Cuộc toàn thắng của Thánh Thần - “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Hiện tại ta mong đợi gặp gỡ Đức Kitô. Sẽ có môt ngày, hy vọng đó được mãn nguyện. Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi người, trong Vương quốc Người, nơi Thần khí ngự trị triệt để.

Cuộc toàn thắng của Thánh Thần – (Thần khí Đức Kitô trong Hội Thánh)

Nước Trời.

  • Chắc chắn Nước Trời là một trạng thái thanh nhàn vĩnh phúc, vì Thần khí vốn là hạnh phúc của Thiên Chúa.
  • Nhưng Nước Trời cũng là một không gian, một vương quốc.Thanh-Than-Chua
  • Đức Kitô là hiện thân của Nước Trời, là nơi quy tụ những kẻ được Cha kêu gọi hiệp thông với Con (1 C 1, 9). Ngài là dung môi trong đó họ hiện hữu, trong đó họ được tác tạo thành tạo vật mới của thời cánh chung. Vậy ai hiện hữu trong Đức Kitô là đã ở trên trời (Ep 2, 6).

Nước Trời đó được Thần khí xây dựng dần khi Ngài chủ vị hóa dần dần không gian và thời gian.

Thân khí chủ vị hóa mọi sự.

Chủ vị hóa không gian

  • Ngài thúc đẩy loài người biến đổi cõi đất thành mạng lưới liên lạc, thành nơi thi thố tình yêu, xóa mọi khoảng cách.
  • Ngài biến đổi Đức Kitô và kẻ tin thành kẻ lân cận cho kẻ ở xa xôi nhất.
  • Ngài quy tụ nhân loại thành một Thân thể Đức Kitô (Ep 4, 4) khi đưa tạo thành tới đích điểm của nó, khi chủ vị hóa tất cả không gian (Thân thể Đức Kitô là một chủ vị) biến nó thành không gian thiên giới.

Chủ vị hóa thời gian.

  • Cùng với không gian thiên giới đó, xuất hiên một thời gian đặc thù đầy Kitô tính và Thần khí tính, thời gian được thánh Phaolô gọi là ‘lúc bây giờ của ơn cứu độ’ và được thánh Yoan gọi là “Ngày đó”. Đức Kitô được vĩnh hằng hóa trong cái ngày “hôm nay” Vượt qua đó, trong giây phút quyết định sự cứu độ.
  • Ngay từ giờ, các Kitô hữu được sống trong ngày “hôm nay” ấy, được hiệp thông vào sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô.
  • Trong Nước Trời nhân loại được tháp nhập hoàn toàn vào ngày “hôm nay” của Đức Kitô, vào cuộc Vượt qua từ sự chết vinh hiển.
  • Vậy thời gian cũng được chủ vị hóa và nên đồng nhất với sự chết của Đức Kitô và đồng nhất với sự chào đời của Đức Kitô vinh hiển, Đấng là thực tại có tính cách chủ vị ưu đẳng. Vậy cõi trời cũng có thời gian tính: cõi trời sống giờ phút phục sinh của Đức Kitô, bữa tiệc thiên quốc cử hành cuộc Vượt qua viên toàn của Ngài (Lc 22, 16).
  • Một thời gian như thế không qua đi như thời gian chúng ta, mà trụ lại, nhưng nó không khô cứng, mà kéo dài thường trực, luân chuyển theo vòng cầu chiều sâu, nhập vào thời gian của Ba ngồi, của sự sinh hạ đời đời.

Nước Trời là công trình của Cha được xây dựng vì Con, được xây dựng để mở rộng mầu nhiệm Con.

  • Đối tượng duy nhất của lòng Cha là Chúa Con, nơi Con, Thiên Chúa tìm thấy mọi sự làm mát lòng người. Người khởi đầu và kết thúc mọi sự trong Con.
  • Thiên Chúa xây dựng Nước Trời khi phục sinh Con, tức sinh hạ Con trong Thần khí. Trời là công trình Cha, sinh hạ Đức Kitô trong quyền năng Thần khí.
  • Qua hành động duy nhất ấy của Thần khí, Cha nắm bắt loài người, tháp nhập họ vào Con, khiến họ cùng sống, cùng hiên trị trên trời với Ngài. Trời là sự mở rộng của Mầu nhiệm Con:
  • Khống gian của nó là Thân thể Đức Kitô.
  • Thời gian của nó là lúc sinh hạ Đức Kitô.
  • Thần khí tác tạo Thân thể Đức Kitô giữa nhân loại và tác tạo không gian thiên giới, khiến trời, không gian, thời gian của trời đầy Kitô tính và Thần khí tính.

Nước Trời được thề hiện nơi Thánh thể.

Hội Thánh có một nhiệm tích để thể hiện hay bôc lộ Nước Trời: đó là Thánh thể:

  • Thánh thể là bữa ăn thật sự của Nước Trời, nhưng lại được cừ hành trên cõi đất.
  • Thánh thể quy tụ nhân loại tản mát trong không gian vào Thân thể Đức Kitô để dù thuộc đời nào, họ đều sống giây phút duy nhất của hy tế Đức Kitô, của cái chết tôn dương Ngài, của biến cố cứu độ.
  • Trên trời cũng như trong Thánh thế, không gian và thời gian hòa nhập với nhau trong mầu nhiệm Đức Kitô và được chủ vị hóa.

Nước Trời được hình thành do chuyển động âm dương (đẩy ra – hút vào ) của Thần khí.

  • Thần khí là tác nhân của lịch sử, đưa lịch sử đến đích điếm là Trời.
  • Ngài tác tạo lịch sử bằng lối hành động quen thuộc của Ngài là đầy ra – hút vào,

Một mặt Ngài là chìa khóa yêu thương để mở ra.

  • Nhờ Ngài, Thiên Chúa ra khỏi mình trong “Con làm người”, nhập thể đến mức cũng là chịu đau khổ và chịu chết.
  • Nhờ Ngài, Thiên Chúa tao dựng vũ trụ và loài người rải rác khắp không gian, thời gian.

Mặt khác, Thần khí là chuyển động toàn năng để cô đọng lại, để nội tâm hóa.

  • Trong ba Ngôi, Ngài đưa Con vào hợp nhất với Cha.
  • Đối với Con nhập thể, Ngài dẫn từ các điểm nhân sinh là cái chết đến tận sự hiệp thông vinh quang với Cha.
  • Ngài cũng qui tụ cả nhân loại trong Thân thể duy nhất của Đức Kitô vào đúng giây phút xây ra cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô.
  • Tất cả lịch sử thánh nằm gọn trong nhịp “ âm dương ” dồn dập ấy:
  • Nó vòng lại chuyển động vĩnh hằng trong ba Ngôi, qua đó cha đi ra gặp Con và xiết chặt lấy Con trong duy nhất Thần khí.
  • Trong lịch sử thánh ở lúc đầu, sự nổ tung có vẻ có ưu thế, thật ra mọi vật đi ra hiện hữu vẫn được gọi tiến tới hiệp thông. Còn ở chóp đính: sự hiệp thông, hiệp nhất là tất cả: trong cái chết của Đức Kitô, Con và nhân loại được quy tụ và trở về với Cha đang khi Thiên Chúa mở ra, phó mình hết mức cho loài người. Trời là thế, nơi chuyến động âm dương của Thần khí tụ lại trong viên mãn.

Nước Trời, nơi Hội Thánh và mầu nhiệm các thánh thông công đạt mức viên mãn.

Lúc còn tại thế, Hội Thánh đã được định nghĩa là “một Thân thể duy nhất và một Thần khí duy nhất” đã luôn thuộc về Đức Kitô, đã hiệp thông thật sự với Đức Kitô. Tuy vậy sự hiệp thông hoàn toàn vẫn còn là hy vọng. Trên cõi trời, trong viên mãn Thần khí, Hội Thánh và Đức Kitô mới là một Thân thể duy nhất.

Lúc còn tại thế, mỗi tín hữu đã bắt đầu sống vinh dự của Đức Kitô là được làm hạt lúa chết đi để sinh bông hạt như Ngài, đã bắt đầu không còn sống cho riêng mình, đã bắt đầu thành Thần khí làm cho người khác sống ‘hay như Phaolô, sinh đẻ cho trần gian những con người sống đời đời’ nhưng chỉ trên cõi trời, họ mới hoàn toàn giống Đức Kitô và ân sủng của mỗi người mới nên nguồn mạch tuôn ân sủng.

Nơi thế gian, mầu nhiệm “các thánh thông công” chỉ có những hiệu quà giới hạn, vì con người trong xác thịt còn bị giam hãm trong bản thân.

Như Đức Kitô, chỉ khi chết mới vượt mọi thành chắn và đạt mức hiệp thông viên mãn, mới sống lại thành cộng đồng, các tín hữu phục sinh với Đức Kitô mới được biến đổi với Ngài trong Thần khí : Thần khí mở lòng họ ra để tận hiến cho anh em, đón nhận anh em và làm họ nên giống Đức Kitô, mỗi người trở nên cõi trời cho kẻ khác, kẻ này sống nhờ và sống cho người kia, nhờ Đức Kitô và nhờ Thần khí, Đấng vốn là sự đón nhận và hiến ban.

Khi đó, kẻ được ơn sẽ làm ích cho cả Hội Thánh, kẻ đó không tự cao vì biết mình nhận ơn là vì ở trong Thân thể Đức Kitô và do công lao cửa mọi người, như Têrêxa nhỏ nói: ‘ân huệ một người lãnh do công lao của nhau’ và kẻ không được ơn cũng không so bì, thầy chỉ còn biết ơn, vì ơn người kia cũng có lợi cho mình. Đây là lúc lời Thiên Chúa phán hồi ban sơ “ Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh chúng ta” ‘môt vị Thiên Chúa duy nhất mà nhiều ngôi vị’ được thực hiện: loài người từ nay vừa là một đoàn lũ vừa là một Thân thể trong Thân khí khởi đông Thân thể ấy. Họ gốm nhiều người, nhưng liên đới, nên một với nhau như Thiên Chúa Ba Ngôi.

Mẹ Maria, sự đại thắng của Thánh Thần.

Thần khí có vai trò chủ chốt là phục vụ mầu nhiệm sinh hạ Chúa Con và đoàn con cái Thiên Chúa. Mầu nhiệm Thần khí liên kết chặt chẽ.với Chúa. Thần khí đại thắng khi làm cho Hội Thánh phát huy chức năng làm mẹ, nghĩa là thể hiện mầu nhiệm hiệp thông, mầu nhiệm “các thánh thông công”, vì chức năng làm mẹ là một danh hiệu khác để chỉ mầu nhiệm các thánh thông công.

Thế mà nơi mẹ Maria, quyền Năng tỏa lan của sự thánh thiện đạt tới mức cùng, hoạt động của Thánh Thần được phát huy hết mức. Thánh Thần làm cho Mẹ nên người mẹ sinh Chúa Con và đoàn con cái Thiên Chúa.

  • Mẹ vừa là biếu tượng của Hôi Thánh vừa là hình ảnh sống, là thực tại, là hiên thân của Hôi Thánh.
  • Để diễn tả việc Mẹ là biểu tượng, Thánh Yoan không gọi Mẹ bằng tên riêng mà bằng một chức năng như: người phụ nữ, người đàn bà, người mẹ.
  • Để nói Mẹ vừa là biểu tượng vừa là thực tại, Tin Mừng viết “ hỡi phụ nữ, đây là con Bà (Yn 19, 26).
  • Mẹ đã cô đọng nơi mình tất cả lịch sử thánh, một lịch sử được Thánh Thần tác động để nhằm cho Chúa Con thành thể xác giữa lòng thế giới, một lịch sử trong đó Thánh Thần thi thố hoạt động Hội Thánh tính của Ngài.
  • Trước hết, Thần khí tác động ngay từ đầu lịch sử, gieo hạt giống Thiên sai vào nhân loại ngay từ đầu. Ngài làm cho dân Israel thành Hội Thánh với tư cách một dân tộc gắn liền với Đấng Thiên sai qua huyết nhục và sẽ sinh ra Đấng Thiên sai. Hội Thánh Cựu ước ấy đã cô đọng nơi Mẹ Maria khi Mẹ mang thai trong xác Mẹ bỡi quyền năng Thần khí. Tất cả dân Cựu ước, với chức năng người mẹ thế xác, tất cả đức tín của Abraham và của miêu duệ ông, đối diện với thánh ý khó hiểu của Thiên Chúa, đã tập hợp trong Mẹ Maria trên núi Sọ. Trong Mẹ, Israel đang đứng thẳng dưới chân thập giá. Ở tột đỉnh lòng tin đó, Israel vượt sang Tân ước mà không phủ nhận chính mình. Mẹ Maria công tác với Đức Kitô vào đúng “Giờ” của Ngài. Mẹ hiệp thông với Đức Kitô trong sự chết thể xác. Hội Thánh Cựu ước, kết hiệp với Đức Kitô qua thề xác, đã chết đi cho chính mình, nhường chỗ cho Hội Thánh Tân ước.
  • Mẹ Maria cũng chính là hiện thân của Hội Thánh Tân ước, một Hội Thánh có chức từ mẫu mới, đầy thần khí tính, một Hội Thánh kết thúc lịch sử của mối thù giữa con rắn và người phụ nữ và được tóm lược trong hình ảnh người nữ thật sự khiêm cung và muôn đời chói rạng Thần khí. Hội Thánh Tân ước không còn là Mẹ Đức Kitô mà đã là bạn đời của Ngài. Hội Thánh đó kết hiệp với Ngài trong cuộc vượt qua và cùng hiệp thông trong cuộc tử nạn phục sinh. Một Hội Thánh như vậy được thánh hóa trong Thần khí Đức Giêsu và một trật có khả năng thánh hóa, có khả năng làm mẹ loài người để sinh họ trong sự sống vĩnh hằng.
  • Vậy khi biến Mẹ Maria thành hiện thân Hội Thánh, Thần khí đã mạc khải ý nghĩa hoạt động của Ngài, một hoạt động chỉ nhằm mục đích sinh hạ Chúa Con và đoàn con cái Thiên Chúa. Mẹ Maria đã là cộng sự của Thần khí trong công trình cứu chuộc, là mẹ đoàn con Thiên Chúa trong Đức Kitô. Mẹ khác nào ấn bản của Thánh Thần theo phong cách trần gian. Mẹ là sự đại thắng của Thánh Thần. Ngài tạo mẹ thành bức phù điêu hoàn bị, diễn tả Hội Thánh trong mầu nhiệm hiệp thông, mầu nhiệm sinh con cái, mầu nhiêm trước tiên của chính Thánh Thần.

Mầu nhiệm kẻ chết sống lại cũng là một mầu nhiệm cõi trời.

  • ‘Mầu nhiệm cõi trời là mầu nhiệm của sự hiệp thông hoàn toàn giữa loài người với Thiên Chúa. Thế mà mầu nhiệm kẻ chết sống lại làm con người sống lại với Đức Kitô, có thân xác được linh thiêng hóa nhờ Thần khí, để chỉ còn là tương quan thuần túy như Đức Kitô, thể hiện sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa’.

Qua mầu nhiệm kẻ chết sống lại, sự hiệp thông mà Thiên Chúa thiết lập trong Đức Kitô và trong Thần khí đạt tới đỉnh viên mãn.

  • Qua Giao ước với Abrạham, Ysaac và Yacop. Thiên Chúa đã bắt đầu thiết lập sự hiệp thông ấy, nên Đức Giêsu thấy việc kẻ chết sống lại được ghi trước trong giao ước ấy.
  • Nhưng cuộc Vượt qua của Đức Giêsu mới đưa sự hiệp thông đến mức viên mãn và cũng kết thúc công cuộc cứu độ, vì cứu độ chính là sự hiệp thông vĩnh viễn giữa Thiên Chúa và loài người trong Đức Giêsu Kitô.
  • Mầu nhiệm kẻ chết sống lại là chính mầu nhiệm hoàn tất quá trình hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa:

Nó hoàn tất điều còn thiếu khi ta sống ở cõi thế: đây là lúc ta có thân xác làm mạng lưới liên hệ với kẻ khác, nhưng khi xác gục chết, mạng lưới ấy bị xé rách, may thay, Thiên Chúa đã thay đổi sự chết. Trong Đức Kitô và trong Thần khí hiệp thông, sự chết thành sự phục sinh muôn đời và một mạng lưới liên hệ không bị xé rách được tác tạo. Mầu nhiệm kẻ chết sống lại là con triện giao ước giữa Thiên Chúa và loài người và giữa loài người với nhau.

Nó hoàn tất điều ta khởi sự sống khị ta chịu Thánh Tẩy: khi chịu Thánh Tầy, ta đã nhập vào Đức Kitô, nên một Thân Thể với Ngài và khi chết, ta được mặc lấy Đức Kitô hơn nữa, được có ngôi nhà vĩnh cửu (2 C 5, 1). Khi đó, việc ta được sống lại với Đức Kitô đã được Thiên Chúa bảo đảm, khi Đức Kitô đã phục sinh vì ta (2 C 5, 15). Tuy vậy, ta còn phải tin, bởi việc phục sinh sau cùng vẫn là mầu nhiệm, ta còn phải chết cho cõi tục lụy đây là điều mà sự tư duy trần tục không hiểu được.

  • Tại sao khi sống lại, ta đạt sự hiệp thông viên mãn? Mầu nhiệm phục sinh giúp ta hiểu điều này phần nào:

Thiên Chúa chi có một hoạt động duy nhất là làm cho Con sống trong Thần khí. Khi được sống lại là con người được nắm bắt trong hoạt đông duy nhất đó của Cha. Mà Phục sinh là Đức Giêsu được sinh hạ, Nên khi ta chết và sống lại, ta ở vào lúc được sinh nở trọn vẹn, và đời đời ta sẽ không ra khỏi giây phút đó nữa, không ra khỏi “ngày hôm nay” vĩnh hằng của cuộc sinh nở Vượt qua của Đức Kitô nữa (Cv 13, 33) để sống trong sự sống vĩnh hằng của Ba Ngôi, tức hiệp thông trọn vẹn với Ba Ngôi. Đây lá lúc ta đạt niềm vui của lúc chào đời, lúc không ngừng được đón nhận chính mình từ lòng Cha trong Thần khí, được luôn sống thuở ban đầu, sống chính hạnh phúc cõi thanh nhàn thiên quốc.

Mầu nhiệm sống lại trong Thần khí còn cho con người có một thể xác được linh thiêng hóa:

  • Ở cõi thế, con người đã là một thể xác “linh” động, thể xác con người đã là một mạng lưới liên hệ, do đó đã có tính linh thiêng, vì là cơ quan khiếm khuyết, chưa được chủ vị hóa bao nhiêu, nó còn cần được cứu chuộc, còn cần được chủ vị hóa đê hoàn toàn đồng nhất với chủ vị (nghĩa là tôi “là” một thể xác, chứ không chi ở mức tôi “có” một thề xác).
  • Thần khí đến chủ vị hóa thể xác, làm cho con người thành “quan hệ thuần túy”, chỉ là quan hệ, chỉ là hiệp thông, thánh Phaolô gọi thể xác ta có khi sống lại này là “thể xác thần thiêng” (1 C 15, 42-44). Thể xác mà lại thần thiêng: hai từ mâu thuẫn nhau. Công việc Thần khí làm thường nghịch lý như vậy. Nhưng như ta vừa nói, lúc tại thế xác ta thật ra đã “thần thiêng linh thiêng” phần nào rồi, nên lúc được Thần khí tái tạo, nó nên thần thiêng hoàn toàn.
  • Khi được Thần khí tái tạo
  • Thân xác ta nên giống Đức Kitô chỉ còn là quan hệ thuần túy.
  • Khi sống lại, ta không sống theo xác phàm nữa, không còn đóng kín vào mình, mà trao đổi nội tâm với nhau, “thông công” hết mức, thông dự vào sự phục sinh của Đức Kitô và ở trong Đức Kitô.
  • Vậy Phục sinh các kẻ chết là đỉnh vòm của tất cả sự nghiệp, tạo thành, là nơi hội tụ của hai khía cạnh thuồc hoạt động Thần khí: vươn tới và nghỉ ngơi.

Mầu nhiệm kẻ chết sống lại là công trình Thần khí hiệp thông, là mầu nhiệm kết thúc các nỗ lực sinh hạ Chúa Con trong trần gian, vì lúc đó tất cả đã tham dự vào tử hệ rồi, đã được đầy Chủ vị tính và Thần khí tính rồi.

Với mầu nhiệm này, Thiên Chúa đạt tới chức làm Cha (đạt tới phụ tính) viên mãn, tức là đạt tới chức năng Người vẫn có trong cõi đời đời: làm Cha sinh hạ Con trong Thánh Thần.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube