Các tín hữu Công giáo thể hiện Lòng Thương Xót đối với hành tinh nhân Ngày Trái Đất

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 22-04-2017 | 06:36:33

Sự kiện #Mercy2Earth Weekend được tổ chức bởi Phong trào Công giáo Toàn cầu về Khí hậu (GCCM) nhằm đánh dấu sự kiện Ngày Trái Đất (22 tháng 4) và Chúa Nhật Lòng Thương Xót (23 tháng 4) sẽ cùng diễn ra vào dịp cuối tuần này. Các nhà tổ chức cho biết “cả người Công giáo lẫn người không Công giáo chắc chắn đang lắng nghe thông điệp về sinh thái của ĐTC Phanxicô”.

trái đấtNhân dịp Ngày Trái đất, các tín hữu Công giáo từ khắp nơi trên thế giới sẽ tôn vinh môi trường như là một Hành động của Lòng thương xót của người Kitô đối với môi trường từ ngày 22/4 đến 23/4.

Sự kiện #Mercy2Earth Weekend được tổ chức bởi Phong trào Công giáo Toàn cầu về Khí hậu (GCCM) nhằm đánh dấu sự kiện Ngày Trái Đất (22 tháng 4) và Chúa Nhật Lòng Thương Xót (23 tháng 4) sẽ cùng diễn ra vào dịp cuối tuần này.

Tomás Insua – Giám đốc điều hành Phong trào Công giáo Toàn cầu về Khí hậu, phát biểu với Crux rằng “hai chủ đề này – Trái đất và Lòng Thương Xót – chính là cốt lõi của một tuyên bố về sinh thái quan trọng nhất của ĐTC Phanxicô trong thời kỳ hậu Laudato si”.

Lời tuyên bố đó chính là Thông điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới cầu nguyện cho công trình sáng tạo năm 2016 với chủ đề “Thể hiện Lòng Thương Xót với ngôi nhà Chung của chúng ta”.

“Sự mới lạ quan trọng từ Thông điệp này đó chính là ‘việc chăm sóc đối với ngôi nhà chung của chúng ta’ như là một hành động chính thức của Lòng thương xót mà người Công giáo cần phải thực hiện, được thêm vào danh sách truyền thống của ‘7 mối thương xót’”, ông Insua trả lời trong một email.

Các sự kiện đang được tổ chức trên khắp thế giới, từ một ngày cầu nguyện và hành động vì thiên nhiên do các tu sĩ Dòng Capuchins tiến hành tại Ecuador, tới một chương trình phân phát thức ăn nhằm hỗ trợ các cộdownload (13)ng đồng dễ bị tổn thương tại Philippines.

Tại Hoa Kỳ, các cuộc họp sơ bộ đang được tổ chức nhằm thu hút sự tham gia của các tín hữu Công giáo trong cuộc diễu hành vì môi trường mang tên ‘People’s Climate March’ sẽ diễn ra vào ngày 29/4 sắp tới tại Washington, D.C. cũng như các thành phố khác trên khắp đất nước.

Một số nơi đang tổ chức các sự kiện để nghiên cứu Laudato si – một Thông điệp được ĐTC Phanxicô công bố vào năm 2015 về các vấn đề sinh thái vốn là nền tảng của các nỗ lực của Vatican nhằm bảo vệ môi trường trong Triều đại Giáo Hoàng hiện nay.

Ông Insua nói với tờ Crux rằng Thông điệp này có tác dụng “biến đổi” đối với Giáo hội, đồng thời ông cũng cho biết rằng Thông điệp này “được xây dựng dựa trên những Giáo huấn của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm nhằm tôn vinh việc chăm sóc đối với công trình sáng tạo như là một vấn đề then chốt đối với người Công giáo”.

Ông Insua cũng ghi nhận ảnh hưởng của Thông điệp này trên bình diện quốc tế, đồng thời gọi đó là một “đóng góp to lớn” đối với các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc đồng thời tin tưởng vào việc Thông điệp này có thể gia tăng mức độ tham vọng của Hiệp định Khí hậu Paris đạt được vào năm 2016.

“Cả người Công giáo lẫn người không Công giáo chắc chắn đang lắng nghe thông điệp về sinh thái của ĐTC Phanxicô” – ông Insua nói – “mặc dù tất nhiên tại Hoa Kỳ, có một số chính trị gia và các nhà vận động hành lang từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã quyết tâm phớt lờ các nhà khoa học cũng như dư luận, thúc đẩy một nghị trình nhiên liệu hóa thạch cực kỳ nguy hại, đi ngược lại với Thông điệp Laudato si”.

Sự kiện #Mercy2Earth Weekend cũng sẽ trùng với sự kiện ‘March for Science’ được tổ chức vào ngày 22/4 với hơn 500 thành phố sẽ tổ chức các cuộc mít tinh để ủng hộ những vấn đề khoa học. Các nhà nghiên cứu về khí hậu là một trong những người ủng hộ chính của sự kiện.

“Các nhà khoa học đang kêu gọi cả nhân loại, họ cảnh báo rằng chúng tôi đang hướng tới một bờ vực cực kì nguy hiểm” – ông Insua nói – “thật kinh khủng khi một số người, trong đó có nhiều người trong chính quyền của Tổng thống Trump đang phủ nhận các thực tế khoa học và làm gia tăng sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cực kì nguy hiểm”.

Phong trào Công giáo Toàn cầu về Khí hậu đã đưa ra một lời chất vấn lương tâm – dựa trên những điều đã được khai triển bởi Thánh Inhaxiô Loyola – đối với mọi người sử dụng để làm sâu sắc thêm cam kết của họ trong việc bảo vệ môi trường.

Quá trình này gồm sáu bước: Đặt mình trước mặt Thiên Chúa, dâng lời tạ ơn đối với công trình sáng tạo cũng như mọi sinh linh được Thiên Chúa tạo dựng, suy tư về những cách thế mà qua đó chúng ta có thể lắng nghe “cả tiếng kêu gào của trái đất cũng như tiếng kêu gào của những người nghèo khổ”, xin ơn tha thứ đối với những thiếu sót trong việc chăm sóc công trình sáng tạo cũng như mọi tạo vật của Thiên Chúa, tiến hành cải thiện bằng cách cam kết thực hiện những phương thế cụ thể để thể hiện Lòng thương xót đối với công trình sáng tạo cũng như những người thân cận, và sau hết là việc cầu nguyện.

Trang web của tổ chức cho biết rằng đây chính là một cách thế để có thể làm sâu sắc thêm ơn gọi là “những người bảo vệ đối với một công trình tuyệt tác của Thiên Chúa” hoặc có thể được sử dụng trong việc xét mình trước khi đến với Bí tích Giải tội.

Ông Insua cho biết ngày càng có nhiều người Công giáo đang quan tâm đến việc chăm sóc đối với công trình sáng tạo như một vấn đề luân lý.

“Thông điệp Laudato si đã nhận được một sự tín nhiệm vượt bậc, bởi vì đây chính là một yếu góp phần thay đổi cục diện đã giúp đỡ trong việc nâng cao nhận thức đối với những Giáo huấn về sinh thái của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm với những giá trị được thêm vào đối với những đóng góp các nhân của ĐTC Phanxicô”, ông Insua phát biểu với tờ Crux.

“Tất nhiên, việc giáo dục và nâng cao nhận thức đã được tiến hành một cách tốt đẹp, nhưng chúng ta đang trên đà phát triển rất tốt”, ông Insua nói.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube