Hồng y cao cấp tại Vatican bác bỏ việc đối đầu Đức Giáo hoàng

Vị Giám chức cấp cao về giáo lý của Tòa Thánh Vatican, Đức Hồng y Ferhard Mueller, đã bác bỏ ý kiến của một nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng cho rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô đang phải đối mặt với sự phản kháng nội bộ từ những người thù địch với nỗ lực của Ngài nhằm cải tổ cách quản lý trung tâm của Giáo hội.

Đức Hồng y Gerhard Mueller tại hội nghị tôn giáo diễn ra tại Vatican ngày 11 tháng 3 năm 2010. (Ảnh do phóng viên Reuters Tony Gentile)

Đức Hồng y Gerhard Mueller tại hội nghị tôn giáo diễn ra tại Vatican ngày 11 tháng 3 năm 2010. (Ảnh do phóng viên Reuters Tony Gentile)

Đức Hồng y Mueller, người đứng đầu Thánh bộ Giáo lý Đức tin, một bộ quan trọng trong Giáo triều Rôma, đã đưa ra nhận định trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Ý Corriere della Sera vào hôm Chúa Nhật (ngày 05/03/2017) sau khi một nạn nhân từng bị lạm dụng, người Ai-len, bà Marie Collins, lên tiếng nói rằng lí do chính khiến bà từ chức vào tuần trước là sự đối đầu của văn phòng Ngài Mueller đối với những nỗ lực của Đức Giáo hoàng nhằm bảo vệ những trẻ em vị thành niên.

Cuộc phỏng vấn Đức Hồng y Mueller của tờ Corriere della Sera được công bố khi Đức Giáo hoàng cùng những thành viên của Giáo triều Rôma bắt đầu cuộc cấm phòng Mùa Chay ở thị trấn Ariccia bên ngoài thành phố Rôma.

 “Tôi nghĩ mọi người nên đặt dấu chấm hết đối với ý nghĩ rằng có một bên là Đức Giáo hoàng muốn cải cách và bên còn lại là nhóm những người chống đối Ngài” – vị Hồng y người Đức nói. “Một phần trong đức tin Công Giáo và tinh thần làm việc của Giáo triều Rôma là hỗ trợ cho các sứ vụ toàn cầu của Đức Giáo hoàng, sứ vụ do Chúa Giêsu trao phó.”

Tuy nhiên sau đó trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng y Mueller đã thừa nhận rằng đề xuất của Đức Giáo hoàng năm 2015 về một tòa án cụ thể nhằm đánh giá sự vi phạm của các giám mục trong vụ việc các giáo sĩ lạm dụng tình dục, vẫn chưa được thực hiện.

“Đã có một đề xuất như vậy nhưng cuộc thảo luận căng thẳng sau đó giữa các bộ liên quan đến vấn đề chống lại các giáo sĩ ấu dâm đã đi đến quyết định rằng chúng ta đã có quyền tài phán của Bộ Giám mục với những công cụ và những phương tiện hợp pháp để xác định bất kì sự sơ suất nào của các giám mục đối với những hành đông phạm tội. Hơn nữa Đức Thánh Cha luôn có thể giao phó một trường hợp cụ thể nào đó cho Thánh bộ Giám mục.”

Bà Collins, vào tuần trước, đã đưa ra lời cáo buộc về những sự đối đầu “đáng xấu hổ” trong nội bộ Vatican đối với cuộc chiến chống lại các giáo sĩ lạm dụng tình dục trong Hội thánh Công giáo, khi bà từ chức khỏi một vị trí chủ chốt trong một ủy ban do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập.

20170307 Collins

Marie Collins phát biểu tại văn phòng báo chí Tòa Thánh Vatican ngày 3 tháng 5, 2014. (Ảnh do phóng viên Reuters Alessandro Bianchi)

Bà cho rằng quyết định của Đức Giáo hoàng thành lập Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên là “một động thái chân thành”, nhưng đã có những “ràng buộc liên tục” từ các quan chức trong nội bộ Vatican.

“Có những người ở Vatican không muốn thay đổi hoặc không hiểu sự cần thiết của việc thay đổi,” bà Collins trả lời RNS.

 “Tôi thấy thực sự xấu hổ,” bà Collin nói. “Công việc chúng tôi muốn làm là để các trẻ em hôm nay và những người trẻ trưởng thành trong tương lai được an toàn hơn đối với nạn lạm dụng trong môi trường Giáo hội.”

Collins cho biết quyết định từ chức của bà bắt nguồn từ việc một văn phòng của Vatican từ chối tuân theo yêu cầu của Ủy ban, đã được Đức Giáo hoàng phê chuẩn, rằng tất cả các bức thư gửi đến Vatican bởi những người từng bị lạm dụng đều sẽ được hồi đáp.

Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng y Mueller đã nói rằng “mối liên hệ cá nhân” với các nạn nhân được thực hiện tốt nhất bởi các mục tử địa phương. “Hành động chăm sóc mục vụ này là việc của các giám mục trong các Hội thánh địa phương của họ và của các vị bề trên tổng quyền các dòng tu hơn là của Vatican. Trong trường hợp có một quyết định hay yêu cầu đặc biệt từ Đức Giáo hoàng thì sẽ không gặp phải bất cứ trở ngại nào.”

Josephine McKenna 

Huỳnh Phi chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube