Ủy ban COVID-19 của Vatican hướng tới việc ‘chuẩn bị cho tương lai’ hậu Covid-19

Cha Augustin Zampini Davis phát biểu tại Bàn tròn của Vatican trong Diễn đàn kinh tế thế giới của Davos vào tháng 1 năm 2020. (Ảnh: Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện)

Linh mục Augustin Zampini Davis phát biểu tại Hội nghị Bàn tròn của Vatican tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại  Davos vào tháng 1 năm 2020(Ảnh: Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện)

ROSARIO, Argentina – Đức Giáo hoàng Phanxicô tin rằng nhân loại không tránh khỏi các cuộc khủng hoảng mà luôn bị tác động bởi chúng. Việc trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn sau mỗi cuộc khủng hoảng, Đức Giáo hoàng Phanxicô thường nói, “tùy thuộc vào chúng ta”.

Với ý nghĩ đó, lực lượng đặc nhiệm về cuộc khủng hoảng coronavirus COVID-19 của Vatican đang xác định những thứ cần phải thay đổi.

“Ủy ban COVID-19 của Vatican đang nỗ lực đáp lại thực tế mà chúng ta đang sống và đồng thời trang bị tương lai”, Cha Augusto Zampini, một trong những người đứng đầu ủy ban cho biết. “Việc trang bị tương lai khác với việc chuẩn bị cho tương lai: Điều đó ngụ ý rằng tương lai đã được xác định và chúng ta phải tìm kiếm cho mình những chiếc phao cứu sinh bởi vì mọi thứ sẽ rất tồi tệ”.

Việc trang bị cho tương lai, Linh mục Zampini nói, có nghĩa là thừa nhận rằng mọi thứ trông thật nghiệt ngã, nhưng bởi vì nó không thay đổi được, cho nên phải tìm kiếm các mô hình kinh tế vốn sẽ giúp nhân loại thoát khỏi cuộc khủng hoảng đang diễn ra – chứ không phải là quay trở lại một thế giới bất bình đẳng được dẫn dắt một nền kinh tế giết chóc, nhưng bằng cách tạo ra một thế giới công bằng hơn.

“Chúng ta cần một mô hình kinh tế mới, không phải vì tôi nói như vậy hay vì Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đề nghị”, Linh mục Zampini chia sẻ trong video hội nghị hôm thứ Hai. “Chúng ta cần một mô hình mới bởi vì không có sự thay thế nào. Trong thảm họa của đại dịch chúng ta đã chứng kiến rất nhiều người đã chết; nhiều người bị nhiễm bệnh; các quốc gia bị buộc phải đóng cửa vì họ không thể kiểm soát được sự lây lan của virus; mọi người ngày càng lo lắng vì họ không thể chịu đựng thêm nữa; những người nghèo phải đi làm vì họ không nhận được tiền lương từ các lĩnh vực vực tư nhân hoặc công cộng”.

“Chứng kiến thấy tất cả những tai họa này, chúng ta thừa nhận rằng mỗi cuộc khủng hoảng là một cơ hội để xem xét điều gì không hoạt động”, Linh mục Zampini nói.

Những chia sẻ trên của Linh mục Zampini được đưa ra tại một hội thảo trực tuyến được tổ chức bởi Linh mục Claudio Caruso, một người Argentina, nhằm thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh từ ngày 19-21 tháng 11 sẽ được tổ chức tại Assisi với chủ đề “Nền Kinh tế của Đức Phanxicô” (The Economy of Francis).

Linh mục Caruso đứng đầu “Cronica Blanca”, một tổ chức dân sự quy tụ các bạn trẻ nam nữ để cùng nhau tìm hiếu Giáo huấn Xã hội của Giáo hội. Tổ chức này được thiết lập nhằm quy tụ khoảng 4.000 sinh viên kinh tế trẻ tiên tiến, các nhà quản lý các doanh nghiệp xã hội, những người đoạt giải thưởng Nobel và các quan chức đến từ các tổ chức quốc tế.

Linh mục Zampini gần đây đã được bổ nhiệm làm đồng Tổng Thư ký Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện của Vatican.

Linh mục Zampini cho biết rằng virus đã làm trầm trọng thêm tất cả những thất bại về cơ cấu của hệ thống toàn cầu, đặc biệt là sự bất bình đẳng. Mọi người đang đối mặt với cuộc khủng hoảng, Linh mục Zampini lưu ý, nhưng không phải ai cũng ở trên cùng một chiếc thuyền: Một số người đang ở trên một chiếc thuyền, điều đó có thể rung lắc một chút, nhưng tất cả mọi thứ rồi cũng sẽ ổn. Những người khác, đang ở trong một chiếc bè gỗ mà họ biết sẽ chìm. Trong đại dịch, những người đang ở trên một chiếc bè gỗ bao gồm những người không được tiếp cận với thực phẩm và nước sạch; hoặc những người không được tiếp cận với việc chăm sóc y tế.

Ở cấp độ kinh tế, Linh mục Zampini cho biết thêm, có những quốc gia có thể đủ khả năng in tiền và “giải cứu” nền kinh tế hoặc các công ty khác nhau, trong khi có những quốc gia khác không thể, và cần phải vay các khoản vay với lãi suất cao, khiến họ phải “thế chấp tương lai của họ”.

Do đó, Linh mục Zampini cho biết rằng ủy ban COVID-19 của Vatican đang quy tụ hơn 100 tổ chức và hàng ngàn người để cùng nhau suy tư về một nền kinh tế khác, nếu như đại dịch được kiểm soát vào năm tới, vốn sẽ dẫn đến lời kêu gọi về “cuộc hoán cải kéo dài trong bảy năm”.

Cuộc hoán cải bảy năm này được xây dựng dựa trên “Thập kỷ hành động của Liên Hợp Quốc”, lời kêu gọi để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Mục tiêu đó là nỗ lực làm việc nhằm xóa đói giảm nghèo, giải cứu hành tinh và đồng thời xây dựng một thế giới hòa bình.

“Điều chúng ta mong muốn đó là ‘suy nghĩ’ về một nền kinh tế khác và thực hiện quá trình chuyển đổi bảy năm: Với tư cách là một con người, một Giáo hội, như một khu phố, bởi vì chúng ta cần phải thay đổi”, Linh mục Zampini nói. “Chúng ta cần bảy năm cam kết để nghĩ về một trường đại học bền vững và toàn diện và đưa nó vào thực tế. Tương tự với các trường học, cũng như với các ngày nghỉ, chế độ ăn uống và các khoản đầu tư của tôi nếu có”.

“Khi khoảng cách giữa thế giới kinh tế và cuộc sống của con người bắt đầu đóng lại, xã hội cần thiết phải được cải thiện”, Linh mục Zampini lập luận. “Đây là lý do tại sao chúng ta muốn lắng nghe mọi người, những con người ‘thực sự’ mà chúng ta thường thấy, nhưng đại dịch đã cho chúng ta thấy họ là những thành tố quan trọng: Các y tá, những người giữ cho đường phố của chúng ta sạch sẽ…”.

“Người ta không thay đổi vì bạn chỉ cho họ một biểu đồ về cách thức mọi thứ đang diễn ra”, Linh mục Zampini lập luận. “Người ta thay đổi vì đằng sau những biểu đồ đó, có những giá trị sâu sắc hơn. Và đó là nơi mà tôn giáo xuất hiện, và tại sao chúng ta cho phép mình nói về kinh tế. Điều chúng ta mong muốn thực hiện đó là mang lại những giá trị nhân văn vốn có thể kết nối với nền kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển tốt hơn và đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của con người”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube