Thần khí của Cha và của Con

Đức Kitô là mạc khải toàn diện về Thiên Chúa đến nỗi “ai thấy Ngài là thấy Cha”, vì Ngài là Thiên Chúa ờ cùng chúng ta, là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là bụi gai cháy, là thang Giacop mở cửa trời cho loài người đi lên hiểu biết.

Các nhà thần học phân biệt mầu nhiệm Thiên Chúa thành hai khía cạnh:

  • Khía cạnh tự tại
  • và khía cạnh được bộc lộ ra qua lịch sử cứu độ (dạng thứ hai này được gọi là “nhiệm cục”)Trong Ba Ngoi

Về Thần khí, cho đến đây ta đã tìm hiểu theo khía cạnh thứ hai: tức là qua những dấu tích hiên diện của Ngài trong tạo thành, trong Đức Kitô chóp đỉnh tạo thành, trong Hội Thánh Thân thể Đức Kitô. Ta chưa tìm hiếu Ngài trong chính mầu nhiệm thẩm thâm, tự tại. Liệu có thể căn cứ vào cuộc tìm hiểu đã làm để đi vào tận sự hiên hữu thẩm thâm của Ngài chăng?

Một số người cho là dữ kiện của Lịch sử Cứu Độ không giúp ta đi xa được. Hơn nữa họ còn cho là Lịch sử Cứu Độ và mầu nhiệm tự tại giống như hai bờ vực thẳm, giữa hai bờ không thể có nhịp cầu nối kết.

Nhưng một nền thần học dùng phương pháp phân tách thì không làm môn sinh của Thần khí hiệp thông, Đấng tác tạo mọi sự vì mục đích hiệp thông Đấng là thần học gia bậc thầy.

Thần học bắt buộc phải suy tư bằng tổng hợp. Tất cả mầu nhiệm kitô giáo mang dấu ấn Thánh Thần. Nó chỉ được phép khi phục vụ sự tổng hợp và khi giúp trí ta dễ hiểu.

Vậy khi tìm hiểu về Thánh Thần, không thể tách ra thành mầu nhiệm tự thân và nhiệm cục:

  • Thần khí là vinh quang. Ngài là sự tỏa ánh của Thiên Chúa. Khi tỏa lan ra khắp thế giới, Ngài đã tự bộc lộ mình. Khi tự thông ban cho loài người, mâu nhiệm cũng cho họ cảm nghiệm được bản thân mầu nhiệm vì nó đưa họ đến với nó, cho họ biết về nó. Làm sao ta biết được Thần khí, nếu các hoạt động của Ngài không mạc khải Ngài, hoặc nếu Ngài khác với những gì Ngài bộc lộ ra. Ngài không đeo một mặt nạ đánh lạc hướng. Các biểu hiện của Ngài mạc khải hữu thể thâm sâu của Ngài.
  • Trong Đức Giêsu Kitô, Thần khí hiện diện nguyên si như tự thân Ngài. Không có mầu nhiệm thần linh nào khác ngoài mầu nhiệm nơi Đức Kitô: vì nơi Đức Kitô có sự viên mãn của tính Thiên Chúa (Co 2, 9). Vì Đức Kitô là mạc khải toàn diện về Thiên Chúa đến nỗi “ai thấy Ngài là thấy Cha”, vì Ngài là Thiên Chúa ờ cùng chúng ta, là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là bụi gai cháy, là thang Giacop mở cửa trời cho loài người đi lên hiểu biết. Ta không thề quả quyết chân lý nào về Thiên Chúa ngoài Đức Kitô và ta chỉ cỏ thế khởi đi từ Đức Kitô để nói về Thánh Thần.
  • Thánh Phaolô đồng nhất Thần khí của Con hằng hữu với Thần khí được ban cho tín hữu (Ga 4, 4. 6). Con và Thần khí được sai vào trần gian là chính Con và Thần khí trong cõi vĩnh hằng. Chính Con đã vào trần gian và chính Thần khí của cõi trời được ban cho loài người: đây là đặc điểm của Tân ước.
  • Các hoạt động của Thần khí trong Đức Kitô và trong trần gian bắt rễ trong mầu nhiệm ngôi vị của Thần khí: qua mầu nhiệm này, ta mới hiểu được các hoạt động kia và các biểu hiện (hay hoạt động) của Ngài mạc khải hữu thế thâm sâu nơi Ngài.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube