Đức Kitô – Thần Khí

Ý nghĩa đoạn này: khi Phục sinh, Đức Giêsu nên đồng nhất với Thần khí, hưởng mọi thuộc tính của Thần khí: như sự hiệp thông, sự chết thần linh, sự cứu độ, mầu nhiệm quyền năng, tự do, tình yêu, sự viên mãn. Và do đó Ngài nên tiêu điểm cho mọi hoạt động của Cha, nên khởi điểm cuộc tạo thành và nên Đấng Cứu Độ.

20170331 Duc Kito Than KhiTrong cái chết và vinh quang, Đức Kitô và Thần khí mật thiết gắn kết với nhau, nên đồng nhất với nhau: Đức Kitô trở thành Thần khí (1 C 15, 45) vì cứu chuộc là một tiến trình thần khí hóa đi dần đến mức tối đa, làm cho các thuộc tính riêng của Thần khí trở thành những thuộc tính của Đức Kitô.

I. Nhờ Thần khí Đức Giêsu là Con.

Thần khí cuốn hút tất cả con người phàm tục của Đức Giêsu vào tận cội nguồn vĩnh hằng của chức Con, làm cho Đức Giêsu được sinh hạ và bước vào Mầu nhiệm Ba Ngôi, khiến Ngài là người phàm lại thành Thiên Chúa, thành con người thiên giới, khiến Phục sinh thành một Mầu nhiệm khôn lường và nghịch lý.

Thần khí chính là sự sống ở điểm tuôn tràn, là cuộc chiến thắng không giới hạn trên cái chết, nên Đức Giêsu được sinh hạ làm trẻ sơ sinh trong Thần khí, được sinh hạ ở ngay chỗ khởi đầu, chỗ Ngài vốn là con, tuy sinh hạ lúc kết thúc đời tại thế.

Thần khí của tình mến và lòng tri ân khiến Đức Giêsu thốt lên tiếng yêu vĩnh hằng “Abba, Cha ơi” Thần khí đó cũng làm con người thốt lên như vây khi vào vòng hiệp thông với Cha, khi không còn là Adam cũ, mà nên thọ tạo mới, có chức Con.

II. Đức Giêsu hưởng các thuộc tính riêng của Thánh Thần.

Vì thần khí là một chủ vị trong nhiều người, nên khi được biến đổi trong Thần khí, Đức Giêsu biến thành sự hiến ban chính mình, sự chia sẻ và hiệp thông. Ngài là một nhưng cũng là một cộng thể như một hạt lúa trổ đầy bông. Từ đây các câu “Cha ở trong Thầy và con ở trong Thầy” được ứng nghiệm (Ga 14, 20; 17,21)

Thần khi tuy phục sinh Đức Giêsu, không tách Ngài khỏi sự chết.

Vì Thần khí đã Thần linh hóa và chủ vị hóa Ngài hoàn toàn trong sự chết.

Vì Thần khí là chuyển động hướng lên Cha đã đưa Đức Giêsu tiến lên tận Cha, đạt chóp đỉnh cuộc vinh thăng khi Ngài chết.

Vì Thần khi là sự tận hiến chính mình đã đưa Đức Giêsu đến đỉnh cao sự tận hiến yêu thương là cái chết.

Vì Thần khí là sự hiệp thông đã đưa Đức Giêsu đến cuộc gặp gỡ Cha.

Vì cái chết của Đức Giêsu đã đầy tràn Thần khí.

Vì cuộc hiến mình của Đức Giêsu trong Thần khí vĩnh hằng cũng có tính cách vĩnh hằng.

 Vì sự chết là Mầu nhiệm Nhập thể ở độ sâu thẳm nhất và ở đỉnh cao của viên mãn thiên giới rồi nên Thần khí, không bao giờ đưa Đức Giêsu ra khỏ cái chết là đỉnh cao đó nữa.

Vì Đức Giêsu đã đăng quang luôn trong cái chết: tử nạn và vinh hiển là hai khía cạnh của cùng một Mầu nhiệm, Mầu nhiệm Chiên Con vừa đứng thẳng vừa bị tế sát. (Kh 5, 6).

Vì Thần khí đã tôn vinh Đức Giêsu khi để Ngài chết cái chết Thần linh của Chúa Con hầu trở về kết hiệp với Cha trong tình yêu, vì Cha là tình yêu (có thể thêm: Cha cũng luôn chết cái chết thần linh vì yêu).

Vì Thần khí là sự tận hiến, đã cố định Đức Giêsu trong cuộc tận hiến chính mình, trong việc đón nhận Cha, tức cũng là trong ơn cứu độ (vì cứu độ là chấp nhận làm Con) nên từ nay Đức Giêsu đồng nhất với sứ mạng cứu độ và trở nên sự cứu độ (1 C 1, 30). Thần khí biến Ngài nên biến cố Cứu độ và Vượt qua của ta (1 C 5, 7)..

Vì Thần khí là Mầu nhiệm khôn dò của Thiên Cháu, nên Ngài Mặc khải Đức Giêsu như một Mầu nhiệm cho trần thế: bởi đó, theo đoạm trên có điều ta không hình dung nổi, đó là Đức Giêsu, một hiện hữu, vừa là tế sát, vừa là vinh quang, vừa là một biến cố.

Vì Thần khí là quyền năng vô biên Của Thiên Chúa nên Ngài làm cho Đức Giêsu thành sư tử của Giu đa (Kh 5, 5) được Thiên Chúa ban danh hiệu “Đức Chúa” khiến mọi gối phải bái thờ, được Thiên Chúa đặt làm Con Thiên Chúa, Đức Chúa vinh quang.

Vì Thần khí là sự tự do và là Đấng ở đâu cũng thiết lập sự tụ do đó, nên Ngài làm cho Đức Giêsu được hoàn toàn tự do.

Không có tùy thuộc nhiều thứ như xưa (tùy thuộc giống nòi, luật Môsê, các quy luật hạ gới).

Mọi biên giới, mọi yếu đuối bị hủy bỏ.

Lề luật coi như không còn.

Đức Giêsu đã tự do ngay trong cuộc sống xác phàm.

Đức Giêsu trở nên và là hiện thân của sự tự do và giải thoát.

Thần khí là tình yêu, đối ngược với xác thịt đóng kín và cuộn tròn trong ích kỷ, nên khi Phục sinh Đức Giêsu:

Thần khí nên quy luật cho Ngài.

Làm cho Đức Giêsu sống trong sự chết cho từng người hơn lúc còn sinh tiền.

Làm cho Đức Giêsu nên một hữu thể chỉ là hiến thân trọn ven, nên hiện thân của lòng nhân ái, nên Thần khí làm cho sống (1 C 15, 45) nên tình thâm giao tột độ, nên sự ban hiến và hiệp thông, được biểu tượng bằng chiếc bánh bẻ ra và ly rượu tiến dâng.

Thần khí là mãnh lực tình yêu, nhằm kiện toàn và thâu họp vạn vật, nên trong Đức Kitô mọi dị biệt phân rẽ con người bị xóa bỏ, mọi người thành anh em với nhau. Chỉ còn một sự dị biệt, đó là mức độ hiệp thông nhiều hay ít.

Thần khí là sự viên mãn vĩnh hằng:

Nên Đức Kitô trở nên sự viên mãn thiên gới (Co 2, 9) nhưng là một sự viên mãn bắt rễ sâu trong thế tại.

Ban ý nghĩa mới cho mọi sự (2 C 3, 17).

Đem mọi sự đến chỗ vẹn toàn trong ngày Phục sinh là trụ cột, tâm điểm và cứu cánh của lịch sử Thánh.

Mang lại sự tĩnh lặng tuyệt vời cho hoạt động của Thên Chúa, sự nghi ngờ của mọi người.

Đức Kitô Vượt qua trở nên sự thành công tuyệt đối của hoạt động Thánh Thần, là vương quốc Thiên Chúa, là vườn diệu quang của Thiên Chúa, nơi Người dạo mát giữa loài người, nơi Người ra khỏi mình mà không từ bỏ mình, Đức Kitô cũng là cõi thiên đàng của nhiều người: cho anh trộm lành và các tín hữu.

Đức Kitô còn là cõi trời, là thực tại cánh chung, là tiêu điểm hoạt động của Cha trong Thánh Thần giống như trong Mầu nhiệm Ba Ngôi: Do đó Ngài cũng là khởi điểm của tạo thành, là trưởng tử mọi thọ sinh, tuy sinh ra muộn màng, trong lịch sử và tuy là kẻ sau hết, bởi là tương lai cuối cùng của tất cả viện mãn tạo thành.

Vì tất cả đều bắt đầu bằng sự sinh hạ Con trong cõi thế, nơi Người Con được sinh hạ ấy, mọi hoạt động của Thần khí tập trung và phát xuất, vì nơi sự viên mãn của Đức Kitô, mọi sự bắt nguồn.

Vì Đức Kitô trong sự viên mãn của Thần khí sở hữu trọn cả hữu thể, sự sống, quyền năng tạo thành, nên cái gì được tạo dựng cũng phải có liên hệ với cái toàn thể ấy. Đức Kitô là nguồn cội cả vũ trụ. Mọi sự đều từ Ngài mà khởi đầu và đi đến hoàn thiện (Ta là Alpha và Ô Mêga: Kh 21, 6 ).

Vai trò vũ trụ của Đức Kitô được hàm chứa trong tước “Đức Chúa” là tước nói lên việc Thiên Chúa tạo thành hiện diện đầy ắp trong vạn vật. là Đức Chúa, Đức Kitô chia sẻ sự toàn năng của Cha, một sự toàn năng lan tỏa đên tận cùng vũ trụ.

Nhờ được tạo dựng trong mầu nhiệm của vĩnh hằng là mầu nhiệm sinh hạ Con, được khởi đầu trong “Con đầu lòng” của muôn loài, được Cha sinh hạ trong Thần khí và trong ngày hôn nay hằng hữu, nên vạn vật tuy có một khởi đầu, nhưng khởi đầu ấy đầy ắp tính vĩnh hằng. Ở đây ta nhắc lại về Thần khí: hoạt động của Thần khí tại thế nhằm phục vụ việc sinh hạ Con, qua đó Thiên Chúa tạo dựng vạn vật.

Vì trong Thần khí là sự viên mãn vĩnh hằng, Đức Kitô cũng là Đấng cứu độ và quyền Chúa của Ngài có tính cách cứu độ.

Vì Ngài đã trở thành vị Tạo thành của vũ trụ ‘ở tên vừa nói’ chinh khi bị phó nộp và bị chết để cứu độ thế gian, để thế gian được sống (việc Ngài chết xác định Ngài vừa là Đấng tạo thành – vì là Trưởng Tử mọi thọ sinh – vùa là Đấng Cứu độ: chú thích của người tóm lược).

Con người được tạo dựng bằng cách được “hấp dẫn” về Ngài. Vừa được tạo dựng họ đã hướng ngay về sự hiệp thông với Ngài vào ngày Thánh của Ngài.

Tử hệ có tính cách cứu độ của Đức Kitô là mầu nhiệm đầu tiên, nơi cả tạo thành bắt rễ và mọi sự được tạo dung.

Ở đây rõ ràng mở ra một địa bàn rộng lớn cho sự chiêm niệm Kitô giáo, để dưỡng nuôi niềm hy vọng và lời tạ ơn.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube