Thần Khí khôn tả và thuần thiết

Con người không thể hiểu và không thể diễn tả được Thánh Thần nguyên si như Ngài là Ngài. Nhưng nay nhờ Đức Kitô trong cuộc vượt qua của Ngài, ta thực hiện được hai việc trên.

chua-thanh-than

Không thể hiểu và diễn tả về Thánh Thần được.

Thánh Gioan nhận xét về câu của Đức Giêsu “những dòng sông nước sinh sống sẽ vọt ra từ cung lòng Ngài” rằng: “Ngài nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Ngài sẽ lãnh nhận” (Ga 7,38t).

Người ta có thể nói về Thần Khí. Kinh Thánh đầy những câu nói về Ngài. Còn hiểu được và diễn tả được về Ngài nguyên si như Ngài là Ngài thì không ai làm nổi, kể cả các thiên thần.

Bởi vì Ngài hoàn thiện vô cùng

Bởi vì Ngài không được nói ra, Ngài ở bên kia Lời.

Bỏi vì Ngài Mầu Nhiệm:

  • Tuy là mãnh lực thúc đẩy Thiên Chúa ra khỏi mình để tạo dựng, để tự mạc khải, thậm chí để nhập xác thể, Thần Khí lại không bao giờ nhập thể, trái lại vẫn kín ẩn nguyên si, vẫn bất khả xâm phạm.
  • Tuy mặc khải Thiên Chúa, tuy linh ứng Kinh Thánh, làm nên mọi cuộc thần hiện nhưng Ngài không phải là Đấng được mạc khải.
  • Ta có thể dùng một số kiểu so sánh để làm rõ mối dị biệt này:

Thần khí giống tiếng nói: tiếng nói khác lời nói. Ta có thể nói về tiếng nói (lanh lảnh, sang sảng) nhưng không diễn tả nó được.

Thần khí giống ngôn ngữ: ngôn ngữ không tách biệt với lời, như Thần khí không tách biệt với Con là Lời Thiên Chúa, nhưng ta không nắm bắt được ngôn ngữ, không nói nó vận hành ra sao được.

Thần khí giống trang giấy ghi chép Lời, Ngài chuyển đạt lời nhờ các ngôn sứ và Đức Kitô, nhưng người ta không thấy Ngài như chính trang giấy không được đọc.

Bởi vì chính tên gọi của Thần Khí cho thấy ta không bao giờ có thể rờ tay tới Ngài hay thuần hóa Ngài được.

  • Ngài được gọi là Hơi khí (ruah, pneuma, spiritus, souffle).
  • Biểu tượng cho Ngài là gió, nước sinh sống, lửa: nhưng cũng như hơi khi sẽ không còn là hơi khí, nước hết còn là nước sinh sống, lửa bị rụi luôn khi ta nhốt chúng lại. Thần khí cũng vậy, khi trí khôn tìm cách nắm bắt, khoanh kín Ngài vào trong các khái niệm hoặc đem Ngài ra mà phân tích. Thần khí là tự do: tự do mà bị trói buộc thì còn gì là tự do.
  • Kinh thánh và truyền thống còn sáng tạo thêm nhiều biểu tượng khác: điều này cho thấy có nố lực mấy để diễn tả Thần Khí cũng vô ích.

Tính thâm nội là một trong các yếu tính của Ngài:

  • Ngài là Mầu nhiệm thâm nội của mầu nhiệm, Ngài không có diện mạo, Ngài ở bên kia hình ảnh của Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Gêsu Kitô (Chúa Cha và Chúa Con còn có diện mạo nơi những người cha, người con ở trần gian).
  • Ngài là một ngôi vị, một chủ vị, nhưng không như chủ vị con người, vì Ngài là một chủ vị ở trong hai chủ vị khác. Ngài không chỉ tự mở rộng và tự hiến ban như ta mà còn là sự hiến ban tại hựu. Bởi đó khi ta dùng các biểu tượng để chỉ về Ngài thì các biểu tượng lại đều có tính cách phi chủ vị.

Ngài là một chủ vị đồng nhất với động tác, với hoạt động, với ơn huệ (chứ không hoạt động như Cha, không là đối tượng như Con – Ngài, không phải là tác nhân, không phải là hiệu quả, mà chính là hoạt động, chính là việc tác thành, là Đấng qua Ngài Thiên Chúa sinh hạ, mặc khải nhập thể, sủng ái, thi ân, cứu độ).

  • Tuy vậy khi xác định Ngài bằng các khái niệm thì ta cũng phải lập tức thanh luyện các khái niệm. Ví dụ: ta không được hiểu quyền năng theo nghĩa quen thuộc, mà phải hiểu quyền năng là sự yếu hèn, vì quyền năng nơi Thiên Chúa xuất hiện ra ngoài theo hình thức độc đáo, trong sự yếu hèn. Thành ra trong môn Thần khí học, nỗ lực khái niệm hóa bao giờ cũng kết thúc bằng những nghịch lý.
  • Ngài là tình yêu Thiên Chúa tràn đổ trong tâm hồn ta (Rm 5,5) nhưng tình yêu không có giải thích nào ngoài chính nó: Thần khí là Tình Yêu. Ngài có lý do hiện hữu ngay khi Ngài đang hiện hữu, bất chấp mọi lời giải thích.
  • Ngài tỏ lộ sự hiện diện của Ngài qua “ Nhũng tiếng rên khôn tả”những tiếng chẳng ai hiểu, trừ khi được kẻ có ơn linh ứng giải thích.
  • Ngài được Tân Ước coi là vinh quang Thiên Chúa: nhưng ở Cựu Ước, vinh quang ấy lại xuất hiện như một lùm bóng tối tỏa sáng.

Vậy thật khó diễn tả về Thần Khí. Dám cả gan diễn đạt mầu nhiệm, có khi ta phạm phải lối nặn ra những ngẫu tượng. Tốt hơn ta chỉ nên xin Ngài đến, vì không dám mô tả về Ngài.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube