Đừng đánh mất những kí ức về những ân sủng mà Thiên Chúa dã ban cho chúng ta

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ sáng hôm qua 30/5 tại nhà nguyện Thánh Marta. Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã tập trung vào chủ đề mang 3 yếu tố tạo nên sự hiệp nhất năng động trong đời sống Kitô hữu, đó là dấu chỉ của kí ức sống động, tinh thần ngôn sứ và những kinh nghiệm chắc chắn về niềm hy vọng.

Đức Thánh Cha đã suy tư về  đoạn Tin Mừng  theo Thánh Máccô (12, 1-12), thuật lại việc Chúa Giêsu kể cho các thượng tế, kinh sư và người Pharisêu về dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân. “Có một gia chủ kia trồng được một vườn nho; ông rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh” (Mc 12, 1), sau đó, ông giao phó vườn nho cho tá điền coi sóc và canh tác. Thế nhưng, bọn tá điền này lại quyết định nổi loạn, họ lăng mạ, đánh đập và sát hại người đầy tớ đầu tiên ông chủ vườn nho sai đến để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp. Sau đó, đến đỉnh điểm của câu chuyện đầy kịch tính này, bọn chúng sát hại luôn người con trai yêu dấu duy nhất của ông – vì tin rằng sau khi làm như thế, chúng sẽ được quyền thừa hưởng số gia tài của anh.

Quỷ kế và tự do

Việc những tên tá điền sát nhân đã sát  hại những người đầy tớ và thậm chí cả người con yêu dấu của ông chủ vườn nho – một hình ảnh Kinh Thánh về các ngôn sứ và về chính Đức Kitô – cho thấy dân chúng đã tự khép kín trước những lời hứa của Thiên Chúa, đó là một dân tộc đã không chờ đợi việc hoàn thành lời hứa của Thiên Chúa: một dân tộc không có kí ức, không có tinh thần ngôn sứ và không có hy vọng. Các nhà lãnh đạo dân chúng chỉ đặc biệt quan tâm đến việc dựng lên những bức tường của lề luật, một ” hệ thống pháp lý khép kín” không hơn không kém:

“Kí ức không quan tâm: lời ngôn sứ ư, tốt hơn hết là không có ngôn sứ nào xuất hiện; thế còn niềm hy vọng thì sao? Nhưng tất cả mọi người sẽ nhận thấy chứ. Đây là hệ thống mà qua đó họ trở nên hợp pháp: các luật sĩ, các kinh sư là những  người luôn luôn đi theo con đường của quỷ kế và không để cho Chúa Thánh Thần hoạt động; họ không nhận ra món quà mà Thiên Chúa ban tặng, quà tặng của Chúa Thánh Thần; và họ giam giữ Chúa Thánh Thần, bởi vì họ không cho phép lời ngôn sứ trong niềm hy vọng”.

Đó là hệ thống tôn giáo mà Chúa Giêsu đã nói đến: “Một hệ thống – như bài đọc thứ nhất nói – của sự hư đốn, mang tinh thần thế tục và đầy dục vọng” – Thánh Phêrô đã nói thế trong bài đọc thứ nhất”.

Kí ức sẽ giải phóng chúng ta

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục: “Đức Giêsu đã bị cám dỗ quên đi sứ mạng của Ngài, không quan tâm đến sứ mạng ngôn sứ và yêu thích sự an toàn hơn là niềm hy vọng”, và đó chính là bản chất của 3 cơn cám dỗ mà Đức Giêsu  phải chịu trong sa mạc. Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Chúa Giêsu biết rõ những cám dỗ nơi bản thân Ngài, Ngài khiển trách:” Anh em vượt nửa vòng trái đất để có được một người xin cải Đạo, và khi anh em tìm được rồi, anh em lại biến họ trở thành nô lệ”. Những người này đã trở nên những nô lệ trong một Giáo hội được sắp xếp một cách rất có tổ chức – và vì thế chúng ta cũng dễ hiểu cách Thánh Phaolô phản ứng khi Ngài nói về tình trạng nô lệ cho lề luật và cho sự tự do mà ân sủng mang lại: một dân tự do, một Giáo hội tự do khi Giáo hội ấy mang những kí ức, khi Giáo hội ấy biết dành chỗ cho các ngôn sứ và không đánh mất niềm hi vọng”.

Một tâm hồn rộng mở hay một tâm hồn khép kín?

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng vườn nho được tổ chức chu đáo thực ra “là hình ảnh của Dân Chúa, hình ảnh của Giáo hội và cũng là hình ảnh của tâm hồn chúng ta”, mà Chúa Cha hằng luôn chăm sóc “với tất cả tình yêu của Ngài”.  Việc nổi loạn chống lại Thiên Chúa, cũng như hành động của những tên tá điền sát nhân, “đã đánh mất kí ức về những ân huệ” chúng ta đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, trong khi đó, “để ghi nhớ và không mắc những sai phạm trên đường đi”, điều quan trong là “phải luôn phải quay về với căn nguyên của nó”.

“Tôi có ghi nhớ những kì công mà Thiên Chúa đã thực hiện trong đời tôi không? Tôi có ghi nhớ những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban không? Tôi có biết mở lòng ra với những ngôn sứ để tự nhủ mình rằng ‘điều này không hiệu quả, tôi phải can đảm tiến bước và chấp nhận những rủi ro?” Đây là điều mà các ngôn sứ làm: tôi có mở lòng mình, hay tôi sợ hãi, và thích khép bản thân tôi trong sự giam hãm của lề luật? Sau cùng: tôi có đặt niềm hy vọng vào lời hứa của Thiên Chúa như tổ phụ chúng ta là Abraham, người đã rời  bỏ quê hương của mình đi mà không biết là đi đâu, chỉ vì ông hy vọng vào Thiên Chúa không? Quả thật là tốt lành khi chúng ta biết luôn hỏi bản thân mình ba câu hỏi này”.

Minh Tuệ (theo Radio Vatican)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube