Nguồn gốc Vượt Qua của Thánh Thể - Được xây dựng trong Cánh Chung III

Đức Kitô là Đầu cả nhân loại, thậm chí cả vũ hoàn, Ngài là trung tâm hiện tại, là đích điểm của vạn sự. Thiên Chúa muốn thâu họp mọi sự trong Ngài. Thế nhưng chỉ có một mình Hội Thánh được gọi là Thân mình Đức Kitô.

Một tương quan mới với cánh chung: Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

Phụng vụ mọi thời coi việc biến đổi trong Thánh Thể là một sự thánh hóa, một sự hiến thánh. Các Giáo phụ cũng nói “bánh rượu được thánh hóa và biến đổi bởi Thánh Thần”. Việc chọn ngôn ngữ này có một tầm mức thần học lớn lao. Nó cho thấy là các lễ vật được tiến dâng lên tác động thánh hóa và làm phong phú của Thiên Chúa, nhất là nó mang lại một ánh sáng cho sự biến đổi: chính Thánh Thần biến đổi và thánh hóa.

Thể mà, Thánh Thần thánh hóa bằng cách mở ra cho cánh chung, lôi kéo đến cánh chung, thắt chặt mối tương quan với sự viên mãn cùng tận.

Để hiểu sự biến đổi trong Thánh Thể, ta xem sự thánh hóa Hội Thánh trước:13 The Eucharist of the Passover

Hội Thánh, Thân mình Đức Kitô, khác phần còn lại của nhân loại thế nào?

  • Theo thư Côlôsê và Êphêsô, Đức Kitô là Đầu cả nhân loại, thậm chí cả vũ hoàn, Ngài là trung tâm hiện tại, là đích điểm của vạn sự. Thiên Chúa muốn thâu họp mọi sự trong Ngài. Thế nhưng chỉ có một mình Hội Thánh được gọi là Thân mình Đức Kitô.
  • Tại sao Hội Thánh có đặc ân này giữa một vũ hoàn cũng được kêu gọi tới sự viên mãn?
  • Vì Hội Thánh đã ‘Thánh’ do lời hiệu triệu: “Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Ðức Kitô. (Rm 1, 6). Kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Côrintô, những người đã được hiến thánh trong Ðức Kitô Giêsu, được gọi là thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Ðức Giêsu Kitô, là Chúa của họ và của chúng ta. (1 Cr l, 2). Hội Thánh là đối tượng một lời gọi đặc biệt, Hội Thánh được gọi hiệp thông với Chúa Con một cách minh nhiên và hữu hiệu hơn;Thiên Chúa là Ðấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. ( l Cr l, 9).
  • Hội Thánh khác biệt do một tương quan mới với cánh chung, do chiều sâu cánh chung mà từ giờ Hội Thánh đạt tới bởi lời gọi tạo dựng này.
  • Giữa lòng sự lôi kéo chung hướng về tâm điểm, trong vòng tròn mà quyền Chúa của Đức Kitô vạch ra, Hội Thánh được quy về tâm điểm một cách trực tiếp. Đặc ân của Hội Thánh là vòng tròn bao trùm cả nhân loại, Hội Thánh được kéo về tâm điểm, được cột vào cái cực sâu xa và tương lai của vũ trụ. Bằng chứng là chỉ Hội Thánh mới được cử hành Thánh Thể “bữa ăn cánh chung”, chỉ Hội Thánh mới “hiện hữu trong Đức Kitô, và sống trong Đức Kitô” như thánh Phaolô nhận định: “Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Ðức Kitô Giêsu, Ðấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa: Ðấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hóa và giải thoát anh em(l Cr 1, 30);Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.( l Cr 2, 12). Người Dothái nói: “Ðền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?” Ga 2, 20).

Hội Thánh được “thánh hóa” và trở nên thân mình Đức Kitô, sự hiện diện thật của Ngài, do việc Hội Thánh đã được đảm nhận trong Đấng là sự viên mãn cùng tận.

  • Vậy Đức Kitô là trung tâm của Hội Thánh một cách khác với phần nhân loại còn lại. Sự khác biệt giữa hai bên là: một bên chỉ được tập trung sa vào cánh chung, một bên được giản lược ngay vào cánh chung. Hội Thánh là thân mình Đức Kitô do một tương quan độc nhất. Bên trong vòng tròn, Hội Thánh đạt tới tâm điểm và chỉ tồn tại trong tâm điểm.

Thánh Thể thuộc về Mầu nhiệm Hội Thánh, nó được giải thích bởi Đức Kitô vinh hiển, bởi tương quan với cánh chung.

  • Các sự biến đổi ‘đôi với bánh rượu, bữa ăn, cộng đoàn’ có là do sự biến đổi của tương quan với Đấng là bản thể sâu xa của mọi sự, do tương quan đó trở nên trực tiếp và tuyệt đối.
    • Mọi sự được kêu gọi hương về cánh chung, nhưng bánh rượu được cánh chung hóa bởi một lời kêu gọi tác tạo ưu đẳng, khiến chúng tồn tại trong Đức Kitô một cách đốc nhất, như Kitô hữu tồn tại trong Đức Kitô một cách độc nhất vô nhị.
    • Ta cũng có thể cùng với thánh Augustinô bảo rằng: “Bánh trên bàn thờ” tuy đúng là bánh thường đối với kẻ không tin, nhưng là “thân mình Đức Kitô”, vì đức tin có tính cách ngôn sứ, nó nhận ra chiều sâu cánh chung của vũ hoàn, nó hiểu rằng bánh rượu được Đức Kitô đảm nhận và Ngài nên “nền đỡ bên dưới” (Substantia, bản thể) cho chúng, biến chúng nên có tương quan trực tiếp với Ngài và nên mình Ngài.
  • Tuy được biến đổi thành Đức Kitô, bánh rượu không bị tước lột khỏi chúng, mà được hiến thánh (với tư cách bánh rượu) bởi Thánh Thầ Chúng trở nên bánh rượu ở một cấp độ không thể tin được, trở nên bánh ban sự sống đời đời, trong một tương quan trực tiếp và tuyệt đối với Đức Kitô.
    • Sự thay đổi này không làm biến mất thực tai và chỉ để lại “những tùy thể” của bánh rượu như quan niệm trước kia. Không, trong thực hữu của chúng, bánh rượu trở nên sự hữu hình của Đức Kitô Phục Sinh, trở nên sự tiếp gián của cánh chung với trần gian, sự xuất hiện của Đấng vố hình đối với Hội Thánh tại thế. Vậy đây là một sự hiện diện không phải dưới những tùy thể mà dưới những vẻ bề ngoài của bánh rượu (như Công Đồng Trentô nói): Việc tưởng nhớ mang tính cách khách quan, chứ không phải hành vi chủ quan như là hồi tưởng. Trong hy tế Thánh lễ, Chúa Giêsu vẫn là tế phẩm và tư tế, dâng lên hy tế xá tội; chỉ khác một điều là hy tế thập giá thì “đẫm máu” (cruente), còn hy tế Thánh lễ diễn ra “không đẫm máu” (incruente).
    • Sự biến đổi trong Thánh Thể phải được hiểu là một sự thay đổi tương quan giữa các yếu tố bí tích với sự viên mãn cánh chung, với Đức Kitô Vượt Qua và sự biến đổi này thuộc thực thể, giống như Mầu Nhiệm Nhập Thể cho thấy: con người Giêsu thật sự khác hẳn những người khác do tương quan độc nhất giữa Ngài và Thiên Chúa Cha.
  • Để có măt cho trần gian, Đức Kitô cần phải rời bỏ cõi trời:

Xưa kia nhiều kẻ không chịu tin là Đức Kitô được tôn vinh và về trời lại có thể hiện diện dưới thế (vì Ngài còn trong xác thể, chỉ hiện diện được một nơi). Thế nhưng sự tôn vinh lại chính là điều kiện cho sự hiện diện của Ngài.

  • Vì trời không phải là một không gian, nơi Đức Giêsu sống kiểu dưới thế.

Trời là chính Đức Kitô với tư cách sự viên mãn cùng tận: “Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Ðức Kitô Giêsu trên cõi trời”. (Ep 2, 6). Với tư cách là trời, là sự viên mãn, Ngài làm cho mình nên có mặt cho trần gian: Ngài không xa rời cõi trời (là chính mình) mà lôi kéo Hội Thánh, bánh rượu đến Ngài, đến kết hiệp với Ngài. Ngài cánh chung hóa Hội Thánh, bánh, rượu, bữa ăn: “Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người”. (Ga 13, 32).

  • Lý trí không hiểu được rằng sự biến đổi trong Thánh Thể là do biến đổi của mối tương quan với cánh chung. Ánh sáng cho Mầu nhiệm Thánh Thể nằm trong Mầu nhiệm Vượt Qua, trong việc Thiên Chúa làm cho sự viên mãn đậu lại nơi Đức Kitô và trong liên hệ của Đức Kitô với vũ hoàn. Điều này vượt quá khả năng của lý trí, vì cánh chung không thuộc đời này.

Thế nhưng lý trí có thể nắm một sự chắc chắn còn bị che khuất. Đối với đức tin và lý trí, cánh chung vừa là một ánh sáng, vừa đòi được tiếp nhận trong khiêm tốn. Lý trí đi vào lối đi của đức tin và theo mức của mình, hiệp thông vào bữa ăn của Chúa trong bình an và hân hoan.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube