí  vừa là cõi thâm nội, vừa là việc chiết xuất của Thiên Chúa, nên khi được Phục sinh trong Thần khí, Đức Kitô:

–        Vừa được siêu tôn lên các tầng cao của Thiên Chúa, vừa được sai đến thế gian.

–        Vừa được hiến thánh trong Thiên Chúa, vừa được sai vào thế gian.

Có thế Ngài mới có ích cho ta. Vì sự chết cũng như sự trào đời của một người là chuyện chỉ thuộc riêng về người ấy. Nếu ta không được chia sẻ, thì sự chết của Đức Giêsu bị cô lập, không ảnh hưởng gì nơi thế giới. Nhưng sự chết của Đức Giêsu đầy ắp Thánh Thần, Đấng là sự mở ngỏ, hiến ban, thông ban mình. Nhờ thế, Đức Kitô trở thành của riêng chúng ta trong cái chết và sự phục sinh của Ngai.

Đức Giêsu đến khi được tôn vinh:

Việc Đức Giêsu đến do được phục sinh được diễn tả bằng nhiều cách:

–        Tôn vinh là bài sai của Thiên Chúa: tôn vinh Đức Giêsu là Thiên Chúa sai Ngài đến chúc lành cho loài người (Cv 3, 26).

–        Tôn vinh được hiểu là:

+ Đức Giêsu đến: Thầy đến với chúng con (Ga 14, 18. 28).

+ Đức Giêsu hiện ra: các con sẽ thấy Thầy

+ Đức Giêsu hiện diện cho Hội Thánh, Thầy ở với chúng con.

+ Đức Giêsu ban mình cho Hội Thánh, làm nguyên thủy Hội Thánh (Tp 1, 22).

Việc Đức Giêsu đến được diễn tả bằng một ngôn ngữ ít hình ảnh hơn: Ngài là thần khí làm cho sống (1 C 15, 45).

–        Nghĩa là từ nay, Ngài trở nên một con người chỉ là tận hiến, là ban mình là hiệp thông toàn diện.

–        Ngài được Thần khí chủ vị hòa để vừa tồn tại nơi mình, vừa liên đới hoàn toàn với tha nhân.

Theo một ngôn ngữ khác, Đức Giêsu đến vì đã trở nên Tin Mừng:

–        Ngài không chỉ rao giảng Tin mừng.

–        Mà bản thân Ngài hóa thành Tin Mừng.

–        Và Ngài là Tin Mừng trong cả việc truyền bá Tin Mừng.

Đức Giêsu đến gặp con người mọi thời trong cái chết của họ.

Các Kitô hữu tiên khởi đã cảm nghiệm ,nhờ một trực giác kỳ diệu, việc Đức Kitô được sai đi cho những kẻ chết trước Ngài, tức việc Ngài xuống âm phủ.

Để họ có điều kiện gặp Ngài, tinh nhận Ngài và qua Ngài là của mà vào Nước Trời (vì ai muốn bước vào Nước Trời cũng phải qua Ngài).

Việc xuống âm phủ được mô tả bằng lớp vỏ hình ảnh, nhưng về nội dung nó có ý nghĩa là: trong sự chết hiển vinh, được thần khí làm cho sống Đức Kitô đã tiếp xúc ngay ở cõi chết với những kẻ qua đời trước Ngài, và từ cuộc gặp gỡ ấy, Ngài đưa họ tham dự vào cuộc Vượt qua cứu độ.

Đức Kitô cũng đã được sai đến cho người thời đại ta là những người còn đang sống, thời tiền Giêsu Kitô, chưa đạt tới “lúc bấy giờ của ơn cứu độ” vì chưa tiếp xúc bằng đức tin với Đức Kitô trong Cuộc Vượt qua của Ngài (hoặc vì chưa tiếp xúc bằng Đức tin với Đức Kitô trong cuộc vượt qua của Ngài) hoặc vì chưa được tiếp cận Tin Mừng, chưa bước vào thời cuối cùng.

Có lẽ qua sự chết của họ, Đức Kitô cho họ có thể gặp Ngài trong sự chết hiển vinh của Ngài để có cuộc gặp gỡ hiệp thông.

Đức Kitô được sai đến cho các tín hữu, tuy đã sống trong Ngài, vẫn là người sống trước Đức Kitô Vượt qua, vẫn được mời gọi đi tới Ngài, vì Ngài là tương lai thế giới.

Chỉ lúc chết, họ mới thực sự được Ngài gặp mặt, để cùng chết và cùng sống cuộc sống mới với Ngài. (2 Tm 2, 11).

Đức Kitô được sai đến cho mọi người, bất kể ai trong giờ chết.

Ngài là trung gia sự chết lành của mọi người, với tư cách Đấng Cứu thế phổ quát.

Nhờ Thánh Thần, Ngài là giao điểm của cả nhận loại khi họ kết thúc cuộc sống đời này. Ngài là giao điểm cánh chung, qui tụ con cái bốn phương.

Ngài đến là để cứu độ, bằng cách biến đổi sự chết, đảo ngược ý nghĩa của nó, khiến nó thành cái chết của Đức Kitô trong Thần khí, tức thị một cuộc Vượt qua, một sự sinh làm Con (1 Th 1, 14): Ta chết “nhờ bởi” Đức Kitô. Đức Kitô là hiện thân của sự chết lành, trong Ngài “ta nằm xuống cách xa hẳn thế gian, hướng về Thiên Chúa, để thức dậy trong Thiên Chúa”.

Đức Kitô đến hoàn toàn trong cuộc Quang lâm:

Sứ mạng tại thế của Đức Kitô sẽ đạt tột điểm vào “Ngày của Chúa”.

Lần đến này không phải là sự trở lại sau thời gian vắng bóng, nhưng là chính sự Phục sinh của Đức Kitô trong sức mạnh toàn diện liên kết với cõi trần, là sự can thiệp vượt qua bùng ra rạng rỡ, khiến loài người biết rõ Đức Kitô trong tất cả quyền lực phục sinh của Ngài. (Ph 3, 10)

Lịch sử thánh đạt tới cứu cánh vốn là khởi điểm của nó: tức trong mãnh lực Thần khí, qua đó Cha sinh hạ Con trong trần gian.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube