Các sinh viên PolyU: “Chúng tôi không muốn chứng kiến một sự kiện Thiên An Môn khác”

Nhiều sinh viên và các nhà hoạt động đã bị bắt giữ. Các cuộc đụng độ đã diễn ra cả đêm và ngày hôm 17/11. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 18/11, Đức Cha Joseph Ha và một số nghị sĩ dân chủ đã cố gắng thuyết phục cảnh sát và sinh viên đàm phán, nhưng không thành công. Tòa án tối cao Hồng Kông phán quyết rằng luật chống đeo mặt nạ là vi hiến. 

2019-11-18_08.29.17

Hồng Kông (AsiaNews) – Vào đầu giờ sáng hôm qua 18/11, vào khoảng 5h30, cảnh sát Hồng Kông đã xông vào PolyU (Đại học Bách khoa) sau một ngày bao vây, bắt giữ hàng chục sinh viên, cựu sinh viên và các nhà hoạt động của phong trào chống dự luật dẫn độ.

Một vài giờ trước đó, một sinh viên đã phát biểu với truyền thông: “Chúng tôi không muốn chứng kiến một sự kiện #8964 khác [ngày 4 tháng 6 năm 1989, ngày xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn] ở Hồng Kông hoặc thậm chí tại PolyU, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi”.

Suốt cả ngày hôm 17/11, cảnh sát đã nỗ lực đột nhập vào trường đại học do khoảng 500 sinh viện hiện đang chiếm cứ, họ cũng đã phong tỏa sự giao thông của Đường hầm Xuyên cảng gần đó, đường hầm dưới nước nối bán đảo Cửu Long với đảo Hồng Kông, một trong những các động mạch quan trọng nhất trong khu vực.

Các cơ quan thực thi pháp luật đã sử dụng hơi cay, vòi rồng, đạn cao su và ở một số nơi còn sử dụng cả đạn thiệt gây chết người. Những người biểu tình đã tự vệ bằng đá, bom xăng và trong những ngày gần đây, họ thậm chí còn sử dụng cả cung tên và súng cao su.

Khoảng 2 giờ sáng, Đức Cha Joseph Ha, Giám mục Phụ tá Địa phận Hồng Kông, cùng với một số nghị sĩ thuộc nhóm Dân chủ và các thành viên của PolyU đã cố gắng đối thoại với chỉ huy cảnh sát nhằm tìm giải pháp hòa bình cho cuộc bao vây. Thế nhưng lực lượng cảnh sát, làm mờ mắt họ bằng đèn chiếu điểm, đã cảnh báo họ: “Giải tán ngay lập tức. Đây là lời cảnh báo”. Nhóm được lãnh đạo bởi Đức Cha Joseph Ha đã cố gắng tìm cách vào trường đại học từ các lối vào khác, nhưng luôn bị cảnh sát kéo ra ngoài.

HK-191118_-_Joseph_Ha

2019-11-18_08.30.40

Thậm chí ngay cả các thành viên của hiệp hội nhân viên xã hội đã nỗ lực tìm cách đàm phán với cảnh sát, nhưng điều đó cũng hoàn toàn vô ích.

Cảnh sát chỉ ra rằng đó không phải là một “cuộc đột kích” vào trường đại học, mà là một “hoạt động phân tán và bắt giữ” chống lại “một nhóm bạo loạn quy mô lớn”, những người đã ném bom xăng vào lực lượng cảnh sát và đốt cháy nhiều vật dụng.

Trong khi đó, trong những giờ này, Tòa án Tối cao Hồng Kông đã đưa ra phán quyết rằng luật khẩn cấp cấm người dân đeo mặt nạ che mặt ở nơi công cộng “là vi hiến”: nó trao quyền cho Giám đốc điều hành đặc khu vốn không được cung cấp bởi Luật Cơ bản, bản hiến pháp thu nhỏ của Hồng Kông.

Luật được đưa ra vào ngày 5 tháng 10 năm ngoái bởi Giám đốc điều hành đặc khu Hồng Kông, bà Carrie Lam, lợi dụng một quy định của thời thuộc địa vốn trao quyền cho thống đốc trong những khoảnh khắc “nguy hiểm công cộng”. Mục đích đó chính là nhằm ngăn chặn sự tham gia vào các cuộc biểu tình, mà trong đó những người biểu tình, vì sợ bị cảnh sát nhận ra, đã phải đeo mặt nạ che mặt. Với luật này, cảnh sát có quyền bắt giữ những người đeo mặt nạ và trừng phạt họ. Biện pháp này đã trở nên vô ích: nhiều người biểu tình đã thách thức lệnh cấm, diễu hành trên các đường phố và đeo những chiếc mặt nạ với nhiều hình thù khác nhau.

Ở Trung Quốc, việc tuyên truyền ủng hộ quốc quyền chủ nghĩa và chống Hồng Kông vẫn tiếp tục. Hôm 17/11, tờ “Nhật báo Nhân dân” đã đưa tin về một bài báo cho biết rằng những sự việc đang diễn ra trong lãnh thổ giờ đây là một cuộc chiến sinh tử “giữa các phong trào lật đổ và chống lật đổ” và không còn được phép đứng bên cạnh và chứng kiến sự việc diễn ra khi “Hồng Kông đang bị nhận chìm”.

Hôm 18/11, tờ “Nhật báo Nhân dân”, cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng cho biết rằng không còn chỗ cho “sự thỏa hiệp” trong cuộc chiến chống lại các cuộc biểu tình, mà nó tuyên bố là nhằm mục đích phá hủy nguyên tắc “Một quốc gia, hai hệ thống”.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube