Tự do tôn giáo và vấn đề An ninh quốc gia: Một lằn ranh mong manh?

Các quốc gia châu Âu hiện đang vật lộn với tình thế tiến thoái lưỡng nan và các học giả tin rằng bầu khí chống Hồi giáo hiện nay đang dẫn đầu cuộc tranh luận về sự xói mòn đối với vấn đề nhân quyền

This photo shows the inside of the European Court of Human Rights (ECHR) in Strasbourg, eastern France, on February 7, 2019. (Photo by FREDERICK FLORIN / AFP)

This photo shows the inside of the European Court of Human Rights (ECHR) in Strasbourg, eastern France, on February 7, 2019. (Photo by FREDERICK FLORIN / AFP)

Ở châu Âu, xu hướng đó chính là hạn chế tự do tôn giáo nhân danh vấn đề an ninh quốc gia.

Phiên bản thứ tư của các cuộc họp về Luật và Tôn giáo được tổ chức vào ngày 5 tháng 7 tại Strasbourg với chủ đề “Các tín ngưỡng tôn giáo và sự điều chỉnh theo chuẩn mực”.

Louis-Léon Christians, Giáo sư tại Đại học Công giáo Louvain và là một chuyên gia về luật tôn giáo, giải thích những căng thẳng hiện tại và cách thức mà trong đó các quốc gia châu Âu điều chỉnh những biểu hiện tôn giáo.

La Croix: Sau khi một nhóm phụ nữ diện trang phục burkinis bước vào một bể bơi ở Grenoble, Thủ tướng Pháp tuyên bố rằng “không tín ngưỡng tôn giáo nào” có thể được sử dụng như một lý do để phá vỡ các quy tắc. Đây có phải là một ví dụ điển hình về sự xung đột ngày càng tăng giữa luật pháp và tôn giáo?

Giáo sư Louis-Léon Christians: Vụ việc liên quan đến việc diện trang phục burkini này, đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi ở Pháp, chính là một cơ hội để nhắc nhở chúng ta rằng niềm tin tôn giáo phải tuân theo luật pháp, với điều kiện là phải tuân thủ những yêu cầu đối với các quyền cơ bản, đặc biệt là Công ước châu Âu về quyền con người.

Các quy tắc liên quan đến bể bơi, và thậm chí là một đạo luật được Nghị viện thông qua, phải tôn trọng các giá trị cao hơn được bảo đảm bởi Công ước châu Âu về quyền con người, bao gồm cả vấn đề tự do tôn giáo.

Để xác định xem trường hợp này có phải là như vậy hay không, chỉ có một cách cuối cùng vào lúc này đó chính : Đưa vấn đề này lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECHR) tại Strasbourg.

Có phải việc diện trang phục burkini được xem như là tự do tôn giáo?

Một công dân không thể tự mình thi hành luật pháp, chỉ có một cuộc tranh luận công khai có thể quyết định điều đó. ECHR đã nhường chỗ cho sự thay đổi đối với các quốc gia châu Âu liên quan đến việc điều chỉnh tự do tôn giáo trong một số trường hợp.

Mục tiêu của hội nghị chuyên đề này, được tổ chức tại Strasbourg và quy tụ các chuyên gia đến từ một số quốc gia, đó chính là để hiểu được cách thức hoạt động này. Người ta đặt vấn đề về các tiêu chí mà Tòa án Nhân quyền Châu Âu xác minh khi đề cập đến những khiếu nại và chất vấn về việc “những lằn ranh đỏ” mà các quốc gia không được vượt qua là gì?

Làm thế nào để ECHR đánh giá việc liệu tự do tôn giáo của một người đã bị vi phạm?

Chúng tôi xác định bốn tiêu chí.

Trước hết và quan trọng nhất, đó chính là thủ tục. Trước khi hạn chế quyền tự do tôn giáo của công dân, một cuộc đối thoại cần phải được tiến hành giữa các bên liên quan: Người sử dụng lao động với người lao động, chính quyền với người sử dụng, nhà nước với xã hội dân sự hoặc, theo luật, một cuộc tranh luận thuộc nghị viện thực sự.

Các tiêu chí khác đánh giá tính cân xứng của biện pháp. ECHR xem xét việc liệu các biện pháp giới hạn có liên quan đến việc giải quyết vấn đề hay không; liệu chúng có phải là phương tiện ít xâm phạm nhất để giải quyết vấn đề hay không, ngược lại, một biện pháp hạn chế khác sẽ đạt được kết quả tương tự; và, cuối cùng là cho dù nó không quá tốn kém về tài chính.

Trong trường hợp luật pháp của Pháp về các biểu tượng tôn giáo trong các trường học, ECHR đã không “chúc mừng” Pháp hoặc thiết lập nó như là một mô hình cho toàn bộ châu Âu. Thay vào đó, ECHR chỉ xem xét rằng, trong bối cảnh cụ thể của nó, những lệnh cấm này vẫn tương xứng với các mục tiêu hợp pháp nhất định.

Bất chấp ảnh hưởng của ECHR, liệu có xu hướng hiện nay để hạn chế hơn nữa quyền tự do tôn giáo ở châu Âu?

 Vâng, hầu hết các học giả chuyên về các vấn đề này cho rằng hiện tại có những mối đe dọa nghiêm trọng đối với vấn đề tự do tôn giáo, đặc biệt là vì những phản ứng nhất định liên quan đến Hồi giáo.

Mặt khác, hầu hết các chính sách đều coi những hạn chế này là cần thiết nhân danh vấn đề an ninh của đồng bào của họ, cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan hoặc việc đánh mất sự gắn kết quốc gia.

Khi kiểm soát sự lập pháp của một quốc gia châu Âu, ECHR sẽ tính đến bối cảnh chính trị và xã hội địa phương. Một quốc gia có thể phải hành động theo một cách thức cụ thể, tùy thuộc vào các phản ứng có thể thấy trước đối với một cộng đồng tôn giáo cụ thể. Mỗi quốc gia đang làm những gì có thể trong một bối cảnh có thể được công nhận là không hề dễ dàng.

Nhưng những người đồng sự có mặt tại hội nghị cũng cho thấy tính chất khó lường của luật ECHR. Các tiêu chí vẫn còn hết sức mờ nhạt và phụ thuộc vào sự đánh giá thay đổi bất thường của các thẩm phán, đến mức khó có thể dự đoán các quyết định của nó.

Có phải tất cả điều này có nghĩa là chúng ta, ở châu Âu, cũng đang điều chỉnh các tiêu chuẩn cho từng trường hợp cụ thể, giống như “những điều chỉnh hợp lý” của Canada?

Đây chính là nỗi sợ hãi to lớn của một số người, những người coi nó như là một sự xói mòn đối với chuẩn mực chung. Thuật ngữ “những điều chỉnh hợp lý” đã được sử dụng trong luật Canada nhưng lại có quá nhiều cuộc bút chiến tập trung vào từ ngữ là vô ích và nhằm mục đích chuyển hướng sự chú ý.

Truyền thống của luật pháp châu Âu – truyền thống của chúng ta – luôn kết hợp tầm quan trọng của nguyên tắc về tính chất cân xứng. Nó đã liên tục cải tiến. Thay vì lãng phí thời gian và năng lượng cho các tranh chấp về ngôn ngữ không cần thiết, thay vào đó chúng ta hãy tập trung vào việc nguyên tắc này dẫn chúng ta đến đâu.

Làm thế nào, thậm chí ngay cả trong bối cảnh lo ngại về an ninh, chúng ta có thể để các nguyên tắc cơ bản của chúng ta bị bỏ lỡ?

Tôi đang nghĩ, ví dụ như, sự phản đối lương tâm, tức là khả năng công dân nhờ đến sự bảo đảm quyền con người để tránh nghĩa vụ vốn vi phạm lương tâm của họ. Cả công dân lẫn các tín đồ đều không thể bị đối xử như những con robot.

Minh Tuệ (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube