"Sự quan tâm" của Trump đối với môi trường đi ngược lại với Giáo Huấn Xã Hội Công giáo.

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 30-03-2017 | 06:57:25

Sắc lệnh của Tổng thống Donald J. Trump bãi bỏ các chính sách chủ yếu nhằm kiềm chế sự ấm lên toàn cầu đã mâu thuẫn trực tiếp với Giáo huấn xã hội Công giáo về chăm sóc môi trường.

trumplaudatoSắc lệnh – được ký kết tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường hôm thứ Ba vừa qua – đã làm đảo ngược các chính sách do chính quyền Obama đưa ra đồng thời phản đối các Giáo huấn cốt lõi của ĐTC Phanxicô về bảo vệ môi trường. Động thái này đã mở rộng lập trường “America First” của ông Trump nhằm biến quốc gia trở nên độc lập về năng lượng và giảm bớt tầm nhìn về Hoa Kỳ của ông Obama như một người ủng hộ toàn cầu về năng lượng sạch.

Việc bảo vệ các công việc của Hoa Kỳ quan trọng hơn việc bảo vệ môi trường, một quan chức cấp cao của chính quyền cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai vừa qua. “Tổng thống đã rất rõ ràng rằng ông ta sẽ không theo đuổi các chính sách về khí hậu hoặc môi trường vốn đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ đối diện với những rủi ro”, viên chức nói.

Các hoạt động trong Sắc lệnh của ông Trump bao gồm các biện pháp khiến Hoa Kỳ không thể đạt được các tiêu chuẩn trong Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 nhằm hạn chế lượng phát thải khí nhà kính – một thỏa thuận đã được phê chuẩn bởi 141 quốc gia và đồng thời được cổ võ bởi ĐTC Phanxicô.

Việc tạm ngừng khai thác than trên các vùng đất liên bang cũng được dỡ bỏ. Tất cả các quy tắc hoặc quy định được xem là “trở ngại” hoặc “gánh nặng” đối với việc sản xuất năng lượng của Hòa Kỳ sẽ được xem xét. Các chính sách như vậy “đơn giản đã không phản ánh được những ưu tiên của tổng thống,” quan chức này cho biết, đồng thời ông cũng nói thêm rằng tổng thống sẽ giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu theo cách riêng của mình. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015 với Hugh Hewitt, ông Trump cho biết: “Tôi không phải là người tin vào việc nóng lên toàn cầu. Và tôi cũng chẳng phải là người tin vào việc nóng lên toàn cầu do con người gây ra”. Tổng thống Trump vẫn chưa làm rõ quan điểm của ông.  

“Có quá nhiều lợi ích đặc biệt, các lợi ích kinh tế dễ dàng áp đảo thiện ích chung và thao túng thông tin để các kế hoạch của riêng họ sẽ không bị ảnh hưởng” (ĐTC Phanxicô)

Thông điệp ‘Laudato Si’ mang tính bước ngoặt của ĐTC Phanxicô đã phác thảo về trường hợp mang tính luân lý đối với việc chăm sóc môi trường. Nó mời gọi không chỉ những người Công giáo mà còn cả những người thành tâm thiện chí tham gia vào cuộc đối thoại về ngôi nhà chung của chúng ta. Trong thông điệp, ĐTC Phanxicô đã lên án điều mà Ngài gọi là “những phản ứng nhu nhược” đối với sự ngược đãi và xuống cấp của trái đất. ĐTC Phanxicô viết: “Điều đáng chú ý là các phản ứng chính trị quốc tế đã nhu nhược như thế nào …. Có quá nhiều lợi ích đặc biệt, các lợi ích kinh tế dễ dàng áp đảo thiện ích chung và thao túng  thông tin để các kế hoạch của riêng họ sẽ không bị ảnh hưởng (Laudato Si, số 54).

Chúng tôi đã thực hiện việc đúc kết tất cả những tin tức đã được đưa ra cách rộng rãi của Hoa Kỳ và phân tích “thông điệp xanh” của ĐTC Phanxicô, vốn đã tháp nhập chủ nghĩa bảo vệ môi trường vào thân thể của Giáo huấn xã hội Công giáo đồng thời đưa ra bối cảnh để những người Công giáo có thể đánh giá các hành động gần đây của chính quyền Trump.

Mười điểm chính yếu từ Thông điệp ‘Laudato Si’

Thông điệp mới mang tính cách mạng của ĐTC Phanxicô đòi hỏi phải có một “cuộc cách mạng văn hoá rộng lớn” để có thể đương đầu với cuộc khủng hoảng về môi trường. ‘Laudato Si’ là một thông điệp cũng khá dài. Chúng ta hãy tìm hiểu những thông điệp chính, hoặc “những điểm chính yếu” của thông điệp này về ngôi nhà chung của chúng ta tại đây: http://www.americamagazine.org/issue/top-ten-takeaways-laudato-si

 

‘Laudato Si’ nối kết truyền thống Giáo huấn xã hội Công giáo

Đức Phanxicô muốn xác quyết rằng thông điệp đầu tiên của Ngài phải được đánh giá là một sự bổ sung cho truyền thống vốn đã kéo dài 124 năm của Giáo Hội về Giáo huấn xã hội Công giáo. Làm sao chúng ta có thể biết được? ĐTC Phanxicô đã nói với chúng ta như vậy ngay từ đầu trong số 15: “Niềm hy vọng của tôi là với Thông điệp này, được tháp nhập vào trong thân thể của Giáo huấn xã hội của Hội Thánh, có thể giúp chúng ta nhận biết được lời mời gọi, mức độ rộng lớn và sự khẩn thiết của thách đố mà chúng ta đang đối diện”. Đọc thêm tại: http://www.americamagazine.org/issue/laudato-si-joins-tradition-catholic-social-teaching

 

Tại sao ‘Laudato Si’ là một Thông điệp hoàn hảo cho thế hệ Millennials?

‘Laudato Si’ là một thông điệp đầy hy vọng, mà trong đó Đức Phanxicô đề nghị tất cả mọi người tham gia vào “một cuộc đối thoại mới về việc làm thế nào để chúng ta có thể hình thành tương lai của hành tinh chúng ta” (số 14) và ĐTC Phanxicô đã dựa vào sự khôn ngoan của Kinh Thánh, các Giám mục, các nhà triết học cũng như các khoa học để định hình nên cuộc đối thoại đó. Nhưng, có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất, ĐTC Phanxicô cũng chỉ ra những ví dụ cho các bạn trẻ ngày nay: “Người trẻ đòi một sự thay đổi. Họ đang tự hỏi tại sao người ta có thể tuyên bố là đang xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn mà không nghĩ đến sự khủng hoảng môi trường và nỗi đau khổ của những người bị loại trừ” (số 13). Đọc thêm tại:

http://www.americamagazine.org/issue/web-only/why-laudato-si-perfect-encyclical-millennials

 

‘Laudato Si’ – một bản đồ

Mỗi người chúng ta đã sẵn sàng để đọc thông điệp này chứ? Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã cung cấp một sự chỉ dẫn hữu ích cho việc khai triển cũng như các chủ đề chính trong thông điệp này. Cứ mỗi sáu chương, có một trang tóm tắt đưa ra các lập luận hoặc các điểm chính và một số đoạn văn quan trọng. Mọi người có thể tìm thấy bản đồ này ở đây: http://www.americamagazine.org/issue/laudato-si-map

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube