Bài diễn văn Regensburg của ĐGH Phanxicô tại Al-Azhar, Cairo

Đức Phanxicô yêu cầu tất cả các lãnh đạo tôn giáo đứng lên chống lại cái mà ngài miêu tả là “lý lẽ khích động của sự dữ” và nói rằng đã đến lúc phải chuyển “bầu khí ô nhiễm của sự hận thù sang lý lẽ của tình huynh đệ”. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng bạo lực nhân danh Thiên Chúa là “có ý nghĩa trái ngược với mọi cách trình bày tinh tuyền về tôn giáo”.

Apphic Hoi Giao Ai CapMột tấm áp phích chào đón ĐGH Phanxicô tại Nhà thờ Chính tòa Chính thống giáo Coptic tại Cairo, Ai Cập vào hôm thứ năm, 27/4/2017. (Nguồn: AP Photo/Amr Nabil). ĐGH có chuyến thăm hai ngày đến Ai Cập để nâng đỡ tinh thần các Kitô hữu tại Trung Đông, số lượng các Kitô hữu tại đây đang nhanh chóng suy giảm trong những thập kỷ gần đây vì lý do chiến tranh, chiếm đóng và di cư. Chuyến thăm bao gồm cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập và Đại Imam của Al-Azhar cũng như thánh lễ tại một sân vận động ở ngoại ô Cairo.

pope-egyptCác ĐGH có rất nhiều vai trò, bao gồm cả vai trò của các nhà lãnh đạo quốc gia và các nhà ngoại giao, và đôi khi để có thể hiểu được những thông điệp các ngài đưa ra, người ta cần phải đọc giữa các dòng chữ mới thấy được. Tuy nhiên, có những lúc, một vị giáo hoàng nào đó cho rằng một vấn đề nào đó là khẩn cấp, không thể né tránh được, ngài sẽ đối đầu trực tiếp với nó, mà không dùng những lời lẽ mập mờ hay né tránh. Trong ngày thứ sáu vừa qua tại Ai Cập, Đức Phanxicô dường như đã chọn cách “giãi bày hết nỗi lòng”.

Thực chất, những gì mà Đức Phanxicô trình bày trong ngày đầu tiên của chuyến thăm ngắn ngày tại Ai Cập gần như lặp lại những gì mà ĐGH Benedict XVI đã nói tại Regensburg, Đức vào năm 2006 – bài phát biểu nổi tiếng và cũng gây nhiều tranh luận, trong đó người ta tranh cãi rất nhiều khi ngài trích dẫn một câu cho thấy mối liên hệ giữa Nhà tiên tri Mohammed và vấn đề bạo lực.

Đức Phanxicô tránh việc trích dẫn gây kích động đó, tuy nhiên, ngài đưa ra một lời kêu gọi rõ ràng và mạnh mẽ đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo – mà trong bối cảnh của Ai Cập, rõ ràng là ngụ ý đến Hồi giáo – phải từ chối bạo lực mà lại nhân danh Thiên Chúa.

Ngài nói: “Chúng ta hãy nói “Không” một cách rõ ràng và mạnh mẽ thêm một lần nữa đối với tất cả các hình thức của bạo lực, trả đũa và hận thù được thực hiện với danh nghĩa tôn giáo hay nhân danh Thiên Chúa”. “Chúng ta hãy cùng nhau khẳng định sự bất tương hợp giữa bạo lực và đức tin, giữa niềm tin và sự hận thù”.

Trước một quốc gia đang bị kềm kẹp bởi sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và cũng là quốc gia có một chính phủ xuất phát từ phong trào Anh em Hồi giáo từ năm 2013 cho tới nay, Đức Phanxicô khẳng định rằng phải gấp rút “lột mặt nạ của những hình thức bạo lực đang ẩn núp dưới những đòi hỏi thiêng liêng”.

Ngài nói: “Chúng ta phải lên án việc xâm phạm phẩm giá và các quyền con người, phải cố gắng vạch trần tất cả những nỗ lực dùng tôn giáo để biện minh cho mọi hình thức thù hận tôn giáo, và lên án đó là những điều xúc phạm mang tính ngẫu tượng đối với Thiên Chúa”.

Tại một hội thảo quốc tế về vấn đề hòa bình tại thánh đường và đại học Al-Azhar ở thủ đô Cairo – một trung tâm học vấn danh giá nhất trong thế giới Hồi giáo Sunni, ngài nói: “Không một hành động bạo lực nào có thể được phép thực hiện nhân danh Thiên Chúa vì điều đó xúc phạm đến danh của Người”.

Một số nhà quan sát so sánh bầu khí tại Al-Azhar hôm thứ sáu với cuộc gặp gỡ liên tôn được tổ chức bởi thánh John Paul II ở Assisi, Ý năm 1986, với các lãnh đạo Hồi giáo, Do thái giáo và các giám mục Kitô giáo, tất cả cùng tụ họp lại với nhau vì một mục tiêu chung.

Luis Badilla, giám đốc của trang tin ““Il Sismografo” ở Ý lưu ý một điều nổi bật trong sự kiện vừa qua là các đại diện Do thái giáo cũng được mời đến Al-Azhar, mặc dù Jordan và toàn bộ phần còn lại của Trung Đông đều chống đối Israel.Pope Visits Cairo in Tumultuous Times for Egyptian Christians

Người Kitô hữu chiếm một phần đáng kể trong dân số Ai Cập, và thường ở trong tình trạng nguy hiểm trước sự gia tăng của những người Hồi giáo hiếu chiến. Chỉ hai tuần trước đó, vào Chúa nhật Lễ Lá, đã xảy ra các vụ đánh bom tại hai nhà thờ Coptic, một tại Tanta ở Đồng bằng Ai Cập và tại Alexandria, khiến 45 người thiệt mạng.

Ahmad al-Tayeb, vị Đại Imam của Al-Azhar, có lẽ đã hiểu được những tâm tư trong bài diễn văn của ĐGH, đã bắt đầu bài diễn văn của mình bằng việc kêu gọi mọi người trong sảng đường dành thời gian đứng lên trong im lặng để tưởng niệm tất cả các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố cũng sự an ủi gia đình của các nạn nhân này.

Mặc dù Vatican và Al-Azhar đã có một ủy bản hỗn hợp và đã đi vào hoạt động hướng tới việc đối thoại, cũng như hai bên đã phát triển một mối quan hệ đối tác tiềm năng trong những năm gần đây sau một thời gian gián đoạn dưới triều đại ĐGH Benedcit XVI, các nhà bình luận vẫn cáo buộc hàng giáo sĩ Hồi giáo tại trường đại học và cũng là thánh đường này tỏ ra mâu thuẫn giữa lời nói và hành động – rao giảng sự khoan dung và đa nguyên khi đứng trước mọi người, nhưng đằng sau lưng lại ủng hộ các tư tưởng cực đoan trong văn hóa Ai Cập.

Trong bối cảnh đó, Đức Phanxicô yêu cầu tất cả các lãnh đạo tôn giáo đứng lên chống lại cái mà ngài miêu tả là “lý lẽ khích động của sự dữ” và nói rằng đã đến lúc phải chuyển “bầu khí ô nhiễm của sự hận thù sang lý lẽ của tình huynh đệ”. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng bạo lực nhân danh Thiên Chúa là “có ý nghĩa trái ngược với mọi cách trình bày tinh tuyền về tôn giáo”. Câu nói đó nhận được rất nhiều đợt vỗ tay khen thưởng, cũng giống như nhiều câu nói tương tự của ĐGH trong suốt thời gian tại đây.

ĐGH Phanxicô nhấn mạnh một cách cụ thể vào tầm quan trọng của việc giáo dục giới trẻ trong hòa bình, ngài nói: “Sự dữ chỉ có thể đem lại nhiều sự dữ hơn, bạo lực và nhiều bạo lực hơn, theo một chiều hướng tăng dần và sẽ dẫn đến kết cục là mọi người bị giam hãm”.

Giáo dục là một vấn đề gây tranh cãi tại Ai Cập, trong khi Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi đã kêu gọi chỉnh sửa chương trình giáo dục để đối phó lại sự gia tăng của trào lưu chính thống về tôn giáo, một ý tưởng đã bị một số thành viên trong hàng chức sắc Hồi giáo tại quốc gia này chống đối.

Để chống lại điều mà Đức Phanxicô mô tả là thái độ “chia rẽ và bảo thủ”, ngài kêu gọi người Ai Cập vừa “đề cao quá khứ vừa đặt nó trong sự đối thoại với hiện tại”, học cách đón nhận những người khác như “một phần hòa hợp” trong xã hội Ai Cập.

Đức Phanxicô biết rằng về mặt lý thuyết, hiến pháp Ai Cập vẫn bảo vệ quyền tự do tôn giáo và Tổng thống al-Sisi đã lên nắm quyền năm 2014 với lời hứa bảo vệ các Kitô hữu cũng như các cộng đồng tôn giáo thiểu số, nhưng trên thực tế cuộc sống của các Kitô hữu ngày càng trở nên bấp bênh trong một xã hội mà người Hồi giáo Sunni chiếm đa số.

Trong bối cảnh như vậy, Đức Phanxicô đã không đưa ra một lời lẽ tấn công nào khi kêu gọi tự do tôn giáo và nhân quyền. Ngài nói: “Việc công nhận các quyền và quyền tự do căn bản, cụ thể là quyền tự do tôn giáo, là cách tốt nhất để xây dựng một tương lai chung, cũng là nhân tố xây dựng xã hội”.

Lập luận rằng về bản chất, tôn giáo được kêu gọi thúc đẩy hòa bình. Ngài nói rằng “hơn bao giờ hết, ngay ngày hôm nay”, các nhà lãnh đạo tôn giáo không thể chỉ nói miệng về vấn đề đối thoại và bao dung, nhưng hành động của họ phải đồng nhất với lời nói.

Ngài nói: “Việc lớn tiếng hay tìm kiếm vũ khí để bảo vệ chính mình sẽ chẳng có mấy tác dụng hay chẳng có tác dụng gì cả”. “Ngày nay người ta cần những người kiến tạo hòa bình, chứ không phải những người kích động xung đột; những lính cứu hỏa, chứ không phải những người phóng hỏa; những người rao giảng sự hòa giải, chứ không phải những kẻ âm mưu phá hủy”.

Đức Phanxicô cũng cảnh báo chống lại “các hình thức lôi cuốn của chủ nghĩa dân túy”, mà trong bối cảnh của Trung Đông thường được gắn liến vời các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị có sức lôi cuốn nhưng tham gia vào các cuộc xung đột mang tính bè phái. Tương tự, ngài lên án “các hành động đơn phương”, một điểm đặc trưng cho tình trạng các sức mạnh thế gian tìm kiếm lợi ích trong các tôn giáo, và ngài cho rằng nhưng hành động như thế là “một món quà làm nên chủ nghĩa cực đoan và bạo lực”.

Ngài cũng kêu gọi phải làm rõ sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị – điều mà người Mỹ thường gọi là sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Ngài nói: “Các lĩnh vực chính trị và tôn giáo thường bị lẫn lộn và không được tách bạch rõ ràng”. “Tôn giáo có nguy cơ lún sâu vào việc quản trị các vấn đề thế tục và bị cám dỗ bởi sự quyến rũ của các quyền lực thế gian, điều mà trên thực tế sẽ tàn phá ngược lại tôn giáo”.

Cuối cùng, với cách nói hoa mỹ, Đức Phanxicô khẳng định rằng hòa bình thực sự sẽ vẫn chỉ là hình bóng nếu không có sự chấm dứt “phổ biến vũ khí”.

ĐGH nói: “Chỉ có cách đưa ra ánh sáng những thỏa thuận mờ ám tiếp sức cho căn bệnh ung thư chiến tranh mới có thể ngăn chặn được nguy cơ thực sự của chiến tranh”. Đại Imam Al-Tayeb cũng đồng ý với điều đó và đưa ra quan điểm toàn diện hơn về vấn đề buôn bán vũ khí trong bài phát biểu của mình.

Ngài nói: “Việc quảng bá và buôn bán vũ khí, giúp cho việc vận hành liên tục các cỗ máy giết chóc cũng như mang lại sự giàu có lạ lùng đến từ những thỏa thuận mờ ám được bảo hộ bởi các cơ cấu quốc tế liều lĩnh” là nguyên nhân của các cuộc xung đột trên toàn cầu.

Ngài nói: “Để phục vụ cho các vụ mua bán đó, những điểm căng thăng đã được tạo ra, những sự chia rẽ tôn giáo và các cuộc xung đột bè phái và cực đoan cũng như sự khác biệt giữa các dân tộc trên cùng một vùng đất đã bị châm ngòi lửa, biến cuộc sống con người thành một địa ngục khủng khiếp không thể chịu đựng nổi”.

Ngài Al-Tayeb khẳng định cương quyết rằng bản thân Hồi giáo không phải là nguyên nhân của những sự độc ác được thực hiện dưới danh nghĩa của tôn giáo này.

Ngài nói: “Hồi giáo không phải là tôn giáo khủng bố dành cho một nhóm những tín đồ thiếu cẩn trọng trong việc giải thích các bản văn Hồi giáo và sử dụng cách lý giải đó một cách thiếu hiểu biết”. “Cho nên, họ đã gây ra đổ máu, giết người và hủy diệt. Không may thay, họ có được những nguồn hỗ trợ tài chính, vũ khí và huấn luyện”.Pope Francis leads mass for thousands of Egyptian Catholics in Cairo

Ngài nói: “Cũng vậy, Kitô giáo không phải là một tôn giáo khủng bố chỉ vì có một nhóm tín đồ mang thánh giá và tàn sát con người không phân biệt đàn ông, đàn bà, trẻ con hay chiến binh và tù binh”. “Do thái giáo không phải là một tôn giáo của khủng bố chỉ vì một nhóm tín đồ sử dụng những lời dạy của Môsê hay của Chúa mà chiếm đóng những vùng đất và tuyệt diệt hàng triệu người dân bản xứ Palestine không có sức kháng cự”. Phát biểu của ngài về sự tàn bạo với người Palestine đã nhận được tràng vỗ tay lớn từ đám đông tại Al-Azhur

Vị Đại Imam cũng cảm ơn ĐGH Phanxicô về những phát biểu lặp đi lặp lại để bảo vệ cho Hồi giáo “trước những cáo buộc về bạo lực và chủ nghĩa khủng bố”. Hai người ôm nhau đầy xúc động khi ngài al-Tayeb kết thúc bài diễn văn và Đức Phanxicô gọi ngài là “người anh em của tôi”.

Mặc dù không có con số chính xác nhưng người Kitô hữu chiếm khoảng 10 – 20% dân số Ai Cập, tức là khoảng 10 – 20 triệu người. Đó là một cộng đồng Kitô giáo khá đông tại Trung Đông.

Mặc dù Ai Cập có 90% dân số là người Hồi giáo, tuy nhiên, chuyến thăm của ĐGH Phanxicô hôm thứ sáu cho thấy những dấu hiệu lạc quan. Chẳng hạn, đường phố Cairo đầy những tấm poster nói rằng “vị giáo hoàng hoà bình” đang viếng thăm “Ai Cập hòa bình”

Chính phủ của Tổng thống Sisi dành một mối quan tâm lớn đối với tầm quan trọng của chuyến viếng thăm này, và chính phủ này cũng đã tuyên bố mình là một bức tường thành vững chãi chống lại trào lưu chính thống về tôn giáo. Tuy nhiên, chiến lược đó đã gặp phải rất nhiều chỉ trích, cho đó là một cách để đánh lạc hướng chú ý của công luận ra khỏi những hồ sơ của chính phủ này trong lĩnh vực nhân quyền và người bất đồng chính kiến. Bà Gihane Zaki, Giám đốc Học viện Ai Cập ở Ý nói rằng, với vai trò của Al-Azhar trong thế giới Hồi giáo, chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ có những tác động vượt ra khỏi biên giới Ai Cập.

Bà nói “Đó không phải chỉ có mỗi khu vực Trung Đông”. “Còn có các sinh viên đến từ châu Phi và châu Á nữa, và nếu họ có một tấm bằng từ Az-Azhar, họ đều được đón chào”.

Bà Zaki nói: “Ai Cập là một trụ cột của Trung Đông và toàn bộ thế giới Hồi giáo, và những gì xảy ra ở đây chắc chắn có ảnh hưởng lớn”. “Việc một ĐGH và một Đại Imam đứng bên nhau dưới một mái nhà và nắm tay nhau là một trang sử mới và đặc biệt quan trọng cho tương lai”.

Bà nói: “Toàn bộ vấn đề tại Trung Đông sẽ được đặt lại vấn đề với chuyến thăm hai ngày của ĐGH”.

P.B chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube