ĐTC Phanxicô trong Buổi tiếp kiến chung 3/5: "Tôi đã nhận thấy vẻ đẹp của Giáo Hội tại Ai Cập"

Phát biểu với các đoàn khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô nói: “Nguyện xin Thánh Gia Thất – Đấng xưa kia đã từng phải tìm nơi ẩn náu tại Ai Cập, chúc lành và bảo vệ người dân với sự thịnh vượng, tình huynh đệ đoàn và hòa bình”

C8Ei_3rXUAAKvX8-740x481

“Nguyện xin Thánh Gia Thất – Đấng xưa kia đã từng phải tìm nơi ẩn náu tại Ai Cập, chúc lành và bảo vệ người dân với sự thịnh vượng, tình huynh đệ đoàn và hòa bình”.

Đó là chia sẻ của ĐTC Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, lần đầu tiên kể từ chuyến viếng thăm từ ngày 28/4 đến 29/4 tới Ai Cập, đánh dấu chuyến Tông du nước ngoài lần thứ 18 và quốc gia thứ 27 mà ĐTC Phanxicô đã viếng thăm.

Nó cũng đánh dấu lần thứ hai một vị Giáo Hoàng tới viếng thăm một quốc gia Bắc Phi, sau chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2000.

Như thường lệ, sau những chuyến Tông du, bài chia sẻ giáo lý của ĐTC Phanxicô thường tập trung vào chuyến viếng thăm gần đây của Ngài.

Tuy nhiên, trước chuyến tông du sắp tới của Ngài tới Fatima, từ ngày 12/5 đến ngày 13/5, nhân kỉ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra, ĐTC Phanxicô cũng lưu ý rằng tháng Năm là tháng dâng kính Mẹ Maria, Ngài mời gọi tất cả các tín hữu hãy cầu nguyện với Mẹ, đặc biệt là với chuỗi Mân Côi.

Trong bài chia sẻ giáo lý của mình, ĐTC Phanxicô nhắc lại rằng Ngài đã nhận lời mời của Tổng thống Ai Cập để tới viếng thăm nước này, cùng với Đức Thượng Phụ Chính thống Coptic, vị Đại Imam của Đại học Al-Azhar và Đức Thượng Phụ Công giáo Coptic, đồng thời ĐTC Phanxicô cũng ngỏ lời cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ trong việc lập kế hoạch và tổ chức cho chuyến viếng thăm này được thành công tốt đẹp.

“Tôi đã nhận thấy vẻ đẹp của Giáo Hội tại Ai Cập”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh. Đặc biệt trong Thánh Lễ với cộng đồng các tín hữu Công giáo, và trong cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh, ĐTC Phanxicô nói: “Tôi đã khuyến khích mọi tín hữu hãy kiên trì trong niềm hy vọng vào Tin Mừng”.

Ai Cập có khoảng 90 triệu dân, phần lớn trong số họ, ít nhất là 85% là người Hồi giáo. Khoảng 10% dân số là những Kitô hữu Chính thống Coptic. Những người Công giáo – bị chia rẽ giữa người Công giáo Coptic và những người Công giáo theo các nghi thức khác nhau: Coptic, Latin, Armenian, Melkite, Maronite, Syro-Catholic – chiếm ít hơn 1% dân số. Các Giám mục của họ đã quy tụ trong Hội nghị toàn thể phẩm trật Công giáo do Đức Thượng Phụ Công giáo Coptic Alexandria – Đức Cha Ibrahim Isaac Sidrak, chủ trì.

Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ ra rằng cuộc gặp gỡ với vị Đại Imam và sứ điệp của Ngài gửi đến Hội nghị Hòa bình Quốc tế “nhắc lại rằng hòa bình là kết quả của một nền giáo dục hướng tới sự khôn ngoan và chủ nghĩa nhân bản vốn tôn trọng chiều kích tôn giáo đối với sự tồn tại của chúng ta”.

Giao ước của chúng ta với Thiên Chúa

“Giao ước của chúng ta với Thiên Chúa, được xây dựng trong giới luật kính mến Thiên Chúa và yêu người thân cận, chính là nguồn cảm hứng cho những nỗ lực của chúng ta để xây dựng một trật tự dân sự ổn định và công bằng, trong đó tất cả mọi người đều phải góp phần”.

“Di sản văn hoá và tôn giáo to lớn của Ai Cập” – ĐTC Phanxicô nói – “đã tạo cho quốc gia một vai trò đặc biệt trong công cuộc kiến tạo hòa bình”.

Trở lại cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Chính thống Coptic – Đức Thượng Phụ Tawadros II – ĐTC Phanxicô lưu ý: “Chúng ta đã tái khẳng định cam kết chung của mình về sự hiệp nhất và cùng cầu nguyện cho các nạn nhân của những vụ tấn công gần đây”.

Trong chuyến Tông du kéo dài hai ngày, ĐTC Phanxicô đã được tháp tùng bởi ĐHY Pietro Parolin – Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ĐHY Leonardo Sandri – Tổng Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương, và ĐHY Kurt Koch – Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Sự Hiệp Nhất Kitô Giáo và Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Cập – Đức Cha Bruno Musaró. Thông dịch viên của Đức Thánh Cha chính là thư ký riêng của ngài, Đức Ông Yoannis Lahzi Gaid, một linh mục của Tòa Thượng Phụ Coptic Alexandria.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube