Đức Giêsu - Con Người của Thần Khí

Thê giới và lịch sử thế giới có một nơi chốn và một thời điểm được kết tinh bằng đặc sủng, được trở thành điểm nóng để Thần khí (bằng hoạt động trong mầu nhiệm đời đời) đột nhập vào cõi người một cách nguyên si: đó là Đức Kitô và cuộc vượt qua của Ngài.

Nơi Đức Kitô các thuộc tính Thiên Chúa, kết tinh thành mầu nhiệm Thần khí (sự thánh, quyền năng, vinh quang, tình yêu) bộc lộ trọn vẹn, đến nỗi có chỗ Thánh Phaolô gọi ‘Đức Kitô là Thần khí’ (2C 3, 17. IC 15, 45): theo Thánh Phaolô gợi ý, ta không hiểu Đức Kitô nếu không nhận Ngài là con người của Thánh Thần và không biết Thần khí nếu không thấy Thần khí chỉ là Thần khí Đức Kitô, Thần khí Con Thiên Chúa, cũng như Thiên Chúa đã được xác định bằng danh xưng ‘Cha Đức Giêsu Kitô’.

Thần khí không mặc khải mình trực tiếp, nhưng nơi Đức Giêsu, Ngài không còn ẩn mình, mà đã nên hữu hình.

Giêsu – Con Người của Thần Khí

Cựu Ước đã có cảm nhận là Đấng Thiên Sai ‘hơn Saolô, hơn Đavít’ sẽ được Thần khí tấn phong và hiện diện một cách triệt để.

Đức Giêsu: Là con người Thần khí: sinh bởi Thần khí, Thần khí xức dầu và ban mãnh lực cho Ngài, hiện diện nơi Ngài cách vĩnh viễn, toàn diện, triệt để, khăng khít, như sở hữu, dấu ấn riêng biệt của Chúa Giêsu.

Có sự hiện diện tĩnh lặng nhưng thường xuyên của Thần khí:

Nơi các người Cựu ước được đoàn sủng, Thần khí kích thích để họ có những hành động đúng vào các thời điểm.

Nơi Đức Giêsu, Thần khí ngự trị tĩnh lặng ‘vì đầy ắp bên trong’ không bộc phát, nhưng thường xuyên.

Đức Giêsu rao giảng, trừ quỉ nhờ có Thần khí: Ngài xử dụng, định đoạt về quyền năng Thần khí.

Có sự liên kết mà không phải là đồng nhất với Thần khí:

Theo Tin Mừng Gioan, cả Đức Giêsu và Thần khí cùng đến (14, 16-18). Thần khí không điền vào chỗ vắng mặt của Đức Giêsu. Ngài đến để thực hiện sự có mặt của Đức Giêsu.

Nước và máu cùng chảy từ cạnh sườn Đức Giêsu.

Sự ràng buộc đôi bên chặt chẽ đến nỗi trước khi Đức Giêsu được tôn vinh và ngoài Ngài, ‘không có Thần khí’ (Ga 7, 39) vì Đức Giêsu là nguồn mạch Thần khí.

Thánh Phaolô gọi Thần khí là Thần khí của Con (Ga 4, 6) Thần khí Đức Kitô.

Đức Giêsu và Thần khí cùng tác động nơi tín hữu: cùng công chính hóa họ. Họ chỉ hưởng được Thần khí khi kết hợp vời Đức Kitô, và họ chỉ thuộc về Đức Kitô, nên Thân thể, nên đền thờ của Ngài nhờ Thần khí.

Giữa hai bên, có mối giây ruột thịt, có sự tương ứng, có sự duy nhất năng động, đến nỗi Thánh Phaolô bảo ‘Đức Kitô là Thần khí’ (I C 15, 45. 2C 3, 17).

Tuy vậy hai bên không đồng nhất, không lồng hẳn vào nhau: hai Đấng đều là Đấng Bầu chữa, nhưng mỗi Đấng một khác.

Sở dĩ có sự hiệp nhất như thế vì nơi Đức Giêsu, có việc màu nhiệm Thiên Chúa được đưa xuống cõi thế, có việc Con Thiên Chúa nhập thể thật, có việc Đức Giêsu được nâng lên ngang hàng Thiên Chúa nơi cả thể xác Ngài: Có việc Đức Giêsu là Thiên Chúa, mà nơi Thiên Chúa trên trời, Ngôi Con và Thần khí hiệp nhất với nhau. Bởi đó hễ nhận Thần khí Đức Kitô thì phải tuyên xưng Đức Giêsu không chỉ là một con người mà còn là Đức Chúa, một con người có đầy tính Thiên Chúa tận trong thể lý (Co 2, 9).

Cũng vì thế, không thể có khoa Kitô học, thiếu khoa Thần khí học: người ta chẳng biết về Đức Kitô và chiều sâu thẳm của Ngài khi tách Ngài khỏi Thần khí, vì Ngài được sinh hạ, rồi hoạt động, sông lại trong Thần khí. Có nhận Thần khí Đức Kitô mới thấy Đức Kitô không chỉ là một con người.

Và cũng không thể có thần học về Thánh Thần độc lập hẳn với Đức Kitô, vì Thần khí vĩnh hằng đã tự mặc khải nơi Đức Kitô, tự mặc khỉ mình là Thần khí Đức Kitô và vì giữa hai bên có một quan hệ liên đới mật thiết.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube