Án tử hình chống lại người nghèo

Bà Edita Tronqued-Burgos cầm một bức ảnh của đứa con trai mất tích của cô, Jonas, trong lễ kỷ niệm 12 năm ngày mất tích của anh ta vào ngày 26 tháng 4 năm 2019. (Ảnh: Jire Carreon)

Bà Edita Tronqued-Burgos cầm bức ảnh của cậu con trai mất tích của bà, Jonas, trong sự kiện kỷ niệm 12 năm ngày cậu bé mất tích vào ngày 26 tháng 4 năm 2019 (Ảnh: Jire Carreon)

Khi Philippines chuẩn bị khôi phục án tử hình, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta là những người của hòa bình.

Hơn 13 năm tìm kiếm con trai mất tích đã dạy cho tôi một bài học quan trọng nhất. Những kẻ áp bức sẽ không bao giờ là những người thầy của tôi. Một vài lần trong các cuộc đụng độ, tôi đã nói với một số quan chức rằng: “Tôi không thể bị kích động bạo lực cũng như không thể bị đe dọa buộc phải im lặng”.

Chúng ta là những con người của hòa bình và chúng ta luôn luôn có thể và phải tìm kiếm hòa bình (Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội số 4, 5). Tôi ngồi trước tòa khi bản án của kẻ tình nghi là kẻ bắt cóc con trai tôi được đọc ra. “Vô tội!”.

Tôi có thể nghe thấy những lời thì thầm lo lắng trước tòa khi nghi phạm, một đại tá, đến gần tôi. Sự thôi thúc khiến tôi muốn đẩy anh ta ra. Thay vào đó, tôi nhìn thẳng vào mắt anh ấy (đôi mắt không nói dối và tôi sẽ nhìn thấy sự thật) và nhẹ nhàng thì thầm, “Nếu quả thực anh không có tội, hãy giúp tôi tìm Jonas con trai tôi”. Anh ta cúi đầu và khi anh ta nhìn lên, mắt chúng tôi khựng lại trong vài giây ngắn ngủi. Phải chăng đó là sự sợ hãi? Đau đớn? Tội lỗi? Tôi biết mình đã gợi lại một nỗi buồn, sau đó tôi nhận thấy tay anh ta run rẩy. Tôi cảm thấy mình là người chiến thắng trong cuộc đối chất đó.

Hiện nay, một lần nữa, Philippines lại bị đe dọa bởi việc áp dụng trở lại án tử hình. Tổng thống Rodrigo Duterte, trong Thông điệp Quốc gia vào ngày 27 tháng 7, đã kêu gọi Quốc hội khôi phục hình phạt tử hình bằng cách tiêm thuốc gây chết người đối với tội phạm ma túy. Trong vòng một tuần lễ sau lời kêu gọi, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã bắt đầu xem xét các dự luật nhằm khôi phục án tử hình. Tại Quốc hội Philippines lần thứ 18 hiện tại, 19 dự luật tìm cách khôi phục án tử hình đối với các tội danh nghiêm trọng đã được đệ trình chỉ riêng trong năm 2019.

Ủy ban tư pháp có khả năng sẽ ủng hộ các dự luật liên quan đến án tử hình. Với đa số thành viên Quốc hội trung thành với tổng thống, việc dự luật sẽ được thông qua thành luật là kết quả đã được dự tính trước.

Án tử hình chống lại người nghèo. Nó không ngăn chặn hành vi thực hiện tội ác, cũng như không làm cho xã hội an toàn hơn. Đôi khi nó không phù hợp với tội danh. Nó đe dọa sự sống của người vô tội. Nó coi thường phẩm giá vốn có của con người.

Bởi vì sự sống của con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong mọi giai đoạn, trong mọi hoàn cảnh; sự sống ấy là một tài sản không thể chia tách được. Vậy cần phải chăm sóc mọi sự sống và sự sống của mọi người. Hoặc hơn nữa, cần phải đi đến tận chính gốc rễ của sự sống và của tình yêu” (Evangelium Vitae, số 87). “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40).

Án tử hình không mang lại sự chữa lành cho các gia đình của các nạn nhân. Quá trình các phiên tòa kéo dài chỉ gây tổn thương thêm cho những gia đình đó. Hình phạt tử hình sẽ nâng cao hơn nữa văn hóa bạo lực, trạng thái dửng dưng trước pháp luật khi không bị xử tội và sự chết chóc mà chúng ta đang trải qua.

Với văn hóa bạo lực xung quanh chúng ta, dần dần len lỏi vào tận sâu bên trong chúng ta, coi bạo lực như là giải pháp để tồn tại trong thế giới này, chúng ta chú ý đến những lời của Linh mục Henri Nouwen: “Trách nhiệm đầu tiên của bạn khi xảy ra bạo lực là ngăn chặn nó hủy diệt chúng ta”. Không bao giờ có thể sử dụng bạo lực để đạt được hòa bình. Việc giết chóc sẽ không thể đạt được hòa bình.

Chúng ta bước vào chiến trường với lòng trắc ẩn như vũ khí của chúng ta. “Lòng trắc ẩn mời gọi chúng ta đi đến những nơi có sự tổn thương, đi đến những nơi đau khổ, chia sẻ những sự tan vỡ, sợ hãi, bối rối và khốn cùng. Lòng trắc ẩn mời gọi chúng ta cùng sẻ chia nỗi buồn với những người khốn khổ, cùng than khóc với những người cô đơn sầu khổ, cùng rơi lệ với những người đang phải rơi nước mắt” (Lm. Henri Nouwen). Không thiên vị đối với bất cứ ai, những người cần lòng trắc ẩn vừa là nạn nhân của tội ác vừa là người có tội. Giúp những người bị kết án sửa chữa để anh ta có thể sửa chữa đường lối của mình. Chúng ta chỉ đơn giản nhắc nhở bản thân rằng “điều bí ẩn lớn không phải là phương thức chữa trị, mà là lòng từ bi vô hạn, vốn là nguồn mạch của chúng” (Henri Nouwen).

Những ngữ nghĩa học bảo vệ quan điểm của những người thúc đẩy việc khôi phục án tử hình không nên khiến chúng ta phiền muộn hoặc bối rối. Chúng ta chỉ đơn giản nhìn vào động cơ của họ. Và những động lực bắt nguồn từ đâu?

Ai truyền cảm hứng cho một nhà lãnh đạo khuyến khích các nhân viên đặc vụ của mình thực hiện việc giết chóc và gây thương tích?

Ai truyền cảm hứng cho một nhà lãnh đạo ngăn cản người dân cầu nguyện và tham dự các nghi lễ tại nhà thờ?

Ai là người truyền cảm hứng cho một nhà lãnh đạo khuyến khích các nhà lập pháp thông qua những luật vốn không chỉ vi phạm quyền của người dân của họ mà còn xúc phạm đến phẩm giá của những người mà họ đã thề hứa phục vụ?

Dù chúng ta ở bất cứ nơi đâu, một lời cầu nguyện, một suy nghĩ, một thông điệp thầm lặng, một sự xác quyết từ chối bạo lực khi được sở hữu và suy ngẫm bởi tất cả chúng ta, những người có đủ sự quan tâm, sẽ tạo ra một lời cầu nguyện sẽ được lắng nghe và đáp lại. Thánh Têrêsa Avila, vị Tiến sĩ của cầu nguyện, một trong những nhà thần bí vĩ đại nhất, đã nói: “Bạn chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa bằng cách cầu xin những điều tuyệt vời từ Ngài”.

Chúng ta đừng để mình bị đe dọa bởi ý nghĩ rằng chúng ta sẽ hòa mình vào một đám đông nơi sẽ có những kẻ nói dối, những kẻ lừa đảo và những kẻ giả hình đủ mọi thể loại. Ở bất kỳ nơi đâu, chúng ta cũng sẽ gặp phải những người này cùng với các Thiên thần và các Thánh. Trở thành một thành phần trong thế giới này cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rằng “Chúa Giêsu bị treo giữa những kẻ trộm cướp”, do đó “chúng ta mang trên mình lớp áo của cả những tội lỗi tồi tệ nhất và những cử chỉ anh hùng vĩ đại nhất của vĩ nhân…” (Ronald Rolheiser).

Edita Tronqued-Burgos

** Bà Edita Tronqued-Burgos là một tiến sĩ giáo dục và là một thành viên thuộc Dòng Cát Minh Tại Thế. Các tay súng được cho là binh lính đã bắt cóc con trai bà, Jonas Burgos, ở Manila vào tháng 4 năm 2007. Hiện cậu bé vẫn đang mất tích. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm biên tập chính thức của UCA News.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube