Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua - Chìa khóa để hiểu

Trước hết là sự hiểu biết đầu tiên, sâu xa, cần thiêt về Thánh Thể, do đức tin, do trực giác, do chính việc rước lễ, vì khi hiến mình để ta rước Ngài. Chúa cũng cho ta được biết Ngài

Chìa khóa để hiểu

♦ Khi linh mục đề xướng lên “mầu nhiệm đức tin thật là cao cả lớn lao, Hội Thánh nhìn nhận ơn huệ của Thiên Chúa và thờ lạy.Ban Tiec Thanh

Sự thờ lạy càng sâu xa thì ước muốn đón nhận trong tình mến và sự hiểu biết bí tích đang thể hiện trong Hội Thánh Mầu nhiệm cứu độ trần gian lại càng mãnh liệt. Vì để lãnh nhận đàng hoàng, Hội Thánh cũng muốn hiểu biết. Không biết, liệu người ta có thể tiếp nhận thật sự chăng, khi trái tim phải mở ra vừa là sự hiểu biết, vừa là tình mến? Hội Thánh đã luôn say sưa vì một bí tích Thánh Thể được hiểu, và việc tìm hiểu của Hội Thánh chưa kết thúc, vì tư tưởng nhân loại sẽ không bao giờ xuyên suốt được chiều rộng của mầu nhiệm này.

Sự hiểu biết mà có thể Hội Thánh có được hình thành ở nhiều mức độ khác nhau:

Trước hết là sự hiểu biết đầu tiên, sâu xa, cần thiêt về Thánh Thể, do đức tin, do trực giác, do chính việc rước lễ, vì khi hiến mình để ta rước Ngài. Chúa cũng cho ta được biết Ngài.

Rồi sự hiểu biết của lý trí, của nỗ lực suy tư. Đây là sự hiểu biết thứ hai. Tuy là kết quả của một nghiên cứu sâu xa, nó kém sâu, kém thiết yếu hơn và phải phục vu, phải theo sau hiểu biết thứ nhất.

  • Sự hiểu biết thứ nhất có thế được gọi là có tính cách đối thần, theo nghĩa là đạt tới mầu nhiệm mà các sử luân bàn không đạt tới được. (giông như ba đức: tin cậy mến có tính cách đôi thần).
  • sự hiểu biết thứ hai được gọi là có tính cách thần hoc:
    • nó diễn tả ý nghĩa bí tích Thánh Thể, bản chất sự hiện diện và hy tế Thánh Thể thành những khái niệm.
    • nó thử giải đáp vấn đề Đức Kitô hiện diện bằng bánh rượu thế nào và thử sắp xếp mọi điều đó thành một luận thuyết chặt chẽ.
  • sư hiểu biết thứ hai không thể sánh với sự hiểu biết do sư tiếp xúc trực tiếp, do sự kết hợp trong lòng tin, lòng mến. Tuy kém sâu sắc hơn. sự hiểu biết thần hoc vẫn cần thiế
    • Vì là kẻ thuộc thế giới trần tục này, Kitô hữu sông ở bình diện của lý tính (rationalité).
    • Nếu việc hiểu mầu nhiệm chỉ ở trong con tim và lãnh vực của lý trí bị chìm trong bóng tối. Kẻ tin bị bất ổn luôn vì sợ mât sự thăng bằng, như kim tự tháp chổng ngươc.
    • Đôi với lý trí Thánh Thế là một bí ẩn:
  • Con người trông thấy bánh rươu mà phải tuyên xưng đó là Mình Máu Đức Kitô.
  • Con người tham dự một bữa ăn hiện tai mà phải tuyên bố đó là một hy tế và lai là chính hy tế Đức Giêsu dâng vào thời Philatô.
  • Họ có thể sống ở hai thế giới mà bên nào cũng có sư chắc chắn, nhưng sự chắc chắn của bên này lại là sự đối nghịch mâu thuẫn với sự chắc chắn của bên kia và sự quả quyết của đức tin không được lý trí chấp nhận.

Thần hoc, đối với kẻ tin, giữ sứ vụ hiêp nhất về măt tinh thần:

  • Nó giúp lý trí nhận ánh sáng đức tin mà Thiên Chúa thắp lên trong cõi lòng của tín hữu.
  • Thiên Chúa đặt để ân sủng trong đáy lòng riêng kín, nơi con người tiếp xúc với Thiên Chúa và con người phải lo dùng trí khôn phục vụ ánh sáng trung tầm đó để nó tỏa phát trên các khả năng của con người.
  • Cũng như con người đã được ơn Chúa còn phải cố gắng.
    • đề ơn Phép Rửa ảnh hưởng trên “các chi thể mê theo thế tục” (Co 3, 1-5. Rm 6, 12. 19; 7, 5) nghĩa là trên.
    • để mặc lấy Đức Kitô suốt đời (Ga 3, 27).
    • để thanh tẩy mình khỏi men của (1C 5, 7).
    • để tìm kiếm những sự trên trời (Co 3, 1). thì ánh sáng đức tin cần sự cộng tác của con người để lan toả ra tất cả lãnh vực của trí khôn

Hiểu như thế, thần học nhằm giúp ánh sáng đức tin bao trùm cả lãnh vực lý trí để con người thành kẻ tin toàn diện. Nó là một việc tông đồ nội tâm:

  • Nó phúc âm hóa lý trí, đưa lý trí tới chỗ trực tiếp nhận mặc khải đang có trong cõi lòng biết rồi.
  • Giống mọi việc tông đồ nó thuộc về sự tôn vinh vượt qua, trong đó Thiên Chúa bắt mọi quyền năng thần phục quyền Chúa của Đức Kitô trong quyền năng Thần Khí. là vị thần của thần học kitô giáo.
  • Nhưng quyền Chúa của Đức Kitô không bức bách, không làm nhục trí khôn suy tưởng, ép nộp phải nhân những sư thật nó không thể hiểu được. Trái lại, quyền Chúa của Đức Kitô cứu trí khôn khỏi những sự hẹp hòi của nó, làm nó nên khiêm tôn, nghĩa là có khả năng đón nhân Thiên Chúa, mở ra cho một ánh sáng vượt qua nó và nâng cao nó. Vì sự khiêm tốn Kitô giáo là việc con người đón nhân chính sư lớn lao của mình nơi Thiên Chúa.

Thần học là nữ tì của đức tin và các tín hữu

  • Nó không thống trị đức tin, nhưng cộng tác vào niềm vui của kẻ tin (2C 1, 24) giúp trí khôn cũng được vui vì những mầu nhiệm của đức tin.
  • nó khiêm tôn trước các tín hữu, vì có tín hữu quê mùa có đức tin sáng chói hơn hạng thông thái.
  • nó cũng dè dặt khi suy tư về chính những mầu nhiêm, vì Chúa đã chiếu cố khi tự mặc khải mình ra, mà ta còn muôn xé rách bức màn mặc khải thì đúng là pham thánh và vô ơn.
  • để tỏ ra đầy lòng tin và lòng tùng phuc thần hoc sẽ bắt chước sự kính trọng và im lặng của các tông đồ hôm gặp Chúa phúc sinh bên bờ hồ (Yn 21. 12) nghĩa là nó không tìm những sự hiển nhiên về măt suy tưởng để khỏi phải tin. nó không đăt vân đề là điều Chúa nói có thật không, mà chỉ xin Chúa giúp để hiểu những điều Chúa nói hơn mà thôi.

Xưa và nay. đã có nhiều nỗ lực để làm cho Thánh Thể dễ hiểu hơn. Nhưng nhiều khi những ánh sáng người ta mang đến lai giả dối. vì chúng có vẻ làm cho mầu nhiệm dễ chấp nhân hơn. nhưng lai che khuất mất chiều sâu của nó.

Sở dĩ có những thất bai đó có lẽ vì sai phướng pháp làm viêc vì chọn sai đường đi tới sư hiểu biết. Có nhiều con đường cho nhà thần học, vì thế gồm hai khía cạnh:

  • nó là một thưc tai của cõi thế này (nó gồm bánh rượu, một cộng đoàn cử hành bữa ăn).
  • nó cũng là một mầu nhiêm (nó là sự hiện của Đức Kitô. Đấng đồng hóa bánh, rượu, cộng đoàn này trong cuộc tử nạn phục sinh của Ngài, làm cho cộng đoàn nên mình Ngài trong cuộc tử nạn phục sinh).

Bởi đó có thể có hai khởi điểm để tìm hiểu:

  • người ta có thể đề cập đến Thánh Thể từ bên ngoài, dựa vào những yêu tố hữu hình của nó.
  • hoặc từ bên trong, khởi từ mầu nhiêm mà nó là bí tích diễn tả.

♦ Trong quá khứ và cả ngày nay, thường người ta đã đi theo những con đường của bên ngoài. Sự lựa chọn kia là do kinh nghiệm kitô giáo (biết rằng ánh sáng trong mầu nhiệm được mặc khải cho Hôi Thánh), do bản chất của thần học (mà mục đích là mở rộng sự hiểu biết do đức tin ra cả lãnh vực lý trí)

Thế mà việc chọn điểm khởi hành là việc quan trọng hàng đầu. chi phôi tất cả suy tư về Thánh Thể. Tùy sự lựa chọn, những con đường có thể gặp phải hoặc không gặp phải ngõ cụt.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube