Thần Khí Đức Kitô trong Hội Thánh Tông Đồ

Sứ mạng tông đồ là một khía cạnh hữu hình của mầu nhiệm các thánh thông công. Nó là nỗ lực cụ thể hóa ngay trong thực tại hữu hình, ánh quang tòa rạng ơn cứu độ.

Như Hội Thánh có hai khía cạnh (mầu nhiệm và cơ chế) đông lực của mầu nhiệm các thánh thông công và của sứ mạng tông đồ liên kết với nhau.

Sự hiện diện của Thần khí có ý nghĩa cánh chung là cứ tìm cách tỏa ra cho tới tận cùng (eschaton) trái đất và thời gian, nên dưới sức thúc đẩy của Thần khí, Hôi Thánh cũng muốn nới rộng mình ra vô tận.

Thần khí là một năng lực lan tòa:Pentecoste

  • Ngài hiện hình dưới dạng:
  • Lưỡi, chỉ sự thông tin liên lạc.
  • Lửa, chi về mãnh lực thần linh.
  • Nhận Thần khí là được trao sứ mạng (Cv 1,8. 13,2 Rm 15,19. 1C 2, 4…)

Hoạt động tông đồ của Thần khí phát huy “nội cung mầu nhiêm Con”.

  • Các tông đồ được sai đi trong sức mạnh của Cha phục sinh Con.
  • Thánh Phaolô nhận ơn làm tông đồ từ Chúa Con phục sinh.
  • Động lực của sứ mạng tông đồ chính là mãnh lực của Thần khí, Đấng phục sinh Đức Yêsu trong trần gian này.
  • Thần khí luôn phục vụ Chúa Con, làm Chúa Con thành Thân thể tại thế bằng việc tông đồ

Vì “ở trong mầu nhiệm Con” nên sứ mạng tông đồ liên hệ tới mầu nhiệm Nhập thể và Mầu nhiệm Vượt qua, đỉnh cao của mầu nhiệm Nhập thế:

  • Hai mầu nhiệm này có hai mặt: hiến thánh trong Thiên Chúa và được sai đến trần gian.
  • Các tông đồ được tháp nhập vào cuộc hiến thánh Vượt qua và vào sứ mạng Ngài (Yn 20, 21t).
  • Thần khi hà hơi trên họ vừa hiến thánh họ, vừa sai họ vào thế giới.
  • Thánh Phaolô hiểu mình là “tông đồ do ơn gọi”: vừa được Đức Yêsu nắm bắt vừa được đặt riêng để rao giảng Tin Mừng (Rm 1,1) – Ngài biết mình gắn bó với cuộc chiến thắng của Đức Kitô, Đấng vừa được Thiên Chúa tôn vinh vừa sai đi chinh phục thế giới.
  • Chuyên động dồn đi dập lại ấy là đặc điểm của năng lực Thần khí

Đoàn sủng tông đồ nằm trong ân sủng Đức Kitô

  • Đoàn sủng ta gọi là “sứ mạng tông đồ” không thêm gì vào ân sủng Đức Kitô mà nằm sẵn trong ấy. Nó gắn liền với “ơn gọi hiệp thông với Chúa Con” (1 C 1,9) là đặc điểm của mọi kitô hữu.
  • Nó cũng được ghi dấu cuộc tử nạn phục sinh (trường hợp Phaolô, 2 C 4, 10 – 12) như phép Thánh Tẩy.
  • Việc tông đồ được Đức Yêsu hà hơi Thần khí có ý chỉ một việc tạo dựng: nhưng chỉ có một cuộc tạo dựng ra con cái Thiên Chúa trong Đức Yêsu Kitô. Bởi đó, theo thánh Phaolô, làm tông đồ chỉ là cách thực hiện sứ mạng kitô hữu, chỉ là kitô hóa bản thân.
  • Từ đó kết luận: sứ vụ tông đồ không là một trách nhiệm tăng thêm trong cuộc sống kitô hữu – Các tín hữu thành kitô hữu ngay khi được gọi làm sứ đồ – mọi ân sủng đều bao hàm sứ mạng – nhóm Mười Hai là biếu tượng của Hội Thánh toàn diện vì ‘được gọi để sống với Đức Yêsu và để được Ngài sai đi’ (Mc 3,14)

Vsứ đ

Được hiến thánh, vị sứ đồ thành ‘con người củaThần khí’ như Đức Yêsu, Đấng đã thành ‘Thần khí tác sinh’.

  • Sứ mạng tông đỗ là thừa tác vụ của Thần khí, nó thuộc những thực tại cánh chung, lãnh vực riêng của Thần khí.
  • Chói rạng hơn Môsê (2 C 3, 10)
  • Vì nơi Môsê, ánh sáng Thiên Chúa tạm bợ, còn nơi vị tông đồ, vinh quang đến cử ngụ.
  • Vì vinh quang ở một thể trạng khác, nó chiếu rọi trên khuôn mặt của Đức Kitô (2C 4, 4. 6).
  • Vị sứ đồ hiếu biết cả những mầu nhiệm xưa kia chưa ai từng biết, nhờ Thần khí cho biết cõi thâm sâu (1C 2,10).
  • Ngôn sứ thời xưa làm chuyển biến lịch sử thời họ, còn Phaolô phục vụ các thực tại cánh chung: thừa tác vụ của Thần khí hoàn toàn mới mẻ.

Họ loạn báo cuộc phục sinh của Đức Yêsu. Tước danh Đức Chúa của Ngài và thời đại cánh chung đang đến.

  • Vì Thần khí ở trong họ là Thần khí phục sinh Đức Yêsu, nên Ngài phục sinh Đức Yêsu ngay tại cõi thế này.
  • Dưới hình các tông đồ, bởi đó Phaolô dám nói: Đức Kitô sống và nói trong tôi.
  • Và dưới hình những con người, nhờ nghe rao giảng, tin vào Đức Kitô và được tháp nhập vào Ngài.
  • Trong mãnh lực Thần khí, vị tông đồ hoàn thành Tin Mừng (Rm 15, 19. Co 1, 25) góp sức thể hiện Tin Mừng là chính Đức Kitô phục sinh (Cv 13,32): Thần khí thể hiện bằng cách mạc khải mầu nhiệm ấy cho trần gian – việc loan báo mầu nhiệm đồng nhất với chính mầu nhiệm đang đến (trong Ba Ngôi đã có như vậy: Thiên Chúa bộc lô mình trong Hình Ảnh Người bằng cách thể hiện Hình ảnh ấy và thế hiện bằng cách sinh hạ Con trong Thần khí).
  • Vậy ơn huệ Thần khí và chức làm Con Thiên Chúa trong Tân ước là điều hết sức mới mẻ, Cựu ước chưa hề biết – Những thực tại ấy nay được mạc khải và một trật được thực hiện luôn.

Lời của vị sứ đồ là trục chính trong Mầu nhiêm vừa được mạc khải, vừa được thực hiện.

  • Nhờ lời vị sứ đồ, chính Đức Kitô nói ra lời (2 c 2,17. 13,3) – Ngài dùng ‘hình bánh’ lời sứ đồ để gặp gỡ loài người – Mầu nhiêm Ngài được lan truyền bằng lời loan báo (Rm 1,16)
  • Thần khí và lời:
  • Không tách rời nhau, như “tiếng” mang “lời”
  • Thần khí khiến họ nói (Cv 2, 4…)
  • Thần khí biến lời thành ‘Tin Mừng’ hay “nhiêm tích cứu đô”
  • Nhờ Thần khí, Đức Kitô phục sinh được ban cho thế giới dưới hình hài lời rao giảng – một bài giảng có tính cách gần như môt nhiệm tích (giống Hội Thánh là nhiêm tích Đức Kitô)
  • Thần khí nắn vị sứ đồ nên “bình sét” chứa đựng cả một kho tàng, thì cũng làm cho Lời “khùng điên”, khống hiểu được đối với thế gian (1C 1,23) nên lời cứu thoát, tuy yếu đuối tột cùng (Rm 1,16. 1 c 1,25)
  • Thần khí làm cho lời vị sứ đồ có sức thuyết phục, tuy không theo những phương pháp khôn ngoan ‘xác phàm’ mà chỉ theo khoa hùng biện “thần thiêng”, theo loại ngôn ngữ đơn sơ của đức tin (do Thần khí phục sinh giới thiệu).

Đặc sủng của sứ mạng rao giảng là quyên năng Thiên Chúa thi thố ra qua sự yếu đuối của con người và của ngôn ngữ loài người.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube