Hồng Kông. Edwin Chow (Liên đoàn Sinh viên Công giáo): "Chúng tôi ở lại và chiến đấu cho tự do của chúng tôi"

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 23-08-2019 | 09:51:52

Cuộc phỏng vấn với chủ tịch Liên đoàn sinh viên Công giáo Hồng Kông. “Tôi không nhìn tương lai của mình theo một cách thức rất tích cực. Mặc dù độc lập rất khó đạt được, một số người ở Hồng Kông, bao gồm cả tôi, vẫn ở lại và đấu tranh cho tự do của chúng tôi, cố gắng ngăn Hồng Kông trở thành Trung Quốc”. Sau đó, anh kêu gọi các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới hãy luôn luôn có “sự can đảm để đấu tranh cho tự do và công lý”: “Chúng ta có thời gian phía trước chúng ta và chúng ta là tương lai của xã hội”

hong-kong-proteste-cattolici.jpg.pagespeed.ce._13Gje1rQ-

Edwin Chow hiện là chủ tịch lâm thời của “Liên đoàn sinh viên Công giáo Hồng Kông”, Liên đoàn của các sinh viên Công giáo, kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình, luôn đi đầu vì “tương lai và hạnh phúc” của Hồng Kông. Thay lời cho những người, từ tháng Sáu, đang chiến đấu một cách hòa bình cho tự do và dân chủ tại Hồng Kông, Edwin Chow cho biết các bạn trẻ đang cố gắng không rời đi nhưng ở lại thành phố để có thể đảm bảo cho độc lập và tự do của họ. Đây không phải là một trò chơi: các cuộc biểu tình đang ngày càng mang ý nghĩa của các trận chiến thực sự ngay trong thành phố; bạo lực ngày càng trở nên tàn bạo và hàng chục bạn trẻ nam nữ bị cảnh sát bắt giữ. Trên biên giới, thấp thoáng bóng ma của một sự can thiệp quân sự của Trung Quốc. Edwin giải thích lý do khiến người dân Hồng Kông phải xếp hàng diễu hành trên các con đường của thành phố. Không dễ hẹn gặp anh ấy. “Đây là những ngày dấn thân mạnh mẽ – anh cho biết – chúng tôi xin lỗi vì hôm nay chỉ có thể trả lời thư, nhưng chúng tôi đảm bảo sẽ tìm được thời gian để quý vị nói chuyện với chúng tôi.”

Bạn có thể cho chúng tôi biết lý do của cuộc biểu tình là gì? Những nỗi sợ hãi và hy vọng của giới trẻ Hồng Kông là gì? Họ yêu cầu lãnh đạo chính trị địa phương làm gì? Họ có cảm thấy các yêu cầu của họ đang được lắng nghe?

Lúc đầu, lý do của cuộc biểu tình chủ yếu là để phản đối dự luật dẫn độ cho phép dẫn độ người dân Hồng Kông đến Trung Quốc để xét xử. Sau ngày 12 tháng 6, những người biểu tình chủ yếu yêu cầu 5 điều: thứ nhất, dự luật đó phải dứt khoát bị rút lại; thứ hai, việc thực hiện quyền bầu cử phổ quát trong cả hai cuộc bầu cử, bầu người đứng đầu chính quyền và bầu hội đồng lập pháp; thứ ba, chính phủ phải rút lại định nghĩa về các vụ đụng độ bạo lực là “bạo loạn”; thứ tư, khởi động một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập về hành động của cảnh sát; thứ năm, tất cả những người bị bắt liên quan đến các vụ đụng độ phải được trả tự do vô điều kiện. Cho đến nay, không có yêu cầu nào của chúng tôi được chính phủ lắng nghe, vì dự luật chỉ bị đình chỉ, nhưng không được rút lại hoàn toàn. Do đó, chính phủ có thể khởi động lại nó bất cứ lúc nào.

8A276E6F-20AB-4AB1-A538-41D67C96E26E

Vai trò của Giáo hội Công giáo là gì?

Giáo hội Công giáo có một vai trò hỗ trợ trong phong trào này. Trong các cuộc biểu tình, nhiều nhà thờ ở Hồng Kông vẫn mở cửa để che chở, bảo vệ và phục hồi sức mạnh cho những người biểu tình.

Hơn nữa, kể từ tháng 6, Liên đoàn sinh viên Công giáo đã tổ chức các buổi cầu nguyện và thậm chí là các thánh lễ. Ngoài ra các giáo xứ và các tổ chức của giáo phận đã tổ chức nhiều sáng kiến ​​cầu nguyện cho Hồng Kông.

Bạn có sợ một sự can thiệp quân sự của Trung Quốc?

Vâng, chúng tôi sợ nó. Nhưng tôi không nghĩ rằng điều này thực sự có thể xảy ra. Vì Hồng Kông vẫn thể hiện lợi ích kinh tế đối với Trung Quốc và nếu Trung Quốc sử dụng các phương pháp quân sự để can thiệp vào các vấn đề của Hồng Kông, điều đó sẽ gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của Hồng Kông. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích này.

Bạn nhìn và hy vọng cho tương lai của bạn như thế nào? Chúng tôi biết rằng nhiều người trẻ đang rời khỏi Hồng Kông. Bạn có lo lắng về cuộc di cư này?

Tôi không nhìn tương lai của mình theo một cách rất tích cực.

Tôi nghĩ rằng sẽ chỉ có hai kết quả có thể xảy ra trong tương lai của chúng tôi. Kịch bản đầu tiên: chính phủ Trung Quốc chiến thắng bằng cách đàn áp phong trào. Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát Hồng Kông và một ngày nào đó Hồng Kông có thể trở thành như Bắc Kinh. Đây là tương lai mà chúng tôi sợ hãi. Vì lý do này, nhiều người rời khỏi Hồng Kông và những người ở lại vẫn cố gắng chống cự. Kịch bản thứ hai: người dân giành chiến thắng, sự can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông chấm dứt và Hồng Kông giành được độc lập. Tuy nhiên, tôi không tin rằng điều này thực sự có thể xảy ra vào thời điểm hiện nay, mặc dù tôi rất ủng hộ nó. Dẫu rằng độc lập rất khó đạt được, một số người ở Hồng Kông, bao gồm cả tôi, vẫn ở lại và đấu tranh cho tự do của chúng tôi, cố gắng ngăn Hồng Kông trở thành Trung Quốc.

Theo bạn, tình huống này có thể kết thúc như thế nào? Những lối thoát nào bạn nhìn thấy? Bạn có đề nghị gì?

Tôi không nghĩ phong trào sẽ kết thúc, trừ khi chính phủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong thực tế, tôi không có đề xuất nào để cung cấp cho chính phủ, bởi vì trách nhiệm của họ là giải quyết các vấn đề xã hội, và yêu cầu của mọi người là rõ ràng.

Tôi tin rằng đáp ứng yêu cầu của mọi người chính là lối thoát duy nhất.

Bạn có muốn nói gì với giới trẻ trên toàn thế giới?

Tôi hy vọng các bạn trẻ từ các quốc gia khác có thể hỗ trợ Hồng Kông. Tôi hy vọng các bạn trẻ luôn có thể có can đảm để đấu tranh cho tự do và công lý, bởi vì tôi nghĩ đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta có thời gian phía trước chúng ta và chúng ta là tương lai của xã hội.

Hoàng Tiến (theo AgenSIR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube