Đức Thánh Cha Phanxicô với COP26: 'Giờ đây đã đến lúc cần phải hành động khẩn trương, can đảm và có trách nhiệm'

Đức Thánh Cha Phanxicô hình ngày 17 tháng 4 năm 2013. | Mazur / catholicnews.org.uk)

Đức Thánh Cha Phanxicô trong bức hình được chụp vào ngày 17 tháng 4 năm 2013 (Ảnh: Mazur / catholicnews.org.uk)

Hôm thứ Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với các nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc rằng: ‘Giờ đây đã đến lúc cần phải hành động khẩn trương, can đảm và có trách nhiệm’.

Trong một thông điệp được đọc tại Hội nghị ở Glasgow, Scotland, vào ngày 2 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh tính cấp thiết của các nỗ lực bảo vệ môi trường.

“Giờ đây đã đến lúc cần phải hành động hành động, khẩn trương, can đảm và có trách nhiệm. Không kém phần quan trọng, để chuẩn bị cho một tương lai trong đó gia đình nhân loại của chúng ta sẽ ở trong tình thế phải tự chăm sóc chính mình và môi trường tự nhiên”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong thông điệp được đọc bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, trưởng phái đoàn Tòa Thánh tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP26).

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tìm cách khuyến khích các nỗ lực bảo vệ môi trường kể từ khi đắc cử Giáo hoàng vào năm 2013. Ngài đã ban hành Thông điệp Laudato Si’ vào năm 2015, trước thềm Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Paris, nơi đã đàm phán Thỏa thuận Paris.

Hội nghị thượng đỉnh Glasgow sẽ khuyến khích các chính phủ đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Trong thông điệp đề ngày 29 tháng 10 và gửi cho Alok Sharma, Chủ tịch Hội nghị COP26, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng ngài đã hy vọng được tham dự hội nghị được tổ chức từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11, nhưng đã “không thể”.

87376291-123D-4798-BAC0-67AEEE26E4FC

Chẳng còn thời gian để chờ đợi. Thật không may, có quá nhiều người đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng môi trường. Hành động cấp bách và can đảm là hết sức cần thiết cùng với sự chuẩn bị có trách nhiệm về một tương lai trong đó nhân loại sẽ có khả năng tự chăm sóc bản thân và thiên nhiên #COP26.

“Khi Hội nghị Glasgow bắt đầu, tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng Hội nghị này có nhiệm vụ quan trọng là chứng minh cho toàn thể cộng đồng quốc tế thấy liệu có thực sự tồn tại ý chí chính trị để dành… các nguồn lực lớn hơn về con người, tài chính và công nghệ nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của vấn đề biến đổi khí hậu và hỗ trợ các quốc gia nghèo hơn và dễ bị tổn thương hơn bị ảnh hưởng bởi nó”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Đồng thời, chúng ta nhận thấy rằng nhiệm vụ này phải được thực hiện trong bối cảnh của một đại dịch xảy ra đã gần hai năm tàn phá đại gia đình nhân loại của chúng ta. COVID-19 đã mang đến những bi kịch to lớn sau khi nó xảy ra, nhưng nó cũng dạy chúng ta rằng, nếu chúng ta thành công trong việc vượt qua đại dịch, không có giải pháp nào thay thế: tất cả chúng ta phải đóng góp một phần trong việc ứng phó với thách thức này”.

609E19DD-69F7-44D3-BC94-EE6867ED056B

‘Những người trẻ tuổi, những người trong những năm gần đây đã thúc giục chúng ta hành động mạnh mẽ, sẽ chỉ kế thừa hành tinh mà chúng ta chọn để lại cho họ, dựa trên những lựa chọn cụ thể mà chúng ta đưa ra ngày hôm nay’ – Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi @ COP26 được đọc bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin #TogetherForOurPlanet #Faiths4COP26 

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng việc xây dựng thế giới hậu đại dịch phải bắt đầu bằng việc “thừa nhận những sai lầm trong quá khứ”.

“Một điều gì đó tương tự có thể được nói về những nỗ lực của chúng ta nhằm giải quyết vấn đề toàn cầu của vấn đề biến đổi khí hậu”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét. “Không có lựa chọn thay thế. Chúng ta chỉ có thể đạt được các mục tiêu do Thỏa thuận Paris đề ra nếu chúng ta hành động một cách có phối hợp và có trách nhiệm. Những mục tiêu đó quả thục đầy tham vọng và không thể trì hoãn được nữa. Ngày nay, điều đó tùy thuộc vào quý vị để đưa ra các quyết định cần thiết”.

“COP26 có thể và phải đóng góp hiệu quả vào việc tận tâm xây dựng một tương lai, trong đó các hoạt động hàng ngày và các khoản đầu tư kinh tế và tài chính có thể thực sự bảo vệ các điều kiện đảm bảo một cuộc sống nhân đạo và xứng hợp với phẩm giá cho mọi nam giới và phụ nữ hôm nay và mai sau, trên ‘một hành tinh khỏe mạnh’”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng thế giới đang đối mặt với một “sự thay đổi mang tính thời đại” trong đó các quốc gia giàu hơn có nhiệm vụ dẫn đầu về tài chính khí hậu, phi cacbon hóa, thúc đẩy một “nền kinh tế tuần hoàn” và giúp các quốc gia dễ bị tổn thương giảm thiểu tác động của vấn đề biến đổi khí hậu.

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Thành quốc Vatican đã cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng không trước năm 2050.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng ngài và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã ký một thông điệp chung tại Vatican vào ngày 4 tháng 10 kêu gọi các quốc gia “đạt được mức phát thải carbon ròng bằng không sớm nhất có thể”.

Đức Thánh Cha nói: “Những vết thương do đại dịch COVID-19 gây ra cho gia đình nhân loại chúng ta và hiện tượng biến đổi khí hậu có thể so sánh với những vết thương do cuộc xung đột toàn cầu”.

“Ngày nay, cũng như hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, toàn thể cộng đồng quốc tế nói chung cần đặt ưu tiên thực hiện các hành động mang tính tập thể, liên đới và nhìn xa trông rộng”.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục: “Chúng ta cần cả hy vọng lẫn lòng dũng cảm. Nhân loại sở hữu sức mạnh cần thiết để thực hiện sự thay đổi này, vốn đòi hỏi một sự hoán cải thực sự, mang tính cá nhân cũng như cộng đồng, và một ý chí quyết định cần phải được đặt ra khi bước đi trên con đường này”.

“Nó sẽ kéo theo sự chuyển đổi hướng tới một mô hình phát triển toàn diện và tích hợp hơn, dựa trên tinh thần liên đới và trách nhiệm. Quá trình chuyển đổi đó cũng cần phải xem xét nghiêm túc những ảnh hưởng mà nó sẽ gây ra đối với thế giới lao động”.

2E5DC3FA-B89B-47FB-9794-E5B75DD36523

Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất rằng các quốc gia sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn mắc “món nợ sinh thái” đối với các quốc gia dễ bị tổn thương. Ngài cũng kêu gọi sự chú ý mới đến việc xóa các khoản nợ nước ngoài của các quốc gia đang phát triển.

“Đáng buồn thay, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta còn rất xa với việc đạt được các mục tiêu đề ra đối với việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chúng ta cần phải thành thật: điều này không thể tiếp tục”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Ngay cả khi chúng ta đang chuẩn bị cho COP26, ngày càng nhận thấy rõ rằng chẳng còn thời gian để lãng phí nữa. Có quá nhiều anh chị em của chúng ta đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng khí hậu này”.

“Cuộc sống của vô số người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, đã phải trải qua những tác động ngày càng thường xuyên và tàn khốc của nó”.

“Đồng thời, chúng ta nhận ra rằng nó cũng liên quan đến một cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em, và trong tương lai gần, những người di cư vì lý do môi trường sẽ nhiều hơn những người tị nạn do các cuộc chiến tranh và xung đột”.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách suy ngẫm về tình trạng của những người trẻ tuổi.

“Những người trẻ tuổi, những người trong những năm gần đây đã thúc giục chúng ta hành động mạnh mẽ, sẽ chỉ kế thừa hành tinh mà chúng ta chọn để lại cho họ, dựa trên những lựa chọn cụ thể mà chúng ta đưa ra ngày hôm nay”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Giờ đây chính là thời điểm cho những quyết định có thể cung cấp cho họ lý do để hy vọng và tin tưởng vào tương lai”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube