Thần khí, chứng nhân Đức Giêsu

Thánh Gioan đưa vào khoa thần học về Thánh Thần một yếu tố khá độc đáo: Thần khí đóng vai trò chứng nhân của Đức Giêsu (khi Đấng bầu chữa đến: Ga 15, 26).Than ThanLam Chung

Thánh Thần làm chứng:

Sau Gioan Tẩy Giả, người đầu tiên làm chứng (tức chứng tá do một con người) và sau Cha (chứng tá bằng các công việc mà Cha trao cho Đức Giêsu). Thánh Thần đã làm chứng, nghĩa là chính bản thân Thiên Chúa đứng ra tuyên chứng qua Thần khí Người.

Trong khi mọi thế lực trần gian (lực lượng chính trị, tôn giáo và như thế cả lề luật của Thiên Chúa Ga 19, 7) chống lại Đức Giêsu, nhất là cuộc đóng đinh là chứng cớ vô phương chối cãi về tội lừa bịp của Ngài, chỉ có Thánh Thần làm chứng cho Đức Giêsu:

          Ngài phản bác thế gian trong những lương tâm mà Ngài chuyển hóa.

          Ngài chứng minh tội lỗi dối trá nằm bên phía thế gian, tên lãnh chúa thế gian bị kết án, còn Đức Giêsu đã được siêu tôn bên Cha.

          Ngài đánh bại mọi quyền lực phàm trần trong vụ án mà lời kết tội xem ra đã được cố định.

          Ngài đảo ngược ý nghĩa sự chết trong Đức Giêsu và trong tâm tưởng loài người: vụ án hóa thành lễ đăng quang, thế giới của tối tăm tưởng chiến thắng, hóa bị kết án (Ga 12, 31).

Cách làm chứng của Thánh Thần: có nhiều hình thức.

Ngài tuyên bố cuộc phục sinh qua miệng các tông đồ cho đến tận cùng thế giới.

          Nhưng không cho thế gian trước tiên, vì thế gian không thấy và không biết Thần khí (Ga 14, 17).

Mà cho cõi lòng các tín hữu, vì đây là một chứng tá nội tâm:

Bằng cách khơi lên đức tin nơi họ.

Bằng cách hiện diện nơi họ, ban ơn xức dầu uyên thâm, để thuyết phục họ (1 Ga 2, 20, 27).

Bằng cách ban sự hiểu biết khiến có một đức tin vẵng chắc thâm sâu đến nỗi chẳng có lập luận nào của thế gian hay của lý trí đánh đổ. Gioan cảm nghiệm về sự mới mẻ này đến độ thốt lên: cho đến giờ chưa hề có Thần khí (Ga 7, 39).

Rồi chứng tá tông đồ nhắm hết mọ người

Bằng việc nói trên tước “Đức Chúa cứu độ” của Đức Giêsu (Cv 2, 36).

Bằng việc làm cho cộng đoàn đạt tới sự thật toàn diện của Ngài (Ga 16, 13) nghĩa là hiểu mầu nhiệm thâm sâu của Đức Giêsu và tử hệ thần linh của Ngài (1 Ga 5, 5).

Thần khí làm chứng bằng cách đưa ta vào sự thật:

          Đấng bầu chữa làm chứng cho Đức Giêsu, bởi Ngài là “Thần khí sự thật”.

Nói “Thần khí sự thật” nghe hơi lạ: lẽ ra Ngài chỉ là quyền năng, tình yêu, nguyên nhân hành động, ý muốn của Thiên Chúa và Đức Kitô mới là sự thật (Ga 14, 6).

Nhưng vẫn có liên hệ mật thiết giữa Thần khí và sự thật, như giữa Thần khí và Đức Kitô sự thật:

          Theo Cựu Ước:

         Thần khí khôn ngoan hiện diện sung mãn nơi các vị thủ lãnh cai trị Dân, cách riêng nơi vị Thiên sai.

         Thần khí ban trí hiểu cho mọi thứ công trình.

         Sách khôn ngoan đồng nhất Thần khí và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

Theo Tân Ước: Tân ước cũng cho Thần khí có vai trò về sự hiểu biết:

         Người dạy những điều phải nói (Lc 12, 12).

         Người dạy trong lòng các Tông đồ (Ga 14, 26).

Ngài bổ túc những điều còn phải nói để giúp hiểu mầu nhiệm khôn dò của Đức Kitô (Ga 16, 12). Ngài dẫn tới sự thật toàn diện (Ga 16, 13).

          Tuy ta bảo Thần khí là sự thật như thế, các thuộc tính riêng của Thần khí là quyền năng và tình yêu không bị đảo ngược. Thần khí không được coi là chính ánh sáng, mà chỉ là Đấng giúp nhận ra ánh sáng và sự thật, qua việc Ngài thông ban sự thật.

Thần khí giúp ta hiểu mầu nhiệm

          Vì Người cho ta thông dự vào đó.

          Vì Người dạy dỗ ta theo tư cách riêng của Ngài là lòng mến, là trái tim (làm ta có con mắt của trái tim, sự hiểu biết của trái tim, sự biết do một cuộc sở hữu hỗ tương, một sự thuộc về nhau “chiên của Ta biết Ta” như kiểu biết giữa Cha và Con).

Nhờ Thần khí ta mới biết Đức Kitô

          Đức Kitô là ánh sáng, nhưng ta không thấy được ánh sáng này nếu không có vị chứng nhân là Thần khí.

          Ta chỉ biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa khi tiếp xúc với Ngài ngay trong chức làm Con, khi cùng sinh ra với Ngài, khi thông dự vào sự sống làm con (Ga 14, 19): những điều này chỉ Thần khí giúp ta được.

          Ta chỉ đến với Chúa Con được bằng cách hiệp thông vào sự sống của Ngài là chính Thần khí: Chúa Con và Thần khí không bao giờ tách lìa nhau.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube