Lòng thương xót giữa Kitô giáo và Hồi giáo

“Lòng thương xót trong Kitô giáo và Hồi giáo” là chủ đề của cuộc hội thảo được tổ chức tại Lahore, nhân dịp Năm Thánh, do “Hội đồng Đối thoại Liên tôn Pakistan” được điều phối bởi Cha Francis Nadeem OFM, và dẫn đầu bởi giới lãnh đạo Hồi giáo Sufi Pir Shafaat Rasool.

20160517 Hoi giaoHội thảo, được tổ chức trong những tuần gần đây, tập trung vào các giá trị phổ biến hiện nay trong Hồi giáo và Kitô giáo.

Theo báo cáo của Hội đồng Đối thoại Liên tôn gửi tới Fides, Cha Qaisar Feroz, đã trích dẫn một vài đoạn trong Cựu Ước và Tân Ước nói về Lòng thương xót, nhắc lại rằng “Thiên Chúa là Đấng giàu Lòng thương xót và muốn chúng ta phải có lòng thương xót như Cha trên trời”. Trong khi đó, chúng ta lại quá tập trung vào “hận thù và những sự khác biệt, từ đó nảy sinh một nhu cầu là cần phải xây dựng một nền hòa bình, khoan dung, tha thứ và lòng thương xót”, Ngài nói, “Năm Thánh Lòng Thương xót do Đức Thánh Cha Phanxicô công bố là vô cùng quan trọng đối với toàn thế giới”, và đây cũng là “một lời mời gọi để xây dựng một nền văn hóa của Lòng thương xót, xây dựng một giá trị chung cho cả Hồi giáo và Kitô giáo”.

Ngài Pir Shafaat Rasool tiếp sau đó cũng đề cập một vài trích đoạn trong kinh Koran về quan điểm của Hồi giáo nói về Lòng thương xót. “Không ai có quyền ép buộc một tín hữu phải cải sang tôn giáo khác”, ông nói. “Lòng thương xót là kênh duy nhất thu hút để một tín hữu tin theo một tôn giáo nào đó”, ông cũng nhắc lại rằng Hồi giáo và Kitô giáo có chung nguồn gốc. “Lòng thương xót là yếu tố quan trọng trong đối với cả 2 tôn giáo và để đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta phải lan tỏa Lòng thương xót nơi đời sống xã hội của chúng ta”, ông kết luận.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã đánh giá cao quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô khi chọn năm 2016 là “Năm Thánh Lòng thương xót”, hy vọng rằng điều này sẽ giúp thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo và tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan. “Chúng ta sẽ tiếp tục truyền bá thông điệp về Lòng thương xót ở Pakistan, hy vọng rằng hòa bình sẽ thắng thế trong xã hội của chúng ta”.

Các tham dự viên đã nhất trí thông qua một nghị quyết yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo, các chính trị gia, các nhà giáo dục và các phương tiện truyền thông hãy giúp thúc đẩy các giá trị như Lòng thương xót, sự tha thứ và bao dung, bằng cách kêu gọi tín hữu thuộc tất cả các tôn giáo hãy lan tỏa thông điệp về hòa bình và hòa hợp tôn giáo.

Minh Tuệ (theo fides.org)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube