Sống theo Thần khí

Thần khí là nguồn mạch đời sống Kitô giáo, cũng là chuẩn mực hướng dẫn đời sống ấy. Bản thân Ngài là luật Tân ước.

Thần khí Đức Kitô trong Hội Thánh: “Sống theo Thần khí”Song trong Than Khi

Nếu thế, luật điều khiến luân lý Kitô giáo cao qúi biết bao vì đó là chính Thánh Thần, chính luật từng làm động lực cho sự hành xử của Thiên Chúa, chính luật mà Đức Kitô từng sống trong cuộc Phục sinh (Rm 8, 2).

  • Luật này có tính chủ vị, thậm chí là một chủ vị, một Ngôi vị Thiên Chúa. Hơn nữa, nó liên quan đến con người trong hữu thể căn bản, trong cái Tôi của họ.

Đây là môt luật xây dựng bản vị và sáng tạo cuộc hiệp thông với Thiên Chúa và loài người, vì Thần khí luôn là mãnh lực chủ vị hóa.

  • Luật cũ và luật mới.
  • Luật Môsê này ngoài con người, nó được ban bố trên một ngọn núi, và là môt pho gồm nhiều điều khoản. Luật mới.

Chi có “một”.

Liên quan tới con người trong sự hịêp nhất chủ vị họ.

Là luật nội tại, ở trong cõi lòng, vì Thần khí là chính, nôi tâm của Thiên Chúa.

Là luật thánh có tính nội tại, khiến kẻ tin là thánh ngay tận hữu thể mình.

Là luật được ban hành và ý thức, nguyên chỉ vì nó hiện diện ngay trong lòng ta (1 Yn 2, 27: không cần ai dạy dỗ. nhưng điều kiện thể tại khiến ta dễ quên sự xức dầu bên trong mà ta đã nhận, nên luật này cũng cần được diễn đạt thành công thức và được dạy dỗ bởi những con người.

  • Luật cũ gồm nhiều lệnh truyền nhưng chúng không cho ta nghị lực để tuân giữ.

Luật mới củng cố sức mạnh của ý chí, hòa nhập với ý chí, vì Thần khí vốn là sức mạnh. Nó biến thành hành động, như cây kết trái, mẹ sinh con: môt sự sinh nở có đau đớn, nhưng sức mạnh đưa đến nó thật phi thường “hoa quả của Thần khí là lòng mến, sự hân hoan Ga 5, 22).

  • Luật mới, tuy bắt buộc con người, nhưng giải phóng họ, cho họ tự do: bước theo Thần khí là con người làm theo Thánh ý Thiên Chúa, làm theo một kẻ khác nhưng kẻ khác ấy lại ở trong thâm tâm họ và lại là nỗi khát vọng của họ, vậy là họ chỉ làm điều mình thích. Rồi luật nôi tâm ấy là sức mạnh, nó giải thoát họ khỏi các thù địch và sự yếu đuối, nên họ vừa làm theo điều mình ao ước vừa có sức để làm họ tự do nhất.

Vả lại sống theo Thần khí chỉ là lụy phục Đấng đã hoạt động trong cuộc Vượt qua của Đức Kitô, Đấng đã làm trổ sinh hoa trái tốt đẹp nhất nơi Đức Kitô Vượt qua, Đấng đã tôn vinh Đức Kitô ngay trong cái chết. Luật Thần khí do đó đã là Luật Thần khí tính, Kitô tính và Vượt qua tính. Luật ấy được ghi tạc trước nơi Đức Kitô và nay được ghi tạc ngay trong cõi lòng tín hữu.

  • Luật Thần khí là “Luật gây chết chóc trong trái tim những con người xác thịt, vi Thần khí và xác thịt chống lại nhau “đóng đinh xác thịt và các đam mê”: (Ga 5, 17-24) nhưng cái chết ấy, Thần khí biến thành một sự sinh nở, vì Thần khí là Thần khí tử hệ, là sức mạnh trong đó Cha sinh hạ Con, khi phục sinh Con…

Trung thành với luật Thần khí không chỉ là báo đảm cho Phục sinh mà còn là sự nẩy mầm, là đi từ sự chào đời ở giếng Rửa tội đến sự viên mãn cuối cùng, như Phaolô chạy đua để nắm bắt được Đức Kitô, để đạt tới quyền năng phục sinh của Ngài: Ph.3, 12).

Quyền năng phục sinh của Thần khí vạch ra một con đường ngay giữa sự tự do của tín hữu, và để thánh hóa họ, Ngài khởi sự làm cho cuộc Phục sinh của Đức Kitô nên nhãn tiền cho thế giới.

Con đường của luật mới sẽ vô tận, luân lý Kitô giáo là cửa mở ngỏ:

  • Vì việc chủ vị hóa con người, việc con người hoàn toàn đồng nhất với quyền năng Thần khí và chức làm con của Đức Yêsu được ban cho họ là việc dài lâu.
  • Vì tuy ta đạt mục tiêu phần nào, mục tiều đó vẫn luôn còn ở trước ta, cho tới ngày của Đức Chúa, ngày ta hoàn toàn hiệp thông với Ngài.
  • Vì Thần khí đặt nơi ta một khát vọng vô biên, bởi chính Ngài không ngừng vọng hướng (Rm.8, 26) khát khao Đức Kitô đến (Kh 22, 17).
  • Vì ngay cả lúc ta gặp gỡ Đức Kitô, tuy khát vọng đã được đáp ứng, nhưng vẫn chưa được dập tắt, vì Thần khí vừa là nơi mọi sự viên thành, vừa là khởi đầu vĩnh cửu.

Tất cả nền luân lý Kitô giáo được gói gọn trong tiếng hiệp thông vốn là định nghĩa về Thần khí.

  • Ba nhân đức tin, cậy, mến đã có tính hiệp thông: đức tin mở ra và đón nhận, đức mến hiệp nhất, đức cậy vươn tới sự hiệp nhất viên mãn.
  • Hoạt động của Thần khí luôn hướng tới việc chủ vị hóa và sáng tạo những sinh linh đi vào sự hiệp thông.
  • Chính sự hiệp thông với Đức Kitô (hay mạng lưới các liên h với Đức Kitô) là động lực cho các yêu sách luân lý: “người ta không được dâm bôn, chia rẽ, dối trá với anh em (1C 6, 12-20. 1C 1, Co 3, 9-11) vì đã hiệp thông vào thân mình Đức Kitô. Mọi việc đều nằm gọn dưới sự chi phối của luật hiệp thông.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube