Thỏa thuận Trung-Vatican sau hai năm: Việc treo cờ và sự giám sát (I)

China-Flag_and_dome

Thỏa thuận tạm thời được ký bởi Vatican và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cách đây hai năm trước sẽ hết hạn vào ngày 21 tháng 9. Vào thời điểm đó, “những người lạc quan” đã ca ngợi thỏa thuận này là “mang tính lịch sử” và tin rằng cuộc cách mạng Copernic sẽ xảy ra trong đời sống của Giáo hội tại Trung Quốc. Thậm chí hiện nay, “những người có tinh thần nhiệt huyết theo mặc định”, rất ít trên thực tế và luôn là cùng một người, đang thúc đẩy việc gia hạn thỏa thuận. Một số người có liên quan theo cách nào đó với Vatican đã thúc đẩy việc này.

Cho đến nay Trung Quốc đã không nói gì. Chúng ta phải giả thiết rằng sự chấp thuận của Trung Quốc để tiếp tục thỏa thuận là gần như chắc chắn, nếu chỉ làm cho Hoa Kỳ bối rối. Trên thực tế, Thỏa thuận tạm thời, liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám mục mới của Trung Quốc, một vấn đề đụng chạm đến Giáo hội và tự do tôn giáo, đã bị mắc kẹt trong cuộc tranh cãi Mỹ-Trung và những gì mọi người nghĩ phụ thuộc vào người mà họ tin là sẽ trở trở thành siêu cường trong tương lai và sẽ thống trị thế giới.

Để tránh cách tiếp cận ý thức hệ, AsiaNews đã khảo sát các Giám mục, Linh mục và giáo dân ở Trung Quốc, yêu cầu họ nói về việc cuộc sống đã thay đổi như thế nào trong các cộng đoàn của họ và họ đã sống đức tin như thế nào kể từ Thỏa thuận được nhiều người biết đến. Chúng tôi dự định xuất bản những lời chứng thực của họ khi họ đến văn phòng của chúng tôi.

Hôm nay, chúng tôi giới thiệu hai giáo dân: Shanghai John và Maria, đến từ miền bắc Trung Quốc. Shanghai John bày tỏ sự bối rối khi nhìn thấy quốc kỳ Trung Quốc được treo trên các tòa nhà Kitô giáo. Giờ đây. Điều này là bắt buộc, cũng như việc treo hình Chủ tịch Tập Cận Bình. Maria mô tả cách thức các cộng đồng bị giám sát, đồng thời lưu ý rằng việc giáo dục tôn giáo cho những người dưới 18 tuổi bị cấm do vi phạm hiến pháp Trung Quốc.

Cả hai tiết lộ vấn đề nhức nhối của tự do tôn giáo tại Trung Quốc. Thật không may, trong số các nhà ngoại giao và “những người có tinh thần nhiệt huyết theo mặc định”, thậm chí ngay cả ở Vatican, có rất ít cuộc trò chuyện về tự do tôn giáo ở Trung Quốc, có lẽ vì Trump đã biến nó thành một phần trong chiến dịch bầu cử của mình. Nhưng trước khi trở thành một công cụ tư tưởng, tự do tôn giáo là một yếu tố quan trọng trong Học thuyết Xã hội của Giáo hội.

Shanghai John

Tôi chỉ là một giáo dân, nên thỏa thuận Trung-Vatican không thực sự ảnh hưởng đến tôi. Đời sống đức tin của tôi không thay đổi nhiều. Tất nhiên, tôi đã nghe một số câu chuyện tiêu cực từ một số nơi khác. Đối với bản thân tôi, ngoài đời sống tôn giáo cá nhân, khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy quốc kỳ Trung Quốc treo bên ngoài nhà thờ, tôi vẫn hơi sốc.

Không có gì sai khi treo quốc kỳ. Nhưng để khẳng định khẩu hiệu “Yêu tổ quốc, yêu Giáo hội” (‘Ai guo, ai jiao‘ là khẩu hiệu của Hiệp hội Yêu nước, và cũng được sử dụng bởi Hội đồng Giám mục Trung Quốc được chính phủ công nhận), tốt hơn là cũng đồng thời phải treo lá cờ của đức tin, ví dụ như quốc kỳ của Vatican hay cờ của Giáo xứ chẳng hạn?

Thỉnh thoảng tôi đi hành hương ở nước ngoài và nhận thấy rằng ở một số quốc gia, quốc kỳ của quốc gia đó và quốc kỳ của Vatican được treo trong các nhà thờ. Tôi yêu quê hương đất nước và tôi yêu mến Giáo hội của tôi. Nếu trong tương lai tôi có thể nhìn thấy quốc kỳ của Trung Quốc và Vatican hoặc cờ của Giáo xứ bay được treo cùng nhau, tôi thiết nghĩ đó sẽ là một điều hết sức tốt đẹp.

Maria, miền bắc Trung Quốc

Cách đây vài năm, khi những cây Thánh giá ở Chiết Giang bị tháo dỡ, tôi đã cảm thấy rằng một cuộc khủng hoảng đang đến gần và sớm muộn vùng đất này sẽ bị cuốn theo nó. Bắt đầu từ năm 2018, các Giáo xứ ở tỉnh Hà Nam bắt đầu sống trong sự lo lắng sợ hãi. Bằng đủ mọi cách hoặc trăm ngàn phương kế, mục tiêu của họ [nhà cầm quyền] là làm cho chúng tôi phải ngoan ngoãn nghe lời họ.

Chúng tôi đã thực hiện một số thỏa hiệp, chấp nhận mọi yêu cầu mặc dù khó khăn, đưa ra các giải pháp và tiếp tục thỏa hiệp, không biết khi nào chúng tôi sẽ vượt quá giới hạn đức tin của chúng tôi. Các bức tường bên ngoài nhà thờ bị bao phủ bởi nhiều quy tắc về văn hóa Trung Quốc và việc quản lý Giáo hội; quốc kỳ Trung Quốc tung bay trên tháp chuông, bên cạnh Thánh giá, như muốn thay thế ánh sáng của Thánh giá. Các nhà thờ vừa mở cửa trở lại sau đại dịch.

Các quan chức chính phủ đã đến nhà thờ nhiều lần vào mỗi Chúa nhật, với lý do giám sát COVID-19, áp đặt nhiều hạn chế, tuyên bố rằng trẻ vị thành niên không thể vào nhà thờ, danh sách đăng ký các tín hữu được phép vào nhà thờ không đầy đủ, các vạch kẻ giữ khoảng cách phải được vẽ trên sàn, các biển báo giữ khoảng cách phải được treo, v.v., tất cả điều này được thực hiện với những lời đe dọa đóng cửa nhà thờ lặp đi lặp lại.

Về Thỏa thuận, tôi muốn tin rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn chiến đấu vì chúng tôi, để đảm bảo cho chúng tôi có thêm một chút không gian. Nhưng tất cả những điều này không ngăn họ (các quan chức chính phủ) tìm cách kiểm soát tất cả mọi thứ. Tôi không biết liệu tình hình có tồi tệ hơn nếu không có thỏa thuận này. Có lẽ sẽ có. Nhưng có một điều chắc chắn: Với Thỏa thuận này, tình hình đã không được cải thiện. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Đức Giáo hoàng hoặc bất kỳ người nào khác trong Giáo hội có thể hiểu thấu và gánh lấy gánh nặng mà chúng tôi phải chịu đựng, nhưng tôi chắc chắn rằng với những lời cầu nguyện của toàn thể Giáo hội, Chúa Giêsu Kitô sẽ giải thoát chúng tôi.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube