Thần khí Đức Ki tô trong Hội Thánh (tiếp theo)

Đức Kitô không cư ngụ trong một ngôi nhà, nhưng là nền tảng (1C 3,11. Ep 2,20) và là toàn thể ngôi nhà mà tín hữu là thành phần (cũng như Ngài là đầu, tín hữu là chi thể).

Trong Đức Kitô và trong Thần khíbanner

Thánh Phaolô đã sáng tạo ra hai công thức đặc biệt diễn tả mầu nhiệm Hội Thánh. Theo Ngài, các tín hữu có sự hiện hữu và sự sống “trong Đức Kitô” và trong “Thần khí”.

Hai công thức này có ý nghĩa gần gũi đến mức thành hai công thức đồng nghĩa.

  • Các tín hữu được công chính hóa.

Có sự bình an và niềm vui.

Có tình yêu Thiên Chúa.

Là con cái Thiên Chúa trong Đức Kitô và trong Thần khí.

  • Rm 8, 9 và 10 nói hai Đấng “cư ngụ trong kẻ tin”.
  • Tín hữu một trật được Kitô hóa và được Thần khí hóa. Ở đây lại càng lộ rỏ sự liên kết bất khả ly giữa Thần khí và Đức Kitô: vì chính Thần khí quyền năng, thánh thiện, vinh quang đã Thần khí hóa kẻ tin kia lại là Thần khí Đức Kitô (NB. ý của người tóm lược).

Tuy hai công thức gân gũi đến độ có vẻ đồng nghĩa, tuy mức cộng hưởng thật hoàn bị, hai Đấng vần có phần riêng của mình trong hoạt động.

  • Thần khí. là Đấng cư trú trong tín hữu để biến họ thành Đền thờ Thiên Chúa (1C.8,16.6,19).

Không có chỗ nào Phaolô bảo tín hữu là Đền Đức Kitô. Đức Kitô không cư ngụ trong một ngôi nhà, nhưng là nền tảng (1C 3,11. Ep 2,20) và là toàn thể ngôi nhà mà tín hữu là thành phần (cũng như Ngài là đầu, tín hữu là chi thể).

  • Vậy Thần khí cư ngụ, Đức Kitô tháp nhập.
  • Có nhiều cách diễn tả sự phân biệt này.
  • Thần khí là Đấng “được ban” và được người ta “nhận lãnh” (Ga.4,6. Rm 5,5. 2C1,22: Thần khí được đồ vào lòng anh em). Vậy Ngài là ơn ban, còn Đức Kitô là vị trung gian các ân huệ Thần linh (Tp.4, 7-13).
  • Tín hữu là Đền thờ để Thần cư ngụ, chứ không nên môt với Ngài – Nhưng họ là thân thể Đức Kitô, họ và Hội Thánh không hề là Thân thể của Thần khí, không đồng hóa với Thần khí.
  • Tín hữu “ sở hữu ” Thần khí và do đó “ thuộc về” Đức Kitô.

Sự sở hữu hiện tại (như của đầu mùa) báo trước sự thuộc về, sự hiệp thông toàn diện vào thời viên mãn (1C 1,9).

Vậy rút cuộc.

  • Thần khí không chiếm hữu kẻ tin cho mình. Ngài hoạt động để phục vụ Con, phục vụ việc sinh hạ Con trong trần gian.

Khi phục sinh Đức Kitô, thánh hóa Đức Kitô và ở trong Đức Kitô, Thần khí một trật tháp nhập loài người vào Đức Kitô, đế họ nên con cái trong Ngài, để họ cùng phục sinh và được thánh hóa trong Ngài.

  • Tuy vậy trong công việc này Đức Kitô không thụ động như một phiến đá chờ Thần khí xây Hội Thánh trên Ngài.

Ngài vận dụng quyến năng của Thần khí (Tt 3, 6) dùng quyền năng ấy để kết nhập loài người vào thân thể Ngài.

Vận dụng thế nào ? Vận dụng bằng cách yêu thương và tự hiến mình. Vì quyển năng Thần khí là tình yêu: chính khi Đức Yêsu hiến mình là Ngài nên Thần khí và Ngài kết hợp loài người vào Ngài. Thánh thể là biểu hiệu rõ ràng nhất, trong đó Đức Kitô lấy mình Ngài nuối kẻ tin ( tức yêu thương họ, tự hiến vì họ ) và nhờ đó tháp nhập cả công đoàn vào Ngài.

Hội Thánh nhiệm màu và hiện tỏ

  • Hôi Thánh là một mầu nhiệm vì là một cuôc quy tụ trong Thiên Chúa và trong Đức Chúa (l Th 1, 1) nhưng Hội Thánh sống trong thế giới như một xã hội hữu hình, có tổ chức.
  • Có thể so sánh Hôi Thánh gôm hai khía cạnh này:
  • Với Thánh Thể (gồm môt yếu tố hạ giới, một yếu tố thiên giới).
  • Với Đức Yêsu tại thế: vừa được trông thấy vừa là sự thật sâu thẳm khôn dò.

Hội Thánh có hai khía cạnh không phải vì có hai nguyên nhân : thực tại nước đôi không phản ảnh hai nguyền nhân của Hội Thánh là Đức Kitô và Thần khí.

  • Không phải – như một số người nghĩ – khía cạnh cơ chế liên quan tới mầu nhiệm Nhập thể, khía cạnh huyền nhiêm là sự hiên diện Thần khí.
  • Vì về hai mặt, Hội Thánh có nguồn gốc ở hai thực tại bất khả ly là Đức Kitô và Thần khí, khiến Hôi Thánh trở nên cơ chế vừa mầu nhiệm:
  • Bởi lẽ Thần vốn là tác nhân của Nhập thể : Lời Thiên Chúa thành xương thịt và rờ đụng được là do quyến năng Thần khí.
  • Ngày nay, Đức Kitô đăng quang trong Thiên Chúa và phục sinh giữa đời, trong một Hôi Thánh vừa nhiêm tích vừa hữu hình cũng là do Thần khí.

Theo Phaolô (Ga 4, 26) Hội Thánh là cơ chế mới được thiết lập.

  • Như Yêrêmya (31, 31) và (Fz. 36, 27) từng tiên báo.
  • Hội Thánh diễn tả mình trong Thánh Thể với các thực tại có tính cách lưỡng diện.
    • Bánh và rượu có tính cách thế trần và cánh chung.
    • Cộng đoàn quy tụ
      • Vừa ở một nơi, một giờ của cõi thế.
      • vừa trong không gian là Đức Kitô và vào thời gian huyền bí là Giờ Vượt Qua.
    • Người cử hành

Là Đức Kitô, vị chủ sự vô hình và giáo dân cử hành Mầu nhiệm Vượt qua nhưng cũng có linh mục, chủ sự hữu hình.

  • Cộng đoàn Thánh Thể có cấu trúc hẳn hoi, nhưng Thánh Thể vẫn là công trình của Thần khí và Đức Kitô.
  • Vậy Hôi Thánh hữu hình và Hội Thánh mầu nhiệm chỉ là môt. Biểu tượng và sự thực hiên của Hội Thánh ấy là cộng đoàn Thánh thể, được đặt dưới quyền của Thần khí và Đức Kitô.
  • Vì thế cơ chế cũng nặng bông trái ân sủng.
    • Phép Thanh Tẩy là nguồn sự sống ngay khi là “sự tắm gội bằng nước ” (Ep. 5, 26).
    • Thánh thế vừa là bữa ăn tại thế, vừa báo trước Tiệc Nước Trời.
    • Thần khí tập hợp cộng đoàn thế tại và cộng đoàn ấy lại tỏa lan Thần khí.
    • Thần khí hiến thánh các thừa tác viên và họ lại truyền bá Ngài khắp nơi.
    • Ân sủng do cơ chế chuyển tải và cơ chế mọc lên do ân sủng Thần khí.
  • Cơ chế phục vụ sự hiệp thông: vì được thiết lập trong Thần khí: Đấng là sự hiệp thông, nên cơ chế có sứ mạng phục vụ sự hiệp thông.
  • Thánh thể làm chứng về sự hiệp thông (mọi người hiệp thông với Thân Thể và với nhau trong Thánh Thể) nên Thánh Thể là biểu tượng nòng cốt của Hội Thánh.
  • Thánh Thể đó phải khởi hứng cho bộ Giáo luật.
    • Tuy cấu trúc Hội Thánh có những phân biệt nhưng những phân biệt ấy chỉ có mục tiêu hợp nhất chứ không chia cắt: ví dụ sự phân biệt Linh Mục không tách Linh Mục khỏi giáo hữu, không đặt Linh Mục đối chiếu với họ hay trên họ mà đưa Linh Mục thành sự phục vụ ở trung tâm điể Giám mục Rôma không ở trên hàng Giám mục. Ngài ở giữa trung tâm và là trái tim của Giám mục đoàn.
    • Thánh Thần là nguồn mạch, là nguyên lý của Giáo luật. Ngài mới là quyền lực thực sự trong Hội Thánh, là đạo luật căn bản của Giáo luật, cũng như Ngài là hiên thân của luật Tân Ước.
  • Thần khí hiệp thông bao giờ cũng tìm cách chủ vị hóa mọi sự.
    • Ngài in dấu chủ vị hóa của Ngài lên cơ chế Hội Thánh.
    • Các thành viên không tập hợp suông, mà phải liên kết với nhau bằng liên hệ nhân vị.
    • Mọi sứ vụ và hoạt động của Hội Thánh được những con người điều hành, chứ không phải là vấn đề bàn giấy, viên chức, giấy tờ.
    • Bí tích là để sống, không phải để điều hành – kẻ phấn phát và kẻ lãnh nhận đều sống.
    • Khía cạnh hành chánh dĩ nhiên phải còn mãi, nhưng nó thường xuyên hoán chuyển từ chủ nghĩa giấy tờ sang gặp gỡ giữa những con người.
    • Cuộc bản vị hóa này sẽ tiến xa đến mức Hội Thánh được tập hợp và cô đọng trong từng tín hữu: Hội Thánh là toàn thể trong từng cá thể.
    • Vậy cơ chế Hôi Thánh trung thành với Thần khí và tạo ra nó bao lâu nó thể hiện sự hiệp thông giữa những con người và bao lâu các sứ vụ tạo ra những cộng đồng sống.

Duy nhất, Đa diện và Đa dạng

Hội Thánh là Thân Thể không phân mảnh của Đức Kitô, nên Hội Thánh luôn duy nhất:

  • Sự duy nhất này có vẻ là sự đông bộ, không còn Do Thái, Hy Lạp, nam nữ, mà mọi người là môt trong Đức Kitô (Ga 3,28)
  • Thật ra đó là sự duy nhất đa dạng: mọi người (có những khác biệt) được thanh tẩy để thành Đức Kitô duy nhất trong Thần khí.

Thần khí hiêp nhất bằng cách đa dạng hóa.

  • Ngài làm mỗi người có cái tôi độc đáo.
  • Do Thần khí tình yêu, luôn tạo ra những hữu thể trong liên đới, nên khi các cá nhân hiệp thông với nhau, các khác biệt không bị xóa mà được khắc nổi thêm.

Thần khí hiệp nhất Hội Thánh theo mẫu, và vai trò của Ngài trong mâu nhiệm Ba Ngôi, trong đó Cha và Con là một trong Thần khí, nhưng vẫn giữ sự đặc thù và vai trò riêng của mình (môt Đấng sinh hạ – môt Đấng được sinh hạ)

Trên bình diện này, có sự nghịch lý: Thần khí vừa duy nhất hóa vừa phong nhiêu lạ kỳ:

  • Các tín hữu vừa kết thành một Thân Thể duy nhất, vừa là những chi thể đa dạng.
  • Các sứ vụ và đặc ân vừa đầy dẫy vừa chi cốt nhắm sự hiệp nhất.

Vậy đối với ta:

  • Một Hội Thánh hướng đến sự đồng bộ hóa sẽ có nguy cơ bị teo tóp hoặc tan rã, vì khi đó Hội Thánh bóp chết Thần khí, Đấng luôn thực hiện sự duy nhất trong sự đa dạng.
  • Nhưng sự đa dạng lại chi diễn tả được sự hiện diên của Thần khí khi hội nhập thành môt.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube