Hai năm sau Thỏa thuận Trung-Vatican: Để trở thành công chức hay quân nhân, mọi người phải chối bỏ đức tin của mình (Phần V)

Cina-_soldato

Ở Trung Quốc, người ta không thể vừa là một công chức vừa là một người Công giáo, cũng không thể tham gia quân đội nhưng là một Kitô hữu. Đây chỉ là một số ví dụ về cuộc đàn áp diễn ra tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và dường như đã trở nên tồi tệ kể từ khi Trung Quốc và Vatican ký kết thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm Giám mục cách đây hai năm trước, vốn sẽ mất hiệu lực hoặc được gia hạn vào tháng Chín.

Trong lời chứng của mình, Cha Domenico, một Linh mục đến từ miền Bắc Trung Quốc, liệt kê những cách thức mà các nhà thờ bị kiểm soát (camera quan sát, việc đăng ký, vấn đề an ninh công cộng, v.v.), dường như được thúc đẩy bởi sự khám phá rằng các tín hữu Công giáo và Tin lành trổi vượt hơn với số lượng đảng viên trong đảng Cộng sản Trung Quốc.

Câu chuyện của Cha Domenico là phần thứ năm trong loạt bài viết điều tra về tình hình của Giáo hội tại Trung Quốc hai năm sau khi ký kết thỏa thuận tạm thời. Vui lòng xem Phần I, Phần II, Phần III, và Phần IV.

Sau khi ký thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm Giám mục, thái độ và hành động của chính phủ Trung Quốc đối với tôn giáo có thể được tóm tắt như sau:

1. Đối với các tín hữu   

1.1 Việc ghi chép số lượng tín hữu ở cấp quốc gia

Các tín hữu được yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân của họ, như tên tuổi, số chứng minh nhân dân, giới tính, tuổi tác, dân tộc, trình độ học vấn, địa chỉ, v.v. Sau khi có được thông tin này, Đảng và chính phủ nhận ra rằng số lượng các tín hữu Công giáo và Tin lành vượt xa số lượng đảng viên. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại lớn, giống như Hêrôđê lo sợ Hài nhi Giêsu được sinh ra tại Bethlehem.

1.2 Đảng viên bị nghiêm cấm không được thực hành niềm tin tôn giáo. Các đảng viên được yêu cầu ký cam kết không tuyên xưng bất kỳ tôn giáo nào; những người đã được rửa tội từ thời thơ ấu và sau đó đăng ký gia nhập Đảng phải cam kết không còn tuyên xưng đức tin Công giáo, cũng không tham gia các hoạt động tôn giáo.

1.3 Công chức và các quan chức chính phủ không phải là đảng viên, phải ký cam kết không tuyên xưng bất kỳ tôn giáo nào. Nhiều tín hữu làm việc cho các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức công cộng phản bội tôn giáo của họ và từ bỏ đức tin của họ vì sợ mất việc.

1.4 Thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc phải từ bỏ đức tin hoặc rời khỏi Đoàn.

1.5 Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép tuyên xưng đức tin.

1.6 Các tín đồ tôn giáo không được phép tham gia quân đội.

1.7 Các Giám mục, Linh mục và Nữ tu thuộc Giáo hội hầm trú được chính phủ công nhận trước tiên phải đăng ký tham gia Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA), trở lại Giáo hội độc lập và tự trị và tham gia các hoạt động tôn giáo.

1.8 Hoạt động tôn giáo bên ngoài cơ sở tôn giáo đã được đăng ký không được phép.

1.9 Giáo hội không thể tham gia vào hoạt động giáo dục.

2. Đối với các cộng đồng tôn giáo

Sau khi được Cơ quan tôn giáo nhà nước kiểm tra, Bộ Nội vụ có thể đăng ký các chi nhánh của CPCA với tư cách là một pháp nhân ở cấp quốc gia, tỉnh, quận và thành phố. Tuy nhiên, hai phần ba giáo phận Công giáo vẫn chưa đăng ký với tư cách là một pháp nhân.

3. Đối với các cơ sở tôn giáo

3.1 Để thực hiện chương trình “Bốn lối vào”, các nhà thờ phải treo cờ, tiếp nhận các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa truyền thống. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, người dân phải ủng hộ Giáo hội độc lập và tự trị và các nguyên tắc dân chủ, và tự bảo vệ mình khỏi sự xâm nhập của các thế lực tôn giáo nước ngoài.

3.2 Nhiều nhà thờ đã bị phá hủy, trong khi những nhà thờ khác bị tháo dỡ những biểu hiện tôn giáo, chẳng hạn như Thánh giá và các ảnh tượng.

3.3 Để kiểm soát tất cả các hoạt động tôn giáo, chính phủ yêu cầu các nhà thờ phải lắp đặt camera quan sát được kết nối với mạng lưới an ninh công cộng.

3.4 Thậm chí ngay cả các nhà thờ đã đăng ký cũng thường đóng cửa với những lý do chẳng hạn như “số lượng thành viên quá ít”. Trên thực tế, số lượng thành viên quá ít là kết quả của việc các quan chức địa phương cho thấy họ “không ghi nhận quá nhiều thành viên”. Khi điều này xảy ra, chính quyền có thể đóng cửa các nhà thờ, tuyên bố rằng “các nhà thờ này không thể sử dụng do có quá ít người”.

Đây là những điều đã xảy ra trong quận của tôi: việc đăng ký, chương trình “bốn lối vào”, hệ thống camera quan sát, cấm hoạt động truyền giáo trong số các đảng viên và trẻ vị thành niên. . .

Nhiều người Công giáo là công chức hoặc quan chức chính phủ phản bội tôn giáo của họ và từ bỏ đức tin của họ vì sợ mất việc, nhưng tâm hồn họ chẳng phút nào yên. Khi các tín hữu Công giáo muốn gia nhập quân đội, và vượt qua tất cả các bài kiểm tra, họ không thể làm như vậy nếu họ nói rằng họ là người Công giáo.

Trong một trường hợp, một thanh niên Công giáo, một người đã được rửa tội khi còn nhỏ, đã gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc khi anh học trung học. Sau khi thi vào trường đại học, anh được yêu cầu phải từ bỏ đức tin hoặc rời khỏi Đoàn Thanh Niên, nhưng vì anh rất gắn bó với đức tin, anh quyết định rời bỏ Đoàn.

Một trường đại học nọ cấm các sinh viên Công giáo tham dự Thánh lễ Chúa nhật. Tại một Giáo phận, ba nhà thờ bị phá hủy và Thánh giá ở hai nhà thờ khác bị tháo dỡ. Chính phủ cũng đóng cửa hai Giáo xứ với lý do họ có “quá ít thành viên”.

Linh mục Domenico, miền Bắc Trung Quốc

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube