Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris ca ngợi sự đóng góp của Giáo hội Hàn Quốc cho sự phát triển truyền giáo

Đức Tổng Giám mục Chung Soon-taek (giữa) trò chuyện với Cha Nicolas Lefebüre (phải) thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP) tại Paris vào ngày 18 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: news.cpbc.co.kr)

Đức Tổng Giám mục Chung Soon-taek (giữa) trò chuyện với Cha Nicolas Lefebüre (phải) thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP) tại Paris vào ngày 18 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: news.cpbc.co.kr)

Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP) có trụ sở tại Pháp đã ca ngợi Giáo hội Công giáo ở Hàn Quốc vì sự hỗ trợ của họ cho hiệp hội truyền giáo, một báo cáo cho biết.

“Nhờ Giáo hội Hàn Quốc, MEP đã có thể tăng trưởng và phát triển”, Cha Nicolas Lefébure, Tổng thư ký Hội Thừa Sai, Tổng công ty Phát thanh Hòa bình Công giáo (CPBC) Hàn Quốc đưa tin vào ngày 18 tháng 4.

Cha Lefébure, trong chuyến viếng thăm Hàn Quốc lần thứ hai, đã gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Peter Chung Soon-taick Địa phận Seoul tại Tòa Tổng Giám mục ở Myeongdong.

Cha Lefébure cũng chỉ ra rằng trụ sở MEP ở Paris lưu giữ “rất nhiều tài liệu từ những ngày đầu của Giáo hội Công giáo Hàn Quốc”, những thứ mà họ sẵn lòng cung cấp cho Tổng Giáo phận nếu được yêu cầu.

Hàn Quốc được giao phó cho các nhà truyền giáo MEP chăm sóc vào ngày 1 tháng 9 năm 1827 bởi Propaganda Fide (Thánh bộ Truyền bá Đức tin) lúc đó, sau này được đổi tên thành Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho Các Dân tộc.

Trong khi đó, Đức Tổng Giám mục Chung đã ca ngợi MEP vì “đã gửi các nhà truyền giáo đến Hàn Quốc, mặc dù họ biết rằng họ sẽ phải chịu tử đạo, từ vị Mục tử tiên khởi của Hàn Quốc, Đức Giám mục Bruguiere”.

Đức Cha Barthelemy Bruguiere (1792-1835), thành viên của MEP, là Đại diện Tông Tòa tiên khởi của Hàn Quốc và là Ggiám mục phụ tá tiên khởi của Địa phận Siam (Thái Lan).

Đức Cha Bruguiere qua đời ở Trung Quốc và được chôn cất ở đó. Hài cốt của ngài sau đó được chuyển đi và cải táng tại một nghĩa trang ở Seoul vào năm 1931.

Sau khi rời Paris vào năm 1825, Đức Cha Bruguiere đến Jakarta, nơi được gọi là Batavia vào năm 1826, một báo cáo do Hiệp hội Siam công bố cho biết.

Đức Cha Bruguiere sau đó đã di chuyển đến Bangkok, nơi ngài tham gia vào công việc truyền giáo trên phạm vi rộng cho người dân.

Năm 1831, Đức Cha Bruguiere được bổ nhiệm làm Đại diện Tông Tòa của Hàn Quốc và vào năm 1832, Đức Cha Bruguiere và thầy Joseph Wang, một sinh viên chủng viện Penang di chuyển bằng thuyền từ Singapore đến Trung Quốc.

Đức Cha Bruguiere rời Sơn Tây vào ngày 22 tháng 9 năm 1834, đến Vạn Lý Trường Thành vào ngày 7 tháng 10 và đến Tây Loan Tử vào ngày 8 tháng 10.

Đức Cha Bruguiere đã dành khoảng 3 năm ở Trung Quốc để chuẩn bị cho việc nhập cảnh vào Hàn Quốc. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1835, Đức Cha Bruguiere, thầy Wang và nhà truyền giáo MEP Pierre-Philibert Maubant rời Hàn Quốc.

Trong vòng hai tuần, Đức Cha Bruguiere đã lâm bệnh và qua đời. Báo cáo của Hiệp hội Siam cho biết ngài được chôn cất trên sườn đồi gần đó.

Theo chân Đức Cha Bruguiere, nhiều nhà truyền giáo khác như Thánh Jacques Chastan, Laurent Imbert, Siméon Berneux và Antoine Daveluy, cùng những người khác đã phục vụ trong khu vực.

Các nhà truyền giáo MEP đáng chú ý khác là Đức Giám mục Jean Ferréol và Đức Tổng Giám mục Gustave Mutel.

Tổng Giáo phận Seoul đang thúc đẩy án phong thánh cho Đức Cha Bruguiere, Đức Hồng Y Stephen Kim Sou-hwan, và Cha Leo Bang Yoo-ryong (1900-1986), người sáng lập Dòng tu bản địa đầu tiên của Hàn Quốc, Dòng Các Thánh Tử đạo Hàn Quốc.

Đức Tổng Giám mục Chung đã kêu gọi mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác giữa Tổng Giáo phận và MEP.

“Giáo hội Hàn Quốc đã có thể phát triển nhờ những nỗ lực thầm kín của các nhà truyền giáo thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP)”, Đức Tổng Giám mục Chung nhấn mạnh.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube