Thần khí Đức Kitô và các Nhiệm tích của Hội Thánh

Nhiệm tích chỉ chung toàn bộ Hội Thánh, và theo một nghĩa xác định hơn, chỉ là một số nghi thức đặc biệt để Thánh hóa.

Các bí tích riêng rẽ được thiết lập trong Thần Khí là những máng chuyển thông Thánh Thần, bên cạnh hai máng chuyển thông khác là Đức Kitô phục sinh trong Thần khí và Hội Thánh trụ vững trong Thần khí.

I. Thần khí phú ban trong phép Thánh Tẩy.

  1. Thần khí, ơn huệ thời Thiên sai, đã được loan báo dưới hình ảnh một thứ nước mà Thiên Chúa sẽ cho vọt từ đất hoặc sẽ tuôn đổ.

Biêu tượng ơn Thần khí là nước đó đã chảy từ cạnh sườn Đức Yêsu. Phép Rửa – dùng nước – là bí tích điến hình của ơn huệ ấy.

  1. Thánh Tẩy là nghi lễ khởi đầu, là nước sinh thành:Baptism-in-the-Holy-Spirit
  • Qua đó Thiên Chúa là Cha, là Đấng tạo thành và cứu chuộc trong Thần khí.
  • Đấy là cuộc tắm gội trong bọc nước cuộc sinh nở mới, là một sự đổi mới (Tt 3, 5) chống cái cũ kỹ hư vong, bằng cách nối liền một con người với nguồn gốc Vĩnh hằng là Con được Cha sinh hạ trong Thần khí. Cuộc sinh nở này khác sinh nở từ nhiên ( có khởi đầu để tiến đến già cỗi).
    • Nó không xảy ra trong quá khứ, đế tiếp tục bằng một chuỗi năm tháng đời sống Kitô hữu.
    • Nó không ngừng mở vào tương lai.
  • Sinh rạ trong Thần khí:
    • Tín hữu luôn ở trong trạng thái đang chào đời, không ra khỏi ‘bọc nước tắm gội đổi mới’.
    • Thời gian Kitô luôn chảy về nguồn cội, về cuộc sinh hạ Con trong Thần khí, như nơi Đức Kitô, sự chết đảo đầu thành sự chào đời.
  1. Thần khí hoạt động trong phép Thánh Tẩy:
  • Với tư cách Đấng phục sinh Đức Yêsu, nghĩa là trong sự sinh hạ Đức Kitô cách viên mãn, nên Ngài phục sinh tín hữu cùng với Đức Kitô, bằng cách tháp nhập họ vào Đức Kitô. Ngài cũng là Đấng giúp Cha sinh hạ Con, giúp Chúa Con mặc một thân thể vừa cá thể vừa cộng đồng, giữa thế tại, nên nhờ Thần khí, Phép Thánh Tẩy qui tụ một dân tộc và hình thành Hội Thánh.
  • Thánh Phaolô thấy sự kiện này được báo trước trong cuộc vượt qua Biển Đỏ: người Hy bá kết thành một Dân “chịu phép Rửa trong Môsê” (1 C 10, 1 t). Ơn rửa tội là một động lực qui tụ và hiệp thông. Đó là ơn hiệp thông Thần khí.
  1. Như thế cộng đoàn Vĩnh hằng đang được chuẩn bị, nó sẽ là cộng đoàn của ơn huệ Thần khí viên mãn.
  • Từ giờ, tín hữu đã được bứt ra khỏi cõi tối tăm và được chuyến vào Vương Quốc (Co 1,12).
  • Họ đã là Thánh (Rm 1,7) đã thoát cơn thịnh nộ, đã được phán xét cách thuận lợi.
  • Họ đã được tháp nhập vào thân thế Đức Kitô, hiện thân của mầu nhiệm cánh chung
  1. Ơn phép Rửa còn phải triển nở:
  • Đang khi chờ đón, ơn Thần khí vẫn là “tạm ứng”.
  • Ta đã hiệp thông với Đức Kitô, nhưng còn được mời gọi đến hiệp thông với Ngài vào Ngày của Ngài (1 C 1, 9).
  • Phép Rửa đã mở vào thời cánh chung, còn là cửa mở vào đó ngày càng sâu hơn.
  • Ơn huệ cánh chung được ban bằng nước, điều này chứng tỏ Hội Thánh được sinh thành cho Thần khí ngay trong những thực tại trần gian.
  • Và mầu nhiệm Thiên quốc được sống bởi Hội Thánh một cách trần tục.
  • Vậy mầm giống của vị lai được gieo vào thời gian còn phải triển nở cho tới ngày nó được hóa thân vào cõi vĩnh hằng của cuộc sinh hạ mãi mãi tiếp diễn.

II. Thần khí được phú ban trong phép thêm sức

Thêm sức là bí tích để phát huy ơn Thánh Tẩy:

  1. Khó phân biệt được ơn rửa tội và ơn Thêm sức: thật khó xác định được nét đặc trứng và các hiệu quả cửa bí tích Thêm sức đối chiếu với bí tích Rửa tội.
  • Có người bảo Thêm Sức là bí tích của Thần khí nhưng phép Rửa cũng dìm tín hữu trong Thần khí rồi
  • Có người bảo “Thêm Sức là bí tích hội nhập vào Hội Thánh”, còn Hội Thánh tháp nhập vào Đức Kitô: nhưng Hội Thánh cũng là Thân thể Đức Kitô. Hiệp thông với Đức Kitô và hội nhập vào Hội Thánh là một động tác.
  • Có vẻ như phép Thêm Sức không thêm gì cả, nhưng lại củng cố tất cả: ơn Thêm Sức cũng là ơn Hội Thánh, nhưng ơn Hội Thánh phát huy hết tiềm lực của nó. Bởi đó đa số hiệu qua phép Rửa có thế được gán cho Thêm Sức.
  1. Nhưng Thêm Sức có đặc tính riêng: ơn Thêm Sức khác ơn Hôi Thánh :
  • Theo kết luận của truyền thống Kitô giáo, không phải của Kinh Thánh, khác như người trưởng thành khác trẻ thơ.
  • Giúp nảy nở con người Kitô giáo nơi đứa trẻ đã chịu thanh tẩy.
  • Giúp đạt được sự viên mãn chủ vi, như Thần khí chủ vị hóa giúp Đức Yêsu đạt trong cuộc tử nạn phục sinh
  • Muốn giúp tín hữu chuyển biến lên tuổi trưởng thành, nơi sự hiệp thông với Đức Kitô Vượt qua đạt chất liệu đích thực. Cuôc chuyên biến này xảy ra thế nào ?
  • Mỗi người là một nhân vị vừa tự tại vừa hiệp thông: với tư cách này, họ được hội nhập vào thảm dệt các mối giây liên hệ và họ có bổn phận đối với tha nhân.
  • Ơn phép Rửa đưa họ tiếp xúc với mầu nhiệm cứu độ trong Đức Kitô, mà mầu nhiệm này liên quan đến toàn thể nhân loại.
  • Thần khí “thêm sức” sẽ chuyển tín hữu từ vị trí thọ lĩnh dành riêng cho tuối ấu thơ sang giai đoạn dâng hiến, trong đó tín hữu chia sẻ trách nhiêm của Đức Kitô đối với Hội Thánh và toàn nhân loại. Thần khí giúp ơn được lãnh trong phép Rửa tỏa hết năng lực cộng đồng mà nó vẫn sẵn mang.
  1. Thần khí in dấu trên liên hệ ràng buộc với Hội Thánh đã khởi sự từ ngày Rửa tội: Cv 8,14-17 (Phêrô và Yoan ở Samaria) cho thấy các tân tòng từ nay nhận Thần khí thì được gia nhập Hội Thánh mà các tông đồ lãnh đạo và trung tâm được đặt ở Yê
  • Thần khí củng cố liên hệ đó để làm tín hữu chia sẻ các trách nhiệm của cộng đồng:
  • Thần khí ban cho tín hữu khá năng nhận các sứ vụ và trao sứ vụ cho họ,
  • Khi trưởng thành về đức tin, kẻ tin đam nhận vai trò của Hội Thánh là “mẹ loài người”, chuyên phân phát ơn cứu độ ( ví dụ Phaolô quặn đau sinh hạ kẻ tin)
  1. Trong mạng lưới quan hệ Kitô giáo, mối quan hệ căn bản nhất là sự kết hiệp với Đức Yêsu Chúa:
  • Thần khí luôn vì Chúa Con và sự hiện thông với Chúa Con.
  • Nên Ngài ban ơn thêm sức nhằm làm tăng trương lòng tin vào Đức Kitô, trong đức ái và đức cây. Rồi nhằm hiến đức tin ấy thành hành động là “ra đi làm chứng” cho Đức Kitô, một hành động có tính công khai và xã hội.
  • Thêm sức nhằm làm cho vươn tới cuộc hội nhập hiệu năng vào Đức Kitô Cứu Thế và trong Hội Thánh, cơ chế phổ quát ban ơn Cứu độ: đây là một đoàn sủng gồm tinh thần phục vụ, nghị lực tông đồ, sự can đảm tuyên xưng đức tin. Về căn bản, ơn Thêm sức vẫn là hiệp thông với Đức Kitô Vượt qua
  1. Nếu đặc điếm của ơn Thêm sức là thế thì nên cho lãnh bí tích Thêm Sức ơ tuổi nào?

Thần khí không gây xáo trộn cho các qui luật của con người, Ngài hội nhập vào các tiềm năng của con người và giải phóng chúng từ bên trong.

  • Nên ơn Rửa tội phong phú chỉ làm chín dần theo nhịp phát triển tâm lý của mối người.
  • Nên như phép Rửa được ban vào tuổi sơ sinh, phép Thêm Sức nên được hoãn tới độ tuối mà các tiềm năng nhân vị ghi sẵn nơi con người đã được bành trướng kha khá.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube