Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chấm dứt giao tranh ở vùng Tigray của Ethiopia

Một phụ nữ đứng xếp hàng để nhận thực phẩm quyên góp tại trường tiểu học Tsehaye, nơi đã được biến thành nơi trú ẩn tạm thời dành cho những người phải di tản do xung đột, ở Shire, thuộc vùng Tigray của Ethiopia, vào ngày 15 tháng 3 năm 202. Trong giờ nguyện Kinh Truyền Tin hôm 23 tháng 10 năm 2022 tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo ở Ethiopia và vùng Tigray “chấm dứt sự đau khổ” của người dân bằng cách đàm phán một thỏa thuận hòa bình; ngày hôm sau, các nhà lãnh đạo cho biết họ đang quay trở lại các cuộc đàm phán hòa bình (Nguồn: Baz Ratner / Reuters qua CNS)

Một phụ nữ đứng xếp hàng để nhận thực phẩm quyên góp tại trường tiểu học Tsehaye, nơi đã được biến thành nơi trú ẩn tạm thời dành cho những người phải di tản do xung đột, ở Shire, thuộc vùng Tigray của Ethiopia, vào ngày 15 tháng 3 năm 202. Trong giờ nguyện Kinh Truyền Tin hôm 23 tháng 10 năm 2022 tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo ở Ethiopia và vùng Tigray “chấm dứt sự đau khổ” của người dân bằng cách đàm phán một thỏa thuận hòa bình; ngày hôm sau, các nhà lãnh đạo cho biết họ đang quay trở lại các cuộc đàm phán hòa bình (Nguồn: Baz Ratner / Reuters qua CNS)

Một ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị ở Ethiopia “chấm dứt sự đau khổ của người dân không có khả năng tự vệ”, đại diện của chính phủ Ethiopia và lực lượng Tigray đối thủ đã tuyên bố họ sẽ gặp nhau tại Nam Phi để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình dự kiến ban đầu vào đầu tháng 10.

“Tôi theo dõi tình hình xung đột dai dẳng ở Ethiopia với sự quan ngại sâu sắc”, Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu với những người hành hương tham gia cùng với ngài trong giờ nguyện Kinh Truyền Tin hôm 23 tháng 10 tại Vatican.

“Một lần nữa, tôi nhắc lại với sự quan tâm chân thành rằng bạo lực không giải quyết được sự bất hòa, mà chỉ làm gia tăng những hậu quả bi thảm”, Đức Thánh Cha nói. “Tôi kêu gọi những người có trách nhiệm chính trị chấm dứt sự đau khổ của những người dân không có khả năng tự vệ và đồng thời tìm ra các giải pháp công bằng cho nền hòa bình lâu dài trên khắp đất nước”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện để nỗ lực của những người tham gia đối thoại sẽ hướng đến “một con đường hòa giải đích thực” và để mọi người sẽ hiệp ý cầu nguyện, thể hiện tinh thần liên đới và giúp đỡ viện trợ nhân đạo cho “những người anh chị em Ethiopia của chúng ta, những người đang lâm cảnh khốn cùng”.

Vào ngày 24 tháng 10, hãng tin Reuters đưa tin rằng chính phủ Ethiopia đã đưa ra một tuyên bố cho biết phái đoàn của họ đã lên đường đến Nam Phi để tham gia các cuộc đàm phán do Liên minh châu Phi làm trung gian. Kindeya Gebrehiwot, phát ngôn viên của lực lượng Tigray, đã đăng tweet trước đó cùng ngày rằng phái đoàn Tigray đã đến.

Trong dòng tweet, ông Gebrehiwot cho biết các vấn đề cấp bách nhất đó là “chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch, tiếp cận nhân đạo tự do, và việc rút quân của các lực lượng Eritrean. Không thể có một giải pháp quân sự!”.

Cuộc chiến ở Tigray bắt đầu khi Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali tuyên bố hành động quân sự chống lại Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray. Ông đã cáo buộc những người cai trị khu vực bán tự trị vì đã tấn công một căn cứ quân đội quốc gia ở thủ đô Mekele. Phiến quân đã phủ nhận các cáo buộc.

Fides, hãng thông tấn của Bộ Truyền giáo đưa tin vào ngày 21 tháng 10 rằng cuộc tiến công của quân đội Ethiopia, cùng với lực lượng dân quân từ vùng Amhara lân cận và các lực lượng Eritrean ở Tigray vẫn đang tiếp tục, và “từ một vài báo cáo đã rò rỉ, có vẻ như 500.000 người đã tháo chạy khỏi các thành phố phía bắc, lang thang trong các điều kiện tuyệt vọng, không có thức ăn, nước uống, hướng về phía nam”.

“Rất khó để tính toán số người thiệt mạng kể từ đầu cuộc chiến này; giả thuyết là có thể có hàng trăm nghìn người trong số dân thường”, Fides cho biết.

Cơ quan này cũng báo cáo rằng quân đội liên bang Ethiopia đã bắt đầu phân phối viện trợ nhân đạo đầu tiên ở các khu vực được tái chiếm, nhưng có vẻ như việc phân phối “trở nên phức tạp do sự thiếu tin tưởng của người dân địa phương”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube