Cuộc bách hại Kitô giáo toàn cầu đang ‘ngày càng trầm trọng hơn bao giờ hết’

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 04-05-2017 | 21:20:55

“Các Kitô hữu trên toàn thế giới phải chịu đựng sự bách hại dưới bàn tay của chính quyền cũng như các tác nhân phi nhà nước. Trong số các tác nhân đó chính là tổ chức nhà nước Hồi giáo, Cộng sản, quốc quyền chủ nghĩa đặt nền tảng trên tôn giáo, và các chính thể thế tục, trong khi các tác nhân phi nhà nước bao gồm những kẻ cực đoan bạo lực tôn giáo”, theo một báo cáo gần đây mang tựa đề “Phản ứng lại trước các cuộc bách hại”. Nghiên cứu được thực hiện dưới dự án “Dưới lưỡi gươm của Cêsarê” (Under Caesar’s Sword).

Các nhà nghiên cứu ‘Under Caesar’s Sword’ đã tiến hành một nghiên cứu sâu rộng về cách các Kitô hữu phản ứng trước các cuộc bách hại thế nào? Báo cáo định nghĩa sự bách hại như sau: “Việc bách hại theo ý niệm tôn giáo luôn luôn liên quan đến một sự vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người liên quan đến tự do tôn giáo”.

Christian-persecutionCụ thể hơn nữa: “Nó được đảm bảo trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước của LHQ về các quyền dân sự và chính trị, và các công ước pháp lý quốc tế quan trọng khác, quyền con người về tự do tôn giáo thừa nhận quyền miễn trừ về đạo đức và công dân của các cá nhân và cộng đồng tôn giáo khỏi việc ưỡng ép hoặc bạo lực vì tín ngưỡng và tập quán của họ”.

Nó bảo vệ các cấu trúc quản trị, các tài sản, trường học, các tổ chức từ thiện, bảo vệ truyền thông công cộng đối với những thông điệp của họ, và những đóng góp của họ vào đời sống chính trị xã hội, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến công lý và công ích.

Báo cáo đã phác họa tình hình thảm khốc của các Kitô hữu tại Pakistan. “Các Kitô hữu tại Pakistan, chiếm khoảng 2% dân số, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự phân biệt đối xử, áp lực của việc chuyển đổi tôn giáo, và các hành vi ngược đãi liên quan đến luật báng bổ khắc nghiệt của nước này.

Cuộc bách hại bắt nguồn từ cả chế độ chính trị lẫn xã hội. Được thành lập vào năm 1947, Pakistan được tuyên bố là một nước cộng hòa Hồi giáo trong hiến pháp đầu tiên của mình vào năm 1956 và chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các đạo luật Hồi giáo nặng nề bắt đầu vào những năm 1970 – một khuôn khổ pháp lý khuyến khích các hành động ngược đãi các Kitô hữu cũng như những người Hồi giáo Shia và Ahmadiyya.

Báo cáo giải thích thêm về sự phân biệt đối xử đang diễn ra liên quan đến tôn giáo: “Một phần, việc ngược đãi các Kitô hữu xảy ra thông qua các hành động phân biệt đối xử. Phần lớn các Kitô hữu Pakistan là những người theo đạo Tin Lành, đến từ Punjab và giai cấp thấp, được nhận làm các công việc thấp kém trong ngành công nghiệp vệ sinh và giúp việc nhà. Một cộng đồng những người Công giáo nhỏ hơn là tầng lớp trung lưu. Những người Kitô hữu ở đẳng cấp thấp bị kỳ thị nặng, trong đó giai cấp đẳng cấp và thành viên tôn giáo củng cố lẫn nhau; phụ nữ đặc biệt bị đối xử tàn tệ”.

Báo cáo tiếp tục chỉ ra hai động thái chính của việc bách hại mà các Kitô hữu Pakistan hiện đang phải đối diện, chẳng hạn như việc bắt buộc cải đạo và lạm dụng luật báng bổ. “Các Kitô hữu cũng là nạn nhân của việc bị buộc phải cải đạo. Ước tính có khoảng 1.800 trường hợp mỗi năm được báo cáo về các thiếu nữ Kitô giáo bị bắt cóc và bị ép buộc phải “cải đạo” và “kết hôn” với người Hồi giáo.

Các Kitô hữu, cũng giống như những Hồi giáo, thường xuyên bị truy tố theo luật báng bổ của Pakistan, vốn đã được sửa đổi vào năm 1991 để thi hành án tử hình”. Báo cáo đưa ra đã đề cập đặc biệt đến trường hợp của chị Asia Bibi – một người phụ nữ Kitô giáo tại Pakistan đã bị kết án tử hình. “Trường hợp của chị Asia Bibi, một phụ nữ Kitô giáo trẻ tuổi đã bị kết án tử hình vào năm 2010 vì bị cáo buộc lăng mạ Tiên tri Muhammad, đã được kháng cáo ở cấp quốc tế”.

“Trong khi bản án tử hình của cô vẫn chưa được tòa án tối cao chấp thuận, chị hiện vẫn đang bị giam giữ. Hai quan chức chính phủ đã bị ám sát vì đã lên tiếng thay mặt cho chị và chống lại luật báng bổ: Salman Taseer – Thống đốc Punjab, và Shahbaz Bhatti – Bộ trưởng đặc trách các nhóm dân thiểu số đầu tiên của Pakistan”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube