Thần Khí của Thiên Chúa Quyền Năng và Vinh Quang

“Đức Giêsu đã phục sinh”: tiếng kêu này của Pascal nói về Hội thánh sơ khai là tiếng kêu bỡ ngỡ trước mãnh lực Thiên Chúa bộc phát trong Đức Giêsu. Để mô tả cuộc đăng quang của Đức Giêsu, thư Ê phêsô vận dụng hết mọi từ ngữ diễn tả ý niệm quyền lực. (1, 17-20).

Là vì năng lự khôn tả của Thiên Chúa toàn đổ dồn vào hành động duy nhất ấy (Cha phục sinh Đức Giêsu). Nó không thể thực hiện một công việc nào vĩ đại hơn. Biến cố phục sinh là hoạt động đời của Cha thi thố ra trong thế gới (Cv 13, 33: Hôm nay Cha sinh ra con).20161212-thanh-than-chua

Thần khí quyền năng

Thiên Chúa tự xác định mình “Đấng phục sinh Đức Giêsu từ cõi chết”: Người là Thiên Chúa và là Cha Đức Giêsu Kitô theo kiểu ấy. Thần khí của Thiên Chúa do đó cũng là “Thần khí của Đấng đã phục sinh Đức Giêsu” (Rm 8, 11): Thánh Thần chính là hiện thân hành động của Thiên Chúa khi Người phục sinh Đức Giêsu. Thần khí là động tác của Thiên Chúa trong sự toàn năng của Người.

  • Trong suốt Kinh Thánh, Thần khí và quyền lực liên kết triệt để với nhau. Thần khí là mãnh lực của Thiên Chúa, mãnh lực từ trên cao, bổ xuống và xâm chiếm những cá nhân (1 S 16, 13) biến đổi họ thành sức mạnh, thành con người khác, thành hùng mạnh.
  • Tân ước lấy lại các công thức ấy:

Trong trình thuật Truyền tin (Lc 1, 35): quyền năng Thiên Chúa rợp bóng trên Maria. Thần khí và quyền năng là hai danh từ chỉ một thực tại duy nhất.

Khi mô tả về sứ vụ Đức Giêsu: sứ vụ khởi sự trong quyền năng Thần khí (Lc 4, 4) triển klhai dưới tác động Ngài (4, 16) nhờ đó Đức Giêsu thực hiện những việc quyền năng, bẻ gãy sự thống trị của quỷ thần, ban sức mạnh Thiên Chúa cho môn đồ sau khi Ngài sống lại (Lc 24, 49. Cv1, 8).

  • Trong suốt lịch sử Hội Thánh hai khái niệm Thần khí và mãnh lực tiếp tục liên kết:

Trong việc Tin Mừng được quảng bá.

Trong lời rao giảng.

Trong việc con người suy phục đức tin.

Trong việc tín hữu tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, tuân giữ lề luật Thiên Chúa, có niềm hy vọng về ngày được sống lại.

  • Từ các chứng từ trên, ta hiểu: Thần khí chính là hiện thân của sự toàn năng của Thiên Chúa.

Thần khí hay Quyền Năng là Tên của Thiên Chúa (Mt 26, 64).

Thần khí chính là đặc tính căn bản của Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa khi Người hành động triệt để vô hạn.

Thần khí là một ngôi vị, là hành động hiện thân thành ngôi vị.

Tuy nhiên quyền năng này khác thứ quyền năng loài người xử dụng biết bao: nơi việc phục sinh Đức Giêsu, ta thấy sự toàn năng lại là ân sủng thuần túy, là tình yêu vô tận, là sự yếu đuối triệt để nơi cái chết của Đức Giêsu.

Ta đừng quên hai vụ tỏ hiện của Thần khí: trong cuộc truyền tin Thần khí cộng tác vào công việc của nữ tỳ Thiên Chúa (Lc 1, 35) và trong cuộc Khổ nạn, Thần khí là nước chảy từ cạnh sườn Đức Giêsu, Thần khí là một quyền năng tối thượng khiêm ti trở thành lễ hy tế.

Theo mặc khải tột cùng nơi Đức Giêsu Kitô, có một thế giới mới, vượt ngờ tưởng ta: thần học (giống họa sĩ pha màu) phải tạo ra một loại ngôn ngữ mới để diễn tả việc tính toàn năng tham gia vào thế giới mới mẻ ấy (và trở thành sự yếu đuối).

Thần Khí Vinh Quang

Trong cuộc phục sinh của Đức Giêsu, quyền năng và vinh quang là hai thực tại gần gũi nhau, gần như lồng vào nhau, để rồi đồng nhất với Thần khí duy nhất của Thiên Chúa.

  • Vinh quang là một thực tại rất cụ thể:

Nó có hình dáng một ngọn lửa, ngon lửa bao phủ núi Sinai.

Nó là dấu chỉ sự hiện diện uy nghi của Đấng Toàn Năng, dấu chỉ của chính mầu nhiệm Thiên Chúa hiện tỏ ra trong oai nghi.

Nó bộc phát của những công trình vĩ đại (thời Cựu Ước) qua những điềm thiêng dấu lạ (nơi Đức Giêsu).

  • Trong Tân Ước, vinh quang và quyền năng đan nhập vào nhau.

Có thể nói “vinh quang của quyền năng” hoặc “quyền năng của vinh quang”.

Có thể nói Vương quyền đến trong vinh quang hoặc trong quyền năng Vinh quang và Thần khí đồng nhất với nhau.

Đám mây phủ trên núi Sinai được thay bằng Thánh Thần phủ che ngọn đồi thời Thiên sai (Gs 4, 5) và phủ bóng trên Maria.

Khi phục sinh Đức Giêsu là Đức Chúa vinh quang và Đức Chúa của Thần khí (2 C 2, 8 và 3, 8).

Toàn thể lời hứa cánh chung đều được thực hiện trong cuộc phục sinh của Đức Giêsu: việc đổ tràn Thần khí, chiến thắng của quyền năng, sự sáng lòa của vinh quang. Phục sinh đồng một trật là sự tôn vinh Đức Giêsu, cuộc khải hoàn trong quyền năng Đức Chúa và việc Đức Kitô được biến hóa thành Thần khí (1 C 15, 45).

  • Từ Vinh quang chiếu tỏa của Đức Kitô, cả các tín hữu cũng được biến hóa thành một thân thể thần thiêng (hay có Thần khí), được biến đổi từ vinh quang này đến vinh quang khác. Được cảm nghiệm vinh quang chớm nở khiến mình được công chính hóa (Rm 3, 23t) và dần dần rạng sáng lên. Được biến hình đổi dạng thành Đức Kitô. Và khi cái chết được xuất hiện trong một thể xác vinh quang, một thể xác Thần khí tính.
  • Vậy Thần khí và Vinh quang là một.

Thư Phêrô (1 P 4, 14) sáng tạo công thức “Thần khí vinh quang”. Đám mây, chỉ vinh quang Thiên Chúa, cũng là biểu tượng của Thần khí.

  • Nhưng vinh quang là gì?

Là chính Thiên Chúa trong sự tỏa sáng của bản thể Người, trong sự oai nghi của quyền lực Người, mầu nhiệm vô biên tỏ hiện.

Thần khí là chính Thiên Chúa trong tình trạng xuất thần, tự xuất ra khỏi mình bằng chính nội lực thăm thẳm của mình để tạo thành, để mặc khải, để thông ban mình.

Thần khí là Thiên Chúa tỏ mình ra trong cái khôn tả của Người, là Thiên Chúa vào vòng tiếp xúc bằng chính sự siêu thoát của Người, hay nói khác đi, bằng sự siêu thánh chỉ một mình Người có.

Thần Khí Thánh Thiện.

  • Sự thánh thiện đi với Thần khí

Việc áp dụng sự thánh thiện cho Thần khí xảy ra khá muộn, nó chỉ rõ nét từ sách Khôn ngoan, rồi thành thông thường trong văn chương của Qumran và của các Kinh sư.

Nhưng ý niệm thì đã tiềm tàng từ lâu (xem Ys 6, 3: thánh, toàn năng, vinh quang đi với nhau).

  • Thần khí thánh thiện vì có tính cách siêu vời:

Sự thánh đi với sự siêu việt: Thiên Chúa Thánh vì Người siêu, cao cả, vô phương đạt đáo.

Thế mà Thần khí cũng chính là siêu vời.

Trái ngược với xác thịt, con người phàm tục, hay chết, Thần khí là quyền năng Thiên Chúa.

Ngài là mãnh lực trời cao, được tràn đổ từ trên cao, được ban bởi Cha, Đấng ngự trên trời, được sai đến từ trời.

  • Thần khí làm Đức Giêsu nên Đấng Thánh.

“Đấng Thánh của Thiên Chúa” là một trong các tước hiệu cổ kính nhất của Đức Giêsu, nó chỉ Thiên Chúa tính của Ngài.

Đức Giêsu là Thánh, được hiến thánh trong Thiên Chúa nhờ sự hiện diên của Thần khí.

Ngài được xức dầu Thánh Thần ngay hồi còn sinh tiền (Cv 10,38).

Ngài được đặt làm Con Thiên Chúa theo Thần khí khi được phục sinh, khi đạt sự thành toàn (mà theo thư Hipri, đồng nghĩa với sự siêu việt và vinh quang) để Đức Giêsu nên người thiên giới.

Đức Giêsu phục sinh đầy Thần khí cả trong thân xác (Co 2, 9).

Trước đó, ngay từ đầu đời, Đức Giêsu đã hưởng sự thánh như mầm giống (Lc 1, 35).

  • Vì sao Thần khí là Thánh?

Vì Thần khí là thực tại trời cao, là sự toàn năng, là vinh quang. Ngài xứng đáng được gọi là Thánh Thần.

Theo ngôn ngữ Tam vị (Ba ngôi) ta có thể gọi Ngài là sự thánh được ngôi vị hóa, là Thiên Chúa trong tính siêu việt, tức bản thể viên mãn của Người.

Thần khí là sự siêu thánh, là hữu thể toàn diện của siêu việt, là chốn thẩm thâm nhất của mầu nhiệm khôn tả, Ngài là thực hữu: ngoài Ngài tất cả chìm trong bóng tối và hoàn toàn vô nghĩa.

Ngài tương phản với xác thịt, với lề luật chỉ là văn tự chết khi thiếu Ngài. Nhờ có Ngài cư ngụ, Đức Kitô nên “Thần khí” và làm mọi sự nên có ý nghĩa. (2 C 3, 17).

  • Thần khí thánh theo nghĩa khác hẳn.

Theo tiếng Hipri, thánh gọi đến sự tách biệt: Thiên Chúa là “Tha ngã” khác hẳn, xa vời.

Nhưng khi sự thánh đồng nhất với Thần khí thì khác hẳn:

Thay vì tách biệt, Đấng Thánh lại đến kết nối và cộng tồn với thọ sinh:

Tuy thuộc thiên giới, Thần khí lại đi xuống, tràn đổ ra, tự thông ban mình.

Tuy là thần linh, Ngài thần linh hóa.

Tuy siêu thánh, Ngài đến thánh hóa.

Tuy thâm nội, Ngài tự thông ban.

Tuy siêu vời, Ngài là chính Thiên Chúa tiếp xúc trực diện với thọ tạo.

Nhờ quyền năng Ngài, Thiên Chúa nhập thể, Đức Kitô phục sinh được sai đến thế gian.

Vậy thay vì tách biệt, sự thánh tỏ bày ra trong Thần khí, chống lại tất cả những gì khép kín vào mình, tức xác thịt và tội lỗi. Siêu việt lại là mở ngỏ và gần gũi. Thiên Chúa chính là sự hiệp thông qua sự thánh phân biệt hẳn Người với mọi thực tại khác.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube