Quan chức ngoại giao Vatican: ‘Đối thoại liên tôn là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình và tự do’

(Nguồn: Novena / Devin Watkins, Vatican News)

(Nguồn: Novena / Devin Watkins, Vatican News)

Nhà ngoại giao Vatican, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, gần đây đã tham gia buổi giới thiệu cuốn sách có tựa đề “Thúc đẩy cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn như một công cụ của hòa bình và tinh thần huynh đệ”.

Sự kiện diễn ra tại Jeddah, Ả Rập Xê-út, do Liên đoàn Hồi giáo Thế giới và Đại học Hòa bình của Liên Hợp Quốc tổ chức.

Quan sát viên Thường trực của Vatican tại các tổ chức của Liên Hợp Quốc tại Geneva đã khám phá ba “sợi chỉ vàng” xuyên suốt cuốn sách: tinh thần huynh đệ nhân loại, công lý, và đối thoại như một công cụ cho hòa bình.

Tinh thần huynh đệ mở ra con đường không xung đột

Trong phát biểu của mình, Đức Tổng Giám mục Jurkovič cho biết tinh thần huynh đệ nhân loại là một ý tưởng có khả năng thúc đẩy các quốc gia vượt qua mọi hình thức ý thức hệ, tư lợi quốc gia và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Đức Tổng Giám mục Jurkovič nhắc lại việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký Văn kiện về Tinh thần Huynh đệ Nhân loại vào năm ngoái, và trọng tâm của văn kiện này đó là “tinh thần hòa giải và huynh đệ” giữa các dân tộc.

Lưu ý rằng không có xã hội nào hoàn toàn đồng nhất về mặt tôn giáo, Đức Tổng Giám mục Jurkovič cho biết các tôn giáo phát ra “ánh sáng đa sắc” chiếu sáng mỗi người “trong một tầm nhìn không xung đột”.

Vị Giám chức chỉ ra sự tương phản rõ rệt giữa “nền văn minh của sự gặp gỡ” và “cử chỉ khiếm nhã của sự xung khắc”, vốn cho thấy không có con đường trung gian.

 “Để tránh xung đột”, Đức Tổng Giám mục Jurkovič nói, “điều cấp thiết là phải phát triển một nền văn hóa huynh đệ của sự trao đổi chân thành và đối thoại cởi mở”.

Công lý đòi hỏi sự khoan dung và tự do

Chuyển sang chủ đề công lý, Đức Tổng Giám mục Jurkovič nói, “Khi công lý chiến thắng, hòa bình sẽ ngự trị”.

Hòa bình và công lý, Đức Tổng Giám mục Jurkovičcho biết thêm, luôn song hành với nhau và đòi hỏi nhân quyền và phẩm giá bình đẳng của mỗi người phải được bảo vệ.

“Khi phẩm giá con người được bảo vệ, tất cả mọi người bất kể nam nữ đều có quyền tự do cống hiến với lương tâm không bị cản trở để tìm kiếm Sự thật”.

Tự do tôn giáo, Đức Tổng Giám mục Jurkovič cho biết, đứng đầu danh sách các quyền bất khả xâm phạm của con người, vì nó dựa trên “sự cần thiết vốn có” của con người để nuôi dưỡng tinh thần của họ.

Vị Giám chức cũng chia sẻ về sự khác biệt giữa khoan dung tôn giáo và tự do tôn giáo.

Sự khoan dung, Đại diện của Vatican lưu ý, có ý nghĩa tiêu cực là “chấp nhận, chịu đựng” sự khác biệt của người khác, thay vì đánh giá cao họ trong sự tôn trọng lẫn nhau.

“Có thể sẽ hiệu quả hơn nếu tạo điều kiện cho các mối quan hệ tốt hơn giữa các truyền thống tôn giáo dựa trên khái niệm năng động hơn về tình huynh đệ với nhau”, Đức Tổng Giám mục Jurkovič nói, vì điều này mang lại khả năng đưa ra báo cáo không chỉ về những hành động đã thực hiện mà còn về những việc bị bỏ sót”.

Đối thoại làm cho hòa bình trở thành điều khả thi

Kế đến, Đức Tổng Giám mục Jurkovič đã mô tả cách thức đối thoại tạo cơ sở cho việc theo đuổi hòa bình.

Cuộc đối thoại làm giàu lẫn nhau, Đức Tổng Giám mục Jurkovič nói, có nghĩa là tất cả các bên đều có quyền nói và có nghĩa vụ phải lắng nghe.

“Những thành phần thiết yếu này của bất kỳ cuộc đối thoại đích thực nào phát sinh từ hai đặc điểm nội tại mà mỗi con người sở hữu, đó là mỗi người đều mang phẩm giá con người và tỏa sáng với ‘tia sáng của Chân lý vốn soi sáng tất cả mọi người’”.

Đức Tổng Giám mục Jurkovič cho biết rằng các Kitô hữu quy thực tại phổ quát này cho thực tế là con người đều được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa.

Phẩm giá con người cho phép việc đối thoại, trong khi việc theo đuổi Chân lý nhường chỗ cho “một cuộc gặp gỡ đích thực giữa những lời tuyên xưng các niềm tin tôn giáo khác nhau”.

Đối thoại, Đức Tổng Giám mục Jurkovič cho biết, là công cụ chính để đạt được hòa bình và tinh thần huynh đệ, và cuối cùng làm cho Thiên Chúa hiện diện trong bất kỳ cuộc gặp gỡ nào của con người.

Minh Tuệ (theo Novena)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube