“China leaks”: rò rỉ các tài liệu bí mật tiết lộ thực tế bị che giấu bên trong các trại cải tạo của Trung Quốc (kỳ I)

PRI_100274844

Các vụ bắt giữ vì lý do sắc tộc dựa trên thuật toán trí tuệ nhân tạo, các trại tập trung, các vụ cưỡng chế giáo dục cải tạo và “lập trình lại suy nghĩ”: báo cáo của Associated Press về một hệ thống giám sát hàng loạt và giam giữ phòng ngừa lớn chưa từng thấy trên hành tinh cho đến ngày nay.

Tháp canh, cửa khóa kép và video giám sát, được thiết kế dày đặc trong các trại cải tạo của Trung Quốc “để ngăn chặn những cuộc đào thoát”. Người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác bị giam cầm bên trong các trại cải tạo đó; họ bị đánh giá theo một bảng điểm dựa trên sự thành thạo trong việc nói tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ của những kẻ thống trị, và phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt về mọi thứ, từ vệ sinh cá nhân đến việc sử dụng phòng tắm. Những điểm số này sẽ quyết định tương lai của họ và việc liệu họ có thể về nhà hay không. “Cách cư xử tốt” là một môn học bắt buộc, trong khi các khóa học về “cải thiện kỹ năng chuyên môn của một người” chỉ được cung cấp sau một năm trong các trại. “Đào tạo tự nguyện tại nơi làm việc”, đây là lý do chính phủ Trung Quốc đưa ra để giải thích việc họ giam giữ hơn một triệu người thuộc các dân tộc thiểu số, hầu hết là người Hồi giáo. Nhưng một loạt các bài viết của một tập đoàn báo chí đã cho thấy tình hình ở những trại này rất khớp với những gì các tù nhân trước đây đã mô tả: đó thực sự là các trung tâm bí mật cưỡng bức cải tạo tư tưởng và hành vi.

Những tài liệu cho thấy có một chiến lược rõ ràng của chính phủ Trung Quốc nhằm khóa chặt các thành viên của một số dân tộc thiểu số trước khi họ thực hiện bất kỳ hành động nào bị nhà cầm quyền coi là tội phạm, để “lập trình lại” suy nghĩ và ngôn ngữ của họ. Các bằng chứng cũng cho thấy Bắc Kinh đi đầu trong một hình thức mới để kiểm soát xã hội, sử dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Chỉ trong một tuần, nhờ sử dụng dữ liệu được thu thập bởi các công nghệ giám sát hàng loạt này, các máy tính đã nêu tên của hàng chục ngàn người phải bị thẩm vấn hoặc bắt giữ. Tổng hợp lại, các tài liệu này cung cấp một mô tả ấn tượng về hệ thống giam giữ hàng loạt với công nghệ cao tinh vi nhất của thế kỷ 21, theo kiểu nói của chính phủ Trung Quốc. Theo các chuyên gia, đây là một hệ thống rộng lớn nhắm mục tiêu giám sát và phân loại toàn bộ các nhóm dân tộc để đồng hóa họ và khuất phục họ bằng vũ lực – đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc thiểu số chủ yếu là người Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 10 triệu người có ngôn ngữ và văn hóa riêng.

Các bài báo “xác nhận rằng chúng ta đang đối mặt với một hình thức diệt chủng văn hóa”, theo lời ông Adrian Zenz, một chuyên gia an ninh lão luyện ở vùng cực tây của Tân Cương, vùng chiếm đa số của người Duy Ngô Nhĩ, “Điều đó chứng tỏ ý kiến cho rằng chính phủ Trung Quốc đã có kế hoạch ngay từ đầu, là một ý kiến chính xác.” Theo Zenz, các tài liệu này nhắm vào các trại cải tạo được nêu tên trong một báo cáo năm 2017 của một chi nhánh địa phương của Bộ Tư pháp tại Tân Cương: các trại tập trung ấy nhằm “tẩy não, thanh lọc trái tim, giúp sống đúng đắn, loại bỏ những gì sai lầm.” Trung Quốc đã sử dụng bạo lực trong nhiều thập kỷ để kiểm soát Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ từ lâu đã phải chịu đựng bàn tay nặng nề của Bắc Kinh. Sau vụ tấn công ở Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001, các quan chức Trung Quốc bắt đầu biện minh rằng các biện pháp an ninh hà khắc và các hạn chế tôn giáo là cần thiết để đẩy lùi khủng bố, rằng những người Duy Ngô Nhĩ trẻ tuổi sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Kể từ đó, hàng trăm người đã chết trong các cuộc tấn công khủng bố, trả thù và các cuộc nổi dậy sắc tộc, cả người Duy Ngô Nhĩ và người Hán. Vào năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động cái mà ông gọi là “Chiến tranh nhân dân chống khủng bố” sau khi những quả bom do một nhóm quân Duy Ngô Nhĩ kích nổ đã phá hủy một nhà ga ở Urumqi, thủ đô của Tân Cương, vài giờ sau chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông đến khu vực đó.

“Xây dựng các bức tường thép và pháo đài sắt; lắp đặt lưới ở trên và bẫy bên dưới”, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa tin như thế về những lời phát biểu của ông Tập, “chiến đấu kiên cường chống lại những kẻ khủng bố phải là trung tâm cuộc đấu tranh của chúng ta ngày hôm nay.”

Năm 2016, sự đàn áp đã gia tăng mạnh mẽ sau khi Tập bổ nhiệm Chen Quanguo, một sĩ quan cứng rắn đến từ Tây Tạng, làm người đứng đầu Tân Cương. Hầu hết các tài liệu bị rò rỉ đều nói về năm 2017, khi “cuộc chiến chống khủng bố” tại Tân Cương biến thành một chiến dịch giam giữ hàng loạt bằng công nghệ quân sự. Nhưng đa phần các biện pháp này vẫn tiếp tục cho đến hiện nay và chính phủ Trung Quốc tuyên bố là họ đã đạt được những kết quả tuyệt vời. “Trong ba năm qua, kể từ khi các biện pháp này được thực hiện, không có sự cố khủng bố nào xảy ra”, Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Anh tuyên bố trong một văn bản trả lời. “Tân Cương an toàn hơn nhiều […] Các tài liệu được gọi là rò rỉ chỉ là một điều bất lịch sự và đại diện cho tin tức giả.” Trong tuyên bố này, chính quyền Trung Quốc cho rằng ở quốc gia của họ, đa số người dân đều được hưởng quyền tự do tôn giáo, và quyền tự do cá nhân của tù nhân “hoàn toàn được tôn trọng”.

Các tài liệu đã được chuyển đến Hiệp hội Quốc tế các Nhà báo Điều tra (ICIJ) bởi một nguồn nặc danh. ICIJ đã xác minh chúng bằng cách kiểm tra các báo cáo của truyền thông nhà nước và các tin tức từ các nguồn mở thời đó, tham khảo ý kiến các chuyên gia tư vấn, kiểm tra chéo và xác nhận các phát hiện mới với các nội dung đã biết và với các cựu tù nhân của các trại cải tạo.

Những tài liệu này bao gồm một ghi chú cung cấp hướng dẫn cho các trại cải tạo, bốn bản tin về cách sử dụng công nghệ để tra tấn người và tài liệu về một phiên tòa kết thúc với một bản án dành cho một thành viên người Duy Ngô Nhĩ của đảng cộng sản bị kết án 10 năm tù vì đã nói với các đồng nghiệp là không được nói những lời không hay, không được xem phim khiêu dâm và không được ăn mà chưa cầu nguyện. Các tài liệu đó được biên soạn và phân phát cho các quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp lý của Đảng Cộng sản ở Tân Cương, cơ quan quyền lực cao nhất trong khu vực chuyên giám sát cảnh sát, tòa án và an ninh nhà nước. Các tài liệu đó đã được soạn thảo bởi người đứng đầu, Zhu Hailun, người đã trực tiếp soạn thảo và ký ban hành. Các tài liệu đó là một xác nhận rõ ràng xuất phát từ chính miệng của chính phủ về những gì mà dư luận đã biết về các trại cải tạo dựa theo lời khai của hàng chục người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan, từ các hình ảnh vệ tinh và từ các chuyến thăm bị theo dõi chặt chẽ của các nhà báo trong khu vực.

Erzhan Qurban, người dân tộc Kazaka, hiện trở về sống ở Kazakhstan, đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt trong chuyến trở về Trung Quốc để thăm mẹ mình, với tội danh phạm tội ở nước ngoài. Anh ta phản đối rằng anh ta là một mục sư đơn giản, không làm gì sai. Nhưng đối với chính quyền, thời gian ở Kazakhstan là đủ lý do để anh ta bị giam giữ. Qurban nói với AP rằng anh ta bị nhốt trong một phòng giam với 10 người khác vào năm ngoái và vẫn không ngưng “các hoạt động tôn giáo” như cầu nguyện. Họ bị buộc phải ngồi ghế nhựa trong tư thế bị trói cứng trong nhiều giờ. Họ bị cấm nói và có hai người lính canh giữ họ 24 giờ một ngày. Các viên thanh tra xác minh người Duy Ngô Nhĩ bằng cách xem các móng tay cắt ngắn và khuôn mặt cạo râu và ria mép theo truyền thống của tín đồ Hồi giáo. Những người không vâng lời đã buộc phải quỳ gối hoặc biệt giam 24 giờ trong một căn phòng lạnh. “Đó không phải là giáo dục, đó chỉ là hình phạt”, Qurban, người sống trong những điều kiện giam giữ này suốt chín tháng, nói. “Tôi bị đối xử như một con vật.”

(còn tiếp)

Ngọc Huỳnh (theo RaiNews)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube