Đức Hồng y Tông ghi nhận sự lạc quan về mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc

Đã có những tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề then chốt giữa Toà Thánh và Trung Quốc liên quan đến quyền bổ nhiệm các Giám mục, mặc dù Đức Hồng y John Tong của Hồng Kông cho biết đó sẽ là một quá trình “tiệm tiến” và những thách đố khác hiện vẫn còn tồn tại.

Cho biết thêm chi tiết về một bài báo được công bố hôm 9/2 vừa qua trên tờ tiếng Anh ‘Sunday Examiner’, ĐHY Tong trong một cuộc phỏng vấn với tờ NCR tại văn phòng của ngài tại Hồng Kông cho biết ngài chỉ tập trung vào “cuộc đối thoại giữa Tòa thánh và Trung Quốc và những điều vốn là những yếu tố quan trọng trong cuộc đối thoại và yếu tố quan trọng đó đã đạt được – ít nhất gần như là như vậy – về việc bổ nhiệm [đối với các Giám mục] của Đức Thánh Cha”.

ĐHY Tong đã từ chối đưa ra bất kỳ một lịch trình nào đối với thỏa thuận này. Trong bài báo, ĐHY Tong lưu ý rằng trong năm qua, một nhóm làm việc đã được thành lập để rồi thông qua đó cả hai bên đã cố gắng giải quyết một số vấn đề, và một thỏa thuận sơ bộ “được thông báo rằng đạt được và điều đó sẽ dẫn tới việc bổ nhiệm các Giám mục”.

Điều quan trọng đối với thỏa thuận này – ĐHY Tong phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ NCR – đó chính là thẩm quyền của Đức Thánh Cha để có được sự chấp thuận sau cùng về các Giám mục.

Trung Quốc đã duy trì việc chỉ định các Giám mục, trái ngược với Giáo huấn Giáo hội Công giáo, mà trong đó thẩm quyền này phải thuộc về Giáo Hoàng. Giáo hội đã phát triển tại Trung Quốc là một cấu trúc phức tạp, trong đó có khoảng 70 Giám mục do chính phủ chỉ định hoạt động trong các Giáo hội đã được đăng ký, đôi khi được gọi là Giáo hội “công khai”, hoạt động thông qua Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc được thành lập năm 1957 dưới thẩm quyền của chính phủ. Đa số các vị Giám mục này đều đã được Vatican ngầm thừa nhận. Bảy Giám mục đã không được Rôma công nhận và đã bị vạ tuyệt thông.

Gần 40 vị Giám mục đã được Tòa Thánh bổ nhiệm nhưng không được chính quyền Trung Quốc công nhận. Các Giám mục này hoạt động trong các Giáo hội không chính thức, thường được gọi là Giáo hội “hầm trú”, và thường bị hạn chế trong các hoạt động và đôi khi phải chịu sự bách hại.

Đức Hồng Y Joseph Zen – Nguyên Giám mục Địa phận Hồng Kông và là vị tiền nhiệm của ĐHY Tong – đã chỉ trích những nỗ lực của Tòa Thánh nhằm đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh, đồng thời Ngài cũng cảnh báo rằng tiến trình này sẽ phản bội lại ‘Giáo hội hầm trú’. Ngài cho biết Đức Phanxicô như đang “ngây ngô” khi theo đuổi mối quan hệ với Trung Quốc.

Những nhà phê bình khác đối với bài viết của ĐHY Tong đã tỏ vẻ bất đồng hoặc cho biết rằng thông điệp của vị Hồng Y này phần lớn bị phớt lờ bởi những người Công giáo Trung Quốc – những người tin rằng hầu như chẳng có điều gì có thể thực sự được thay đổi, đã cho thấy bản chất hà khắc của chính phủ Trung Quốc.

ĐHY Tong cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng một số nhà phê bình có thể đã không đọc bài viết của ngài một cách cẩn thận hoặc họ đã đi quá xa phạm vi bài viết của ngài.

Bài viết của ĐHY Tong tập trung vào tiến trình đối thoại và vấn đề trọng yếu của việc chỉ định các Giám mục, chứ không phải về việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Vatican và Trung Quốc đã chấm dứt mối quan hệ ngoại giao sau khi chính phủ cộng sản giành chiến thắng năm 1949 đã trục xuất các nhà truyền giáo nước ngoài và sau đó thành lập Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc.

Để có được các mối quan hệ ngoại giao “là một điều tốt, thế nhưng nếu không có những mối quan hệ ấy thì Giáo hội cũng vẫn có thể hoạt động cách bình thường”, ĐHY Tong cho biết.

“Tôi không phải là một chính trị gia – với tư cách một Giám mục, là một người con trong Hội Thánh, chúng ta quan tâm đến phương pháp của Giáo hội, vốn là điều quan trọng hơn – về việc bổ nhiệm các Giám mục và về sự hiệp nhất giữa Giáo hội tại Trung Quốc và Giáo hội toàn cầu”.

Về việc bổ nhiệm các Giám mục của Đức Thánh Cha, “đó chính là một vấn đề hết sưc quan trọng”, ĐHY Tong cho biết. “Tôi muốn thực hiện thêm một bước tiến, thế nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề.

Đó là lý do tại sao thậm chí ngay cả khi nếu như vấn đề này có thể được giải quyết, vẫn còn rất nhiều vấn đề khác nữa cần được giải quyết”.

Thiết lập mối quan hệ ngoại giao “sẽ là một điều hết sức tốt đẹp nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất. Đó không phải là bước đầu tiên – đó có thể là bước cuối cùng”.

Về nhận định của ĐHY Zen, “chúng tôi chỉ đàm đạo với nhau. Ngài nói, ‘Chúng ta là anh em’. Ngài có vai trò riêng của mình và tôi cũng có vai trò riêng của tôi”, ĐHY Tong nói. “Ngài chỉ cho biết Ngài muốn giúp người dân [đàm phán thỏa thuận] phải cẩn thận – tất nhiên, chúng ta luôn phải hết sức cẩn thận”.

Cho dù sẽ có một tuyên bố chính thức về một thỏa thuận có khả năng sẽ thuộc về Tòa Thánh – ĐHY Tong cho biết – “cho chúng ta một số kết quả cụ thể”.

ĐHY Tong cho biết Ngài không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ ngày càng có xu hướng hà khắc đối với các hoạt động tôn giáo cũng như vấn đề tự do tôn giáo. Một ví dụ khác, ĐHY Tong cho biết khoảng 20 đến 30 linh mục và nữ tu đã đến Trung tâm Thánh Linh tại Hồng Kông hàng tháng để tham dự các cuộc hội thảo kéo dài hàng tuần về các chủ đề như việc điều hành một giáo xứ, khởi động các hoạt động giới trẻ và giúp đỡ các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn. “So với quá khứ, tôi nghĩ rằng sẽ không có chuyện đàn áp,” ĐHY Tong cho biết. “Có thể điều này sẽ chỉ diễn ra ở một số nơi, nhưng không phải là cả nước”.

Khi Trung Quốc lần đầu tiên mở cửa vào những năm 1980, đã có rất nhiều những nỗi lo sợ giữa những người Công giáo cũng như các tôn giáo khác. Khi Ngài đặt câu hỏi với họ, rất ít người dám trả lời. Hiện nay, dĩ nhiên mọi thứ đã trở nên cởi mở hơn.

“Trung Quốc không thể trở lại phương thức cũ vì những người dân bình thường có thể sẽ rời bỏ Trung Quốc ra đi”, ĐHY Tong cho biết. “Họ đã chứng kiến tình hình bên ngoài để rồi họ có được một sự khao khát hơn đối với sự tự do mà họ có thể sẽ được tận hưởng bên ngoài. Những người dân thường có một sự khao khát lớn đối với vấn đề tự do, vì vậy chính phủ không phải là những kẻ ngu ngốc – họ biết rõ những người bình thường muốn gì để rồi họ có thể nới lỏng vòng kiểm soát của họ từng chút một. Họ vẫn muốn kiểm soát người dân nhưng họ buộc phải thỏa hiệp. Về lâu dài, chúng ta có thể thấy Trung Quốc đã trở nên thông thái hơn nếu chúng ta nhìn lại từ năm 1980 cho đến nay”.

Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Tong đã kể về những câu chuyện trích từ cuốn sách ‘Những thách đố và Niềm hy vọng: Những câu chuyện từ Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc’ của ngài và cấu trúc gồm ba từ được ngài ưa chuộng và thường sử dụng để mô tả về Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc: đáng thán phục, và những khả năng.

Đáng than phục vì “trước khi cánh cửa bị đóng lại và chúng ta chẳng thể nhìn thấy gì cả – nhưng sau khi cánh cửa được mở ra, có rất nhiều điều tốt đẹp” – ĐHY Tong nói – kể cả những bài học về sự kiên trì. Trong 30 năm từ khi bắt đầu chế độ cộng sản cho đến khi mở cửa vào những năm 1980, nhiều người Công giáo đã phải “chịu đựng đau khổ rất nhiều thế nhưng họ vẫn giữ vững đức tin của mình”.

Khó khăn là do chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục hạn chế, và thậm chí “ngay cả khi nó đã được cởi mở hơn so với quá khứ, nhưng vẫn không thể so sánh” với những xã hội cởi mở và tự do hơn.

“Vì vậy, quả thực rất khó – để rồi chúng ta phải thông thái đối với việc chúng ta có thể đi xa tới đâu”, ĐHY Tong cho biết. “Và đó là ‘là một điều hoàn toàn có thể được’, nghĩa là nếu như chúng ta học cách chúng ta có thể đi xa tới đâu, chúng ta vẫn có thể làm một điều gì đó”.

ĐHY Tong đã trích dẫn ví dụ về một Giám mục “hầm trú” không được chính phủ công nhận và không thể mục vụ tại các Giáo hội công khai. Đề cập đến những điều ngài có thể thực hiện, ĐHY Tong nhận thấy rằng theo chính sách một con của Trung Quốc, nhiều gia đình muốn có con trai sẽ bỏ rơi các bé gái. Ngài sẽ mở một ngôi nhà để chăm sóc các trẻ bị bỏ rơi này đồng thời huy động giáo dân Công giáo và một số nữ tu để cùng cộng tác với ngài. Nỗ lực đã tăng lên hơn 100 em bé và đã thu hút sự chú ý của một cơ quan chính phủ về công việc của mình. Nỗ lực này đã chứng kiến sự gia tăng với hơn 100 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và chính điều này đã thu hút sự chú ý của một cơ quan chính phủ đối với các công việc của Giáo hội.

“Đó chính là ‘điều hoàn toàn có thể xảy ra’”, ĐHY Tong nói. “Chúng ta không việc gì phải đối đầu với họ – sẽ có một số cơ hội khác. Nếu chúng ta cố gắng tìm kiếm các cơ hội, chúng ta vẫn có thể thực hiện một số công việc mục vụ tốt đẹp để giúp đỡ người dân và thậm chí ngay cả đối với việc Phúc Âm hóa”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube