Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố liên minh mới vì Tự do Tôn giáo

shutterstock_1256789368_1

Một Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế mới với 27 quốc gia thành viên đã được Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo công bố hôm thứ Tư.

Ông Pompeo cho biết rằng liên minh sẽ bao gồm “các đối tác có cùng chí hướng, những người trân trọng và đấu tranh cho tự do tôn giáo quốc tế cho mỗi con người”.

Theo mô tả chính thức của liên minh, “nó sẽ ủng hộ tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng cho tất cả mọi người, bao gồm quyền của bất kỳ cá nhân nào thuộc bất kỳ tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào, để thay đổi tôn giáo hoặc tín ngưỡng và thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng, các nhân hoặc trong cộng đồng với những người khác, trong việc thờ phượng, tuân giữ, thực hành và giảng dạy”.

27 quốc gia đã ký kết với tư cách là thành viên của liên minh – Albania, Áo, Bosnia và Herzegovina, Brazil, Bulgaria, Colombia, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Gambia, Georgia, Hy Lạp, Hungary, Israel, Kosovo, Latvia, Lithuania, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Sénégal, Slovakia, Slovenia, Togo, Ukraine, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

“Cùng với nhau, tất cả chúng ta nói rằng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không phải là một lý tưởng phương Tây, nhưng thực sự là nền tảng của các xã hội”, ông Pompeo nhấn mạnh hôm thứ Tư, đồng thời cũng cho biết thêm rằng nó đã được nêu trong Tuyên bố về các Nguyên tắc của Liên minh và Tuyên ngôn Nhân quyền.

Liên minh được yêu cầu bởi một số phát triển, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao giải thích tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư.

Trong vài thập kỷ qua, người ta đã nhận thấy “một sự suy giảm nghiêm trọng” về nhân quyền, ông Pompeo nói, và quyền tự do tôn giáo “nền tảng” – “một thứ mà bạn thực sự có thể xây dựng và mở rộng các quyền con người khác” – phải được tái ưu tiên, vị quan chức cho biết hôm thứ Tư, trích dẫn những vụ thiệt mạng liên tục vì cuộc đàn áp tôn giáo.

Một lý do tương tự đã được đưa ra đối với việc thành lập Ủy ban về các Quyền bất khả nhượng vào mùa hè năm ngoái, một ủy ban tư vấn bao gồm các chuyên gia về nhân quyền từ nhiều truyền thống đức tin khác nhau. “Việc ủng hộ nhân quyền đã bị đánh mất phương hướng và trở thành một ngành kinh doanh hơn là một kim chỉ nam về luân lý”, ông Pompeo viết trong một bài xã luận giải thích về việc thành lập ủy ban.

Liên minh sẽ “mang tính đồng thuận”, nghĩa là các hành động chung được đưa ra bởi một số quốc gia sẽ không ràng buộc tất cả các quốc gia thành viên tham gia.

Một số nguyên tắc làm nền tảng cho liên minh bao gồm: lên án bạo lực vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng của một người; phản đối các đạo luật cản trở việc thực hành tôn giáo chẳng hạn như “luật báng bổ” và việc đăng ký với nhà nước đối với các nhóm tôn giáo; việc hỗ trợ các tù nhân lương tâm; việc bảo vệ các địa điểm tôn giáo; sự tham gia cùng với xã hội dân sự; việc thúc đẩy văn hóa tôn giáo và tự do tôn giáo.

Các quốc gia thành viên cam kết tuân thủ và thúc đẩy các nguyên tắc đó, và đồng thời sử dụng hang loạt hành động để làm như vậy.

Những hành động như vậy có thể bao gồm ngoại giao công chúng, việc thúc đẩy đối thoại liên tôn, hỗ trợ các nạn nhân của cuộc đàn áp tôn giáo, “các biện pháp cấm vận có chọn lọc đối với những kẻ thủ phạm khi thích hợp”, và việc đào tạo việc thực thi pháp luật.

Ví dụ, quan chức Bộ Ngoại giao đã đề cập đến một sự kiện chung, được đăng cai tổ chức bởi ba quốc gia thành viên, được tổ chức bên lề Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế về hoàn cảnh của những người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.

Vị quan chức này đã “ngần ngại” khi liệt kê các biện pháp trừng phạt chung như là một hành động có thể được thực hiện bởi các quốc gia thành viên, bởi vì “nhiều quốc gia nhìn vào chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẵn sàng đến đó ngay lập tức và rất nhiều quốc gia không muốn làm điều đó”.

Bộ Ngoại giao đã bị thẩm vấn về việc mở rộng lệnh cấm du lịch tới Miến Điện của chính phủ, một quốc gia nơi mà nhiều người Hồi giáo Rohingya bị trục xuất khỏi vùng đất của họ và bị đàn áp vì tình trạng sắc tộc và tôn giáo của họ.

Chính quyền Trump, vị quan chức này nói, đang nỗ lực ngăn chặn cuộc đàn áp tôn giáo, bởi vì “người dân không nên bị buộc phải rời bỏ đất nước của họ để thực hành đức tin của mình”. Các nạn nhân của cuộc đàn áp có thể nhận được nơi trú ẩn an toàn tại Hoa Kỳ, vị quan chức cho biết, trường hợp của chị Asia Bibi.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube