Giáo Hội phía Bắc Mali đang được tái thiết nhưng rất chậm

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 20-05-2016 | 20:19:11

“Hiện nay, mọi người chỉ đơn giản là phải đồng ý để hòa giải với nhau. Và nếu chúng ta là những người Kitô hữu, muốn có được một nền hòa bình lâu dài, chúng ta phải đi qua quá trình hòa giải này. Đó là điều không thể tránh khỏi”.

20160520 Mali

ACN Photo

Cha Germain Arena là người chịu trách nhiệm về tài chính của Giáo phận Mopti, Mali. Ngài đã có buổi nói chuyện với tổ chức viện trợ từ thiện Công giáo quốc tế đối với các Giáo hội đang cần được giúp đỡ hôm 19/5/2016, về tình hình ở phía bắc quốc gia này, được kiểm soát thời gian ngắn bởi các chiến binh thánh chiến trong năm 2012, và hiện vẫn đang là vùng lãnh thổ nguy hiểm.

***

Giáo Hội đã không thực sự được tái thành lập ở miền Bắc Mali từ năm 2012 vì lý do về tình hình an ninh. Không có linh mục thường trú cũng như không có sự hiện diện ổn định của Giáo Hội nơi đây. Xin Cha vui lòng xác nhận điều này?

Đúng rồi. Đây quả là một tình huống hết sức khó khăn. Đã có những kẻ đánh bom tự sát, và các quả bom còn nằm rải rác đâu đây. Tất cả các công việc mục vụ ở đây hiện chỉ là tạm thời. Chỉ có một linh mục duy nhất thường xuyên đến đây để cử hành Thánh Lễ, sau đó phải rời khỏi khu vực với một nhân viên bảo vệ có vũ trang. Hoặc nếu ngài đi bằng xe hơi, ngài sẽ sẽ phải mất cả ngày cho việc di chuyển, và có khả năng là ngài sẽ vĩnh viễn không thể trở về nơi cư trú của mình.

Thưa Cha, có phải hiện nay vẫn còn tồn tại sự căng thẳng giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo ở quốc gia này?

Các Kitô hữu và người Hồi giáo vẫn sống bên cạnh nhau, ngày này qua ngày khác. Đó không phải là mấu chốt của vấn đề. Từ khi bắt đầu cuộc nổi loạn đã có một số người nghĩ rằng những lý do cơ bản chính là vấn đề tôn giáo, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Ở khu vực phía Bắc, được gọi là Azawad, muốn giành độc lập và họ đã tận dụng sự biến động ở Libya để được giúp đỡ trong cuộc chiến. Đó mới là vấn đề chính.

Vậy còn những chiến binh thánh chiến thì sao?

Có 2 loại phần tử thánh chiến với 2 cách nhìn khác nhau. Có những người tham gia cùng với quân nổi dậy để giành độc lập cho Azawad, và có những người muốn làm cho toàn bộ quốc gia Mali trở thành quốc gia Hồi giáo. Trong mọi trường hợp, họ không có cùng quan điểm.

Điều gì sẽ xảy ra với những người đang cố gắng áp đặt luật Sharia ở Mali? Vẫn còn một vài người trong số họ vẫn còn ở trong nước?

Họ đã bị đánh bại. Một số trong số họ đã bị giết chết, những người khác – không ai biết họ đang ở đâu. Họ chắc chắn đã ẩn trốn, hoặc họ đã bỏ chạy tới Mauritania, hoặc đến Algeria, hay đâu đó. Nhưng chúng ta phải chấp nhận rằng có một số kẻ trong số họ vẫn còn ở giữa chúng ta, vẫn còn ở đây. Một vài người trong số họ thậm chí là người trong làng chúng ta. Đó là lý do tại sao vẫn có những vụ đánh bom và tấn công tự sát.

Vậy thưa Cha, những thách thức chủ yếu mà Giáo hội Công giáo ngày nay đang phải đối mặt là gì?

Đó chính là việc hòa giải. Nhiều gia đình Kitô hữu đã bị mất đi các thành viên trong gia đình mình. Những gia đình người Hồi giáo cũng đã mất đi những người thân yêu của họ, có khi là một người chú, có khi là một người anh em. Hiện đã có rất nhiều âm mưu! Nhưng bây giờ mọi người chỉ đơn giản là phải đồng ý với nhau để được hòa giải. Và nếu chúng ta là những người Kitô hữu, muốn có được một nền hòa bình lâu dài, chúng taphải đi qua quá trình hòa giải này. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube