Đức Phanxicô: ‘Tình yêu thương và sự liên đới phải là một phần của kế hoạch chấm dứt nạn đói kém’

Một phụ nữ trẻ cõng một em bé đang cầm phần ăn trưa của mình trong buổi phân phát thực phẩm ở Accra, Ghana, ngày 3 tháng 6 năm 2022. Đánh dấu kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc, ngày 16 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng hành động yêu thương và liến đới chính là chìa khóa để chiến đấu chống lại nạn đói kém (Ảnh: CNS / Francis Kokoroko, Reuters)

Một phụ nữ trẻ cõng một em bé đang cầm phần ăn trưa của mình trong buổi phân phát thực phẩm ở Accra, Ghana, ngày 3 tháng 6 năm 2022. Đánh dấu kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc, ngày 16 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng hành động yêu thương và liến đới chính là chìa khóa để chiến đấu chống lại nạn đói kém (Ảnh: CNS / Francis Kokoroko, Reuters)

Thành công trong việc xóa nạn đói kém sẽ đòi hỏi những hành động yêu thương và sự liên đới, chứ không chỉ là những chương trình quốc tế được lên kế hoạch và thực hiện một cách cẩn thận, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Trước hết, điều này đòi hỏi chúng ta phải xem những người khác như anh chị em của mình, như những thành viên của cùng một gia đình nhân loại, những người mà những đau khổ và nhu cầu của họ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”, Đức Thánh Cha cho biết trong một thông điệp vào ngày 14 tháng 10 tại một buổi lễ được tổ chức tại Rôma trước thềm Ngày Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc vào ngày 16 tháng 10.

Ước tính mới nhất của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đưa ra con số người đói kém trên toàn cầu cho năm 2021 là từ 702 triệu đến 828 triệu người.

“Những ước tính này ngụ ý rằng, kể từ năm 2015, sự gia tăng số lượng người thiếu dinh dưỡng trên thế giới trên thực tế đã làm xói mòn tất cả những tiến bộ đã đạt được trong thập kỷ trước đó, đưa thế giới quay trở lại mức đói kém phổ biến vào năm 2005”, tổ chức này cho biết.

Chủ đề được chọn cho Ngày Lương thực Thế giới 2022 là “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và các sự kiện chính thức xem xét các cách thức để đảm bảo điều đó bằng cách thúc đẩy “sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”.

“Chắc chắn, sẽ không thể đối mặt với vô số cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến nhân loại nếu chúng ta không làm việc và bước đi cùng với nhau, không bỏ lại ai phía sau”, Đức Thánh Cha viết trong thông điệp của mình.

Mục tiêu giảm đáng kể đói nghèo và chấm dứt nạn đói “đầy tham vọng và dường như là không thể đạt được”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Làm thế nào chúng ta có thể đạt được các mục tiêu đó? Trước hết, bằng cách không quên thực tế rằng trọng tâm của bất kỳ chiến lược nào cũng đều là con người, với những câu chuyện và khuôn mặt cụ thể, những người sống ở một nơi nhất định; họ không phải là những con số, dữ liệu hay những thống kê vô tận”.

Thứ hai, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “‘phạm trù tình yêu’ phải được đưa vào ngôn ngữ của sự hợp tác quốc tế, nhằm củng cố các mối quan hệ quốc tế với tính nhân văn và sự liên đới, nhằm theo đuổi công ích. Do đó, chúng ta được kêu gọi tái tập trung cái nhìn của mình vào những điều thiết yếu, vào những gì đã được trao cho chúng ta một cách tự do, tập trung công việc của chúng ta vào việc chăm sóc người khác và công trình sáng tạo”.

Caritas Quốc tế, tổ chức bảo trợ cho các tổ chức từ thiện Công giáo quốc gia, cũng đưa ra tuyên bố đánh dấu Ngày Lương thực Thế giới.

Ông Aloysius John, Tổng thư ký Caritas Quốc tế s, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ “các hình thức nông nghiệp quy mô nhỏ mới, thành lập các hợp tác xã lương thực xã hội và cho phép nông dân quy mô nhỏ canh tác trên mảnh đất của họ. Điều này đồng nghĩa với sự thay đổi trong các dự án phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung vào việc quản lý lưu vực sông và tiếp cận vật tư nông nghiệp bền vững”.

Việc sản xuất lương thực thế giới đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ba yếu tố chính: tình trạng khẩn cấp về khí hậu, COVID-19 và các cuộc xung đột, tuyên bố của Caritas cho biết.

Ngoài ra, ông John lưu ý, “Ngày Lương thực Thế giới 2022 này bị đánh dấu bởi cuộc chiến ở Ukraine, vốn đã góp phần gây ra sự biến động trên thị trường thực phẩm và năng lượng toàn cầu, với việc giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao sẽ khiến hàng triệu người có nguy cơ đói kém hơn trên toàn thế giới”.

Minh Tuệ (theo OSV)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube