Sự hiệp nhất Kitô giáo trong bối cảnh đàn áp tôn giáo tại Trung Đông

Trở lại năm 2003, có khoảng 1 triệu người Kitô hữu sống tại Iraq. Giờ đây, có không dưới 300.000 tín hữu và một nửa trong số họ đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ. Việc trở thành Kitô hữu và sinh sống tại một quốc gia nổi tiếng là ‘cái nôi của nền văn minh’ đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

screen-shot-2017-01-03-at-06-32-53Cha Rebwar Basa – một Linh mục người Iraq đã tận mắt chứng kiến sự tàn phá nơi đây. Giữa bối cảnh của cuộc đàn áp xảy ra liên tục đối với các nhóm tôn giáo thiểu số – Linh mục Basa cho biết – các Kitô hữu đã nhận được sự hỗ trợ từ các nhóm khác.

“Khi kẻ thù tấn công chúng ta, bọn chúng không tấn công chúng ta bởi vì chúng ta là người Chaldean, hoặc Syria hoặc thậm chí là Armenia. Chúng tấn công chúng ta bởi vì chúng ta là những Kitô hữu và chúng ta thuộc về Chúa Kitô. Điều này khiến cho căn tính Kitô của chúng ta trở nên rõ ràng hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải sát cánh bên nhau. Thông qua sự hiệp nhất, chúng ta sẽ có thể trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Iraq là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu đang sinh sống. Đó là quốc gia [nguy hiểm] thứ hai chỉ sau Bắc Triều Tiên.

Trong suốt cuộc đời của mình, Linh mục Rebwar Basa bị vây hãm bởi cuộc chiến tại Iraq. Sau khi chứng kiến quá nhiều cảnh đau khổ, dường như ngài đã trở nên quá quen thuộc với sự căng thẳng cũng như cảnh bạo lực nơi đây.

Việc bách hại các Kitô hữu là một điều gì đó ngài đã quá quen thuộc. Hai trong số các giáo sư của ngài đã bị giết hại bởi những phần tử cực đoan Hồi giáo.

“Tôi đã tận mắt chứng kiến và nghe rất nhiều câu chuyện thương tâm nơi đây. Tôi biết rất nhiều tín hữu đã phải thí mạng sống vì đức tin của mình. Vị Linh mục rửa tội cho tôi đã bị sát hại ngay hôm thứ Sáu Tuần Thánh. Đức Giám Mục Địa phận Mosu – người giảng dạy giáo lý cho tôi – cũng đã bị sát hại vào năm 2008. Một Linh mục khác mang tên Ragid – một người ngẫu nhiên trở thành giáo sư thần học của tôi – đã bị ám sát sau khi cử hành Thánh Lễ tại Mosul”.

ISIS được xem như một trong những mối đe dọa chính mà Trung Đông và châu Âu đang phải đối diện.

Trớ trêu thay, Linh mục Rebwar nói rằng thường thì những chứng nhân cho đức tin lại là những nhân chứng trẻ tuổi nhất – những mẫu gương sáng ngời nhất về niềm hy vọng.

“Trẻ em đôi khi sẽ trở nên những chứng từ tuyệt vời nhất. Một bé gái tên Miriam – bé gái hiện nay nổi tiếng trên toàn thế giới, chính là một mẫu gương tuyệt vời. Em đã được hỏi, “Điều em muốn thực hiện đối với tổ chức ISIS là gì?, (đây là một tổ chức đã buộc em phải rời bỏ quê hương xứ sở cũng như giáo xứ tại địa phương của em). Mong muốn của em là gì? Em muốn Thiên Chúa sẽ phản ứng thế nào với bọn ác nhân này? Em trả lời: “Con không muốn bất kỳ sự trả thù nào cả. Con chỉ muốn Thiên Chúa tha thứ cho họ”.

Kể từ khi ISIS nắm quyền kiểm soát tại Iraq, hàng ngàn thường dân đã bị sát hại cách dã man. Trong số đó, có rất nhiều Kitô hữu. Các thành phố đã bị tàn phá và các giáo xứ địa phương bị phá hủy nghiêm trọng. Kể từ cuối tháng Mười, chính phủ Iraq đã dần dần tái chiếm một số thành phố Kitô giáo như Bartella và Karamlesh.

Tuy nhiên, Mosul – thành phố lớn thứ ba tại nước này – hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát của ISIS. Hiện nay, những người dân như tại Rebwar Basa chỉ có thể hy vọng và cầu nguyện để những cơn ác mộng như vậy sẽ mau chóng kết thúc.

Minh Tuệ chuyển ngữ

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube