Việc cử hành Thánh Thể - sự Hiện Diện đính thân Mầu Nhiệm

 Bữa tiệc Nước Trời được cử hành cách trần tục với bánh rượu cho hợp với Hội Thánh và bao gồm một khía cạnh bất toàn. Nhưng nhờ chính bữa ăn này, Đức Kitô đến nâng đỡ sự yếu hèn này và chuẩn bị cho sự hiệp thông tối hậu.

  • Chén chúc tụng được chuẩn bị, bánh được mang tới, ta hãy mừng lễ (1 Cr 5, 8). Nhưng ai có thể mừng lễ? Vì Mầu nhiệm Vượt Qua thuộc riêng Đức Kitô, là Mầu nhiệm của việc Ngài đến, Ngài hiện diện. Vậy chính Đấng đến, chính Đấng Phục Sinh trong sự chết của Ngài, cử hành. Đức Kitô là Chúa cuộc lễ, là Đấng cử hành Thánh Thể. Phụng vụ Hội Thánh là phụng vụ “của Chúa” (dominicale), là sự trồi lên và chiếu tỏa trong trần gian của cuộc Vượt Qua và quyền Chúa của Đức Kitô.
  • Nhưng cuộc Vượt Qua của Đức Kitô là một Mầu nhiệm hiệp thông, nên Kitô hữu có thể đi vào cuộc lễ, kết hợp với sự hiện diện và tham dự vào hy tế. Họ cử hành Mầu nhiệm riêng tư của Đức Kitô bằng cách hiệp thông vào đó theo lời mời “hãy cầm lấy mà ăn”.

VIỆC CỬ HÀNH SỰ HIỆN DIỆN ĐÍCH THÂN MÌNH

Thánh Thể chủ yếu được cử hành trong việc đón tiếp Đức Kitô, bằng cách sống cuộc găp gỡ. Lễ lạc khởi sự khi người môn đệ nhận ra Chúa (Ga 21, 7) và vui mừng, vì Đức Kitô là cuộc lễ cánh chung, là tiệc cưới Nước Trời.Holy_Eucharist

  • Ngày nay nhiều người vô ngã hóa bí tích, sau khi khám phá ra một số khía cạnh thứ yếu, nhận ra Thánh Thể là một bữa ăn huynh đệ. Họ coi Thánh Thể chỉ là một việc phụng vụ có hát xướng, kinh nguyện chỉ là một lương thực, một lời khuyên hãy chia sẻ, một sự tự cử hành của nhóm, một bài học luân lý.
  • Thế mà khi nó không cử hành trong cuộc găp gỡ Đức Kitô và gặp gỡ cuộc Vượt Qua của Ngài, nó mất hẳn chiều sâu cánh chung, sự năng động, sự hy vọng. Người tin sẽ bị thiếu dinh dưỡng hoặc bỏ đi tìm những bữa tiệc làm thỏa cơn đói tình bạn và sự hữu hiệu hơn.
  • Thánh Thể là bí tích cánh chung, là bí tích bản vị (sacrement-personne). Nó chỉ là bữa ăn huynh đệ trong sự hiệp thông với Đức Kitô. Kitô hữu chỉ là men tình mến do Đức Kitô, nơi Ngài họ qui tụ. Ai coi thường sự hiện diện của Chúa là khiến Thánh Thể nên cằn cỗi. Tất cả ơn thiêng của bí tích nằm trong sự gặp gỡ đích thân, trong tình bạn với Đức Kitô trước hết.

Để mình được sự hiện diện bắt gặp

Việc gặp gỡ Đức Kitô được thực hiện đối với ai để mình được Ngài bắt gặp (rejoindre). Ngài chỉ hiện ra với những kẻ tin nhận và tiếp đón Ngài.

  1. Vì sự hiện diện của Ngài có tính cách độc nhất vô nhị:
  • Nó đến từ xa, nhưng không rời bỏ nơi xa đó. Được biểu thị ở trần gian, nó vẫn có tính cánh chung.
  • Con người trần tục không thể gặp Chúa vinh quang.
  • Từ điểm cánh chung, phải có một cây cầu: cây cầu đức tin (đức tin có khả năng chạm tới cánh chung, nắm bắt tương lai, ăn Đức Kitô).
  • Thánh Thể là một sự vắng mặt đối với kẻ không tin, như mặt trời không có ánh sáng đối với mắt người mù. Thánh Thể là một cuộc cử hành lễ tế trong đức tin.

Phải có sự hỗ tương giữa Đức Kitô và ta: Đức Kitô hiện diện bởi sự chết vì ta và bởi sự Phục Sinh tiến đến ta (ad nos).

Đây là một sự hiện diện vô song, vì trong chính thực hữu mình, Đức Kitô là một sự hiến mình, một sự sát tế:

  • Một sự hiện diện như thế chỉ có tính hỗ tương đối với những kẻ hiệp lễ, những người bị sát tế đối với chính mình, từ bỏ mình.
  • Rồi Đức Kitô được Phục Sinh trong Thánh Thần, thế mà ai không yêu mến thì không ở trong lãnh vực của Thánh Thần. Cuộc gặp gỡ Đức Kitô trên độ cao tình bạn: người ta phải leo lên đấy.
  • Bởi đó ngay từ đầu các vị cử hành đã có thái độ phù hợp với Mầu nhiệm: họ ghi dấu Thánh giá trên người, tỏ dấu đồng ý với dấu Thánh giá và lòng mến Ba Ngôi.

Cũng vì đó, Thánh Thể không tương hợp với tội lỗi được:

  • Trước khi khởi sự hãy xưng thú tội lỗi (Điđakê 14).
  • Sự không hợp này không do sử dụng bất xứng của kẻ có tội trước sự thánh thiện của bí tích (vì bí tích được dành cho kẻ có tội để thánh hóa họ). Nhưng sự không hợp này nằm trong sự tội mà do đó con người chống lại Thánh Thể, không chịu hiệp thông với Hội Thánh.
  • Xem ra ở thời các tông đồ, có lời khuyên sám hối trước khi sự tham dự Thánh Thể:
    • Ví dụ: l Cr 11, 28: Thánh Phaolô khuyên ai nấy hãy tự hạch xét mình.
    • Điđakê 10, 6: ai thánh thiện, hãy đến…
    • Nếu ai không yêu mến Chúa thì là đồ khốn kiếp! “Marana tha !” (1 Cr 16, 22) và trong “Nhưng khi người ta quay lại với Chúa, thì tấm màn mới được cất đi”. (2 Cr 3, 16)

Tất cả những điều đó, chính Đức Kitô trong cuộc ngự đến của Ngài đã thực hiện:

  • Ngài mang đến của hồi môn mà Hôn phu phải cung cấp. Ngài tạo mối liên hệ cá nhân, bằng cách kêu từng người bằng tên họ, bằng cách gõ cửa…bằng cách khai mào sự hy sinh trong Hội Thánh.
  • Vậy Đức Kitô đến bằng cách làm cho đến, bằng cách kêu goi. Ngài lôi kéo, cánh chung hóa kẻ tin (như cánh chung hóa bánh rượu). Kêu gọi họ tới sự hiệp thông, sáp nhập trần gian vào Ngài, tái diễn lời gọi đã có trong Lời rao giảng và Phép Rửa.

Sự hiện diện được cử hành trong tính hỗ tương qua lại giữa việc Đức Kitô đến và việc tiếp đón, trong một sự hiệp thông trong đó Hội Thánh gắn bó với Đức Kitô đến độ nên sự hiện diện của Ngài.

Nhưng bí tích là nơi chỗ của một sự hỗ tương còn bất toàn. Vì Hội Thánh còn khép kín nơi mình và mang thân phận trần tục, chưa đủ khả năng tiếp nhận. Bữa tiệc Nước Trời được cử hành cách trần tục với bánh rượu cho hợp với Hội Thánh và bao gồm một khía cạnh bất toàn. Nhưng nhờ chính bữa ăn này, Đức Kitô đến nâng đỡ sự yếu hèn này và chuẩn bị cho sự hiệp thông tối hậu.

Lắng nghe sự hiện diện:

Nếu không có đức tin đón nhận, bí tích sẽ vô ích, nên Thánh Thể phải có Lời Tông đồ đi trước. Thánh Thể tuy đơn sơ nhưng lai là bản tổng hợp phổ quát được diễn tả qua bánh rượu, nên để người tân tòng hiểu, cần có lăng kính là nhiều lời phát biểu. Ngay cả kẻ đã tin, vẫn cần nghe lại lời, để sẵn sàng tiếp nhận hơn.

  • Ngay từ thời đầu của Kitô giáo, sự hiện diện đã được nằm trong sự nối kết giữa Lời và bí tích: tín hữu khắp nơi họp về, nghe đọc sách các Tông đồ và ngôn sứ. rồi lời giải thích, khuyên nhủ của vị chủ sự, sau đó mới cử hành Thánh Thể.
  • Câu chuyện hai môn đệ Emmau có lẽ được viết theo cái mẫu ây.
  • Trước đó, việc thiết lập Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly đã diễn ra trên nền Kinh Thánh (nhắc lai bữa ăn Vượt Qua, giao ước Sinai, các lời báo về Người Tôi Tớ, về Giao Ước mới) và kết thúc bằng việc hát Thánh vịnh.
  • Giữa lời rao giảng và Thánh Thể có sự tương tự, có cùng một bí tích:
  • Nhờ cả hai Đức Kitô đến với hình thức khác (hình bánh, hình rượu, hình lời nói) và rẽ một con đường đức tin để khai mào quyền Chúa của Ngài.
  • Chính sự lắng nghe cũng là một sự hiệp thông (như hai người yêu nhau nói), nhưng vấn đề là lời nói ngày nay phải là lời được nói “trong Đức Kitô”, phải như bánh, là sự nhập thể của cánh chung, vì nếu nó thuộc thế gian này, nó sẽ bít mất con đường của sự Hiện diện.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube