Bắc Triều Tiên: các Kitô hữu tị nạn sẽ bị tra tấn, đưa đến các trại cải tạo và bị giết hại nếu họ hồi hương

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 02-04-2017 | 11:01:09

Một linh mục Công giáo người Pháp làm việc với những người tị nạn Triều Tiên tại Trung Quốc cho biết rằng các điều kiện đã trở nên tồi tệ hơn đối với các Kitô hữu sống sót dưới chế độ độc tài của Kim Jong Un, đồng thời kêu gọi chính phủ Trung Quốc cung cấp chỗ trú ẩn cho những kẻ phải trốn chạy khỏi đất nước do cộng sản cai trị.

South Korea Norht Kor_MassCha Philippe Blot – một linh mục cộng tác với Hội Thừa Sai Paris – đã mô tả tình hình mà những người tị nạn Bắc Triều hiện đang phải đối diện đã “trở nên kịch tính hơn bao giờ hết” khi họ phải trốn sang Trung Quốc để tránh nạn đói.

“200.000 người tị nạn Bắc Triều Tiên hiện đang ở Trung Quốc không nên bị ép buộc phải hồi hương”, Cha Philippe Blot chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Monde của Pháp hôm 30/3 vừa qua. “Tất cả họ đều biết rằng họ sẽ bị tra tấn, bị đưa đến các trại giam và bị giết hại nếu điều này xảy ra”.

Linh mục Philippe Blot cho biết ngài đã nhận được những lời yêu cầu giúp đỡ từ những người tị nạn trong khi ngìa đang phục vụ tại các Giáo phận Andong và Suwon của Nam Triều Tiên, và ngài đã đến Trung Quốc năm 2010 để giúp thiết lập một mạng lưới tiếp nhận.

Mỗi người tị nạn đều bị các tay buôn người buộc phải trả số tiền lên tới 5,300 đô la, và mối bận tâm chính của họ đó chính là các thành viên  gia đình họ hiện vẫn còn ở trong nước.

“Khi một công dân Bắc Triều Tiên trốn chạy khỏi đất nước, gia đình của họ đều bị coi như những kẻ phản quốc và đều bị đưa đến các trại cải tạo. Vì vậy, trước tiên chúng ta phải xác minh rằng liệu họ đã bị bắt giữ trước khi cố gắng để được giúp đỡ thông qua các mối liên lạc của chúng tôi tại Bắc Triều Tiên hay chưa”, Cha Blot cho biết.

“Nhưng những người ở Trung Quốc hiện vẫn còn đang trong tình trạng nguy hiểm và bất hợp pháp. Với tư cách là một linh mục, tôi phải đối diện với vấn đề luân lý, vì tôi cũng phải tự đặt mình ngoài luật pháp và các Kitô hữu nên tuân thủ luật pháp. Nhưng các tiêu chuẩn về luân lý cũng đã được vượt qua vì Trung Quốc đang chà đạp lên vấn đề nhân quyền. Vì vậy, thay vào đó, tôi tuân theo các tiêu chí Phúc Âm Cha Blot cho biết.

Bắc Triều Tiên hiện vẫn là nơi trú ngụ của các Giáo phận Công Giáo như Hamhung và Bình Nhưỡng, mặc dù các giáo sĩ tích vẫn tiếp tục bị giết hại hoặc bị trục xuất trong và sau Chiến tranh Triều Tiên gia đoạn 1950-1953.

Các Thánh Lễ cũng như các nghi thức tôn giáo được phép cử hành tại một nhà thờ Công giáo được chính thức phê duyệt tại thủ đô Bình Nhưỡng – một thành phố với 2,7 triệu dân – cũng như tại hai nhà thờ Tin Lành và một nhà thờ chính thống. Năm 2008, một linh mục Dòng Phanxicô tại Nam Hàn – Cha Paul Kim Kwon Soon – đã trở thành linh mục đầu tiên được phép cư trú.

Đất nước này có khoảng 100.000 tín hữu Công giáo và có tới 200.000 tín hữu Tin Lành trước khi chính quyền cộng sản giành quyền cai trị. Các tổ chức nhân quyền ước tính có ít nhất 30.000 Kitô hữu bị giam giữ trong các nhà tù và các trại lao động.

Cha Blot cho biết nhiều Kitô hữu đã bị hành quyết công khai vì đã giữ Kinh Thánh và đeo tràng hạt trong người cách bất hợp pháp. Các Giáo Hội hiện vẫn được phép công khai nhưng vẫn “chỉ là những vẻ bề ngoài” và đồng thời là “một thứ tự do tôn giáo giả dối”, Cha Blot nói.

Minh Tuệ (theo America Magazine)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube